Phim hay nhất sản xuất năm 2008 mà mình được xem cho đến giờ! Phải nói là lâu lắm rồi mới được xem một phim đề tài chính trị cảm động như thế. Phim nói về Harvey Milk, chính trị gia gay đầu tiên được bầu vào hội đồng thành phố San Francisco, người mãi tới năm 43 tuổi mới bắt đầu sự nghiệp chính trị, năm 48 tuổi đã bị ám sát, vậy mà trong suốt mấy chục năm nay vẫn là biểu tượng cho phong trào đấu tranh vì gay right tại Mỹ.
Milk bắt đầu bằng một vài đoạn phim tài liệu ngắn nói về sự phân biệt đối xử của nước Mỹ dành cho những công dân gay của họ cùng đoạn tuyên bố về vụ ám sát và cái chết của Harvey Milk và cùng trưởng San Francisco George Moscone. Sau đó Gus Van Sant (đạo diễn của bộ phim xuất sắc Elephant) đưa người xem đến với Milk (Sean Penn) của tuổi 40, một nhân viên bảo hiểm tầm thường, người vào giờ phút sinh nhật đã tâm sự với bạn trai của mình rằng "suốt 40 năm cuộc đời mình chưa từng làm việc gì để có thể tự hào, và có lẽ cũng chẳng thể sống cho đến 50 tuổi". Một nửa câu nói của Milk đã đúng, ông bị bắn chết năm 48 tuổi bởi một cựu thành viên hội đồng thành phố, Dan White (Josh Brolin của No Country for Old Men), nhưng nửa đầu tiên thì đã thành lỗi thời với Milk của 5 năm "cuối đời". Đứng trước sự phân biệt đối xử của xã hội và chính quyền Mỹ (mà Milk gọi là "The Machine") - những người coi gay là một thứ bệnh dịch, một tội lỗi trước Chúa, Milk đã biến cửa hàng CastroCamera của mình ở San Francisco trở thành căn cứ đấu tranh hợp pháp cho gay right, nơi đem lại cho những "con bệnh của nước Mỹ" niềm hy vọng. Phần lớn phim xoay quanh những cuộc vận động chính trị của Milk, những bài diễn văn cảm động, những giờ phút tuyệt vọng của Milk trước thế lực tôn giáo luôn nhăm nhe đẩy giới gay ra ngoài vòng pháp luật, và đương nhiên, cả những suy nghĩ lạc quan đến khó tin của Milk trong vô vàn những khó khăn của cuộc sống riêng tư và sự nghiệp chính trị. Tất cả những chi tiết đó của cuộc đời Milk được Gus Van Sant tái hiện rất chân thực và cảm động, đặc biệt là những giờ phút Milk phát biểu trước đám đông gay kích động vì bị nước Mỹ làm tổn thương, những cảnh Milk chìm trong suy nghĩ và tiếng nhạc cổ điển (một trademark của Van Sant, ông cũng dùng rất nhiều nhạc cổ điển cho Elephant). Dù bộ phim kết thúc bằng cái chết của Milk, nhưng người xem vẫn có thể cảm nhận niềm tin và niềm hy vọng mà bộ phim ẩn chứa - đúng như mục đích sống và chiến đấu của Milk trong những năm cuối đời:
Milk bắt đầu bằng một vài đoạn phim tài liệu ngắn nói về sự phân biệt đối xử của nước Mỹ dành cho những công dân gay của họ cùng đoạn tuyên bố về vụ ám sát và cái chết của Harvey Milk và cùng trưởng San Francisco George Moscone. Sau đó Gus Van Sant (đạo diễn của bộ phim xuất sắc Elephant) đưa người xem đến với Milk (Sean Penn) của tuổi 40, một nhân viên bảo hiểm tầm thường, người vào giờ phút sinh nhật đã tâm sự với bạn trai của mình rằng "suốt 40 năm cuộc đời mình chưa từng làm việc gì để có thể tự hào, và có lẽ cũng chẳng thể sống cho đến 50 tuổi". Một nửa câu nói của Milk đã đúng, ông bị bắn chết năm 48 tuổi bởi một cựu thành viên hội đồng thành phố, Dan White (Josh Brolin của No Country for Old Men), nhưng nửa đầu tiên thì đã thành lỗi thời với Milk của 5 năm "cuối đời". Đứng trước sự phân biệt đối xử của xã hội và chính quyền Mỹ (mà Milk gọi là "The Machine") - những người coi gay là một thứ bệnh dịch, một tội lỗi trước Chúa, Milk đã biến cửa hàng CastroCamera của mình ở San Francisco trở thành căn cứ đấu tranh hợp pháp cho gay right, nơi đem lại cho những "con bệnh của nước Mỹ" niềm hy vọng. Phần lớn phim xoay quanh những cuộc vận động chính trị của Milk, những bài diễn văn cảm động, những