some quotes....

I just want to tell you, I'm the one who was supposed to take care of everything. I'm the one who was supposed to make everything okay for everybody. It just didn't work out like that. And I left. I left you... And now, I'm an old broken down piece of meat... and I'm alone. And I deserve to be all alone. I just don't want you to hate me.

-Randy 'The Ram' Robinson, The Wrestler

dimanche 19 décembre 2010

The Complete Agatha Christie Rating


Một trong những niềm yêu thích lớn nhất của tôi mấy năm vừa qua là đọc tiểu thuyết trinh thám của Agatha Christie. Từ một quyển, hai quyển, rồi tới mười quyển, và cuối cùng tôi quyết định phải bằng mọi cách đọc cho bằng hết toàn bộ tiểu thuyết và truyện ngắn trinh thám của nữ tác gia này. Và đây là kết quả của cái kế hoạch đó, một trong số rất ít kế hoạch mà tôi thực hiện được từ đầu đến cuối (thực ra là chưa "đến cuối" vì vẫn còn tới ba tiểu thuyết tôi chưa đọc - They Came to Baghdad, By the Pricking of My ThumbsPassenger to Frankfurt). Năm hết Tết đến rồi, post cái "công trình" này lên coi như là kỉ niệm một năm nhiều biến động:

1920

The