giờ phút tuyệt vọng của Milk trước thế lực tôn giáo luôn nhăm nhe đẩy giới gay ra ngoài vòng pháp luật, và đương nhiên, cả những suy nghĩ lạc quan đến khó tin của Milk trong vô vàn những khó khăn của cuộc sống riêng tư và sự nghiệp chính trị. Tất cả những chi tiết đó của cuộc đời Milk được Gus Van Sant tái hiện rất chân thực và cảm động, đặc biệt là những giờ phút Milk phát biểu trước đám đông gay kích động vì bị nước Mỹ làm tổn thương, những cảnh Milk chìm trong suy nghĩ và tiếng nhạc cổ điển (một trademark của Van Sant, ông cũng dùng rất nhiều nhạc cổ điển cho Elephant). Dù bộ phim kết thúc bằng cái chết của Milk, nhưng người xem vẫn có thể cảm nhận niềm tin và niềm hy vọng mà bộ phim ẩn chứa - đúng như mục đích sống và chiến đấu của Milk trong những năm cuối đời:
"I ask for the movement to continue, for the movement to grow, because last week I got a phone call from Altoona, Pennsylvania, and my election gave somebody else, one more person, hope. And after all, that's what this is all about. It's not about personal gain, not about ego, not about power -- it's about giving those young people out there in the Altoona, Pennsylvanias, hope. You gotta give them hope"
Vai Milk được Gus Van Sant giao cho Sean Penn. Trước kia mình chỉ biết Penn với tư cách ... ông chồng vũ phu một thời của Madonna, nhưng hóa ra Penn là một diễn viên rất giỏi, phải nói là tầm cỡ hàng đầu của Hollywood. Penn không phải là diễn viên của blockbuster, nhưng anh có thể đóng rất nhiều loại vai khác nhau hoàn toàn, và vai nào cũng thành công, từ một tử tù chờ chết (Dead Man Walking), ông bố bị Down phải chiến đầu đòi quyền nuôi con gái (I am Sam), ông bố đi tìm kẻ giết con gái trong Mystic River (vai giúp Penn giành Oscar) hay một bệnh nhân đi tìm người yêu của ân nhân đã cho mình quả tim (21 Grams). Nhưng Milk vẫn là một đỉnh cao mới của Penn! Penn diễn rất đạt ánh mắt mạnh mẽ của Milk trong khi cư xử vẫn yếu đuối, nhẹ nhàng "kiểu gay", những bài phát biểu qua diễn xuất của Penn mình cảm giác còn hay hơn cả những đoạn tương tự của Tom Cruise trong Born in the 4th of July hay của Liam Neeson trong Schindler's List. Hy vọng Penn sẽ theo bước Daniel Day-Lewis để có giải Oscar thứ hai. Bên cạnh Penn thì vai Dan White do Josh Brolin thủ vai lại hơi mờ nhạt, cũng có thể đó là chủ ý của đạo diễn, nhưng Brolin diễn mình cảm giác chưa "ra" được tại sao một "người đàn ông của gia đình" như White lại bắn tới gần chục phát súng vào cấp trên và đồng nghiệp của mình như vậy (lúc đầu nghe cứ tưởng ông này tên là Dent White + Harvey Milk => Harvey Dent, nếu thế thì trùng hợp quá thể vì đúng là White và Milk hành xử hoàn toàn trái ngược nhau dù trong cùng một vị trí là thành viên hội đồng thành phố). Dàn diễn viên còn một người đáng chú ý nữa là James Franco. Anh này làm mình ngạc nhiên vì trước giờ tưởng chỉ đóng mấy vai vớ vẩn như trong Spider-Man, hóa ra năm nay lại thoát xác đóng 2 vai khá đặc sắc trong Pineapple Express và Milk (vai người yêu của Milk). Chịu khó tìm vai diễn khó như thế chắc là sẽ có tương lai, chứ cứ đóng đinh với một loại vai vì sợ "mất hình tượng" như Orlando Bloom thì còn lâu mới tiến xa được.
Nói chung đây là một phim rất hay và đáng xem của mùa phim năm nay, hy vọng nó sẽ là ứng cử viên nặng ký cho Oscar. Mong là năm nay đừng như kiểu năm ngoái, xem American Gangster hay thế mà cuối cùng lại chả được giải nào.
Nói chung đây là một phim rất hay và đáng xem của mùa phim năm nay, hy vọng nó sẽ là ứng cử viên nặng ký cho Oscar. Mong là năm nay đừng như kiểu năm ngoái, xem American Gangster hay thế mà cuối cùng lại chả được giải nào.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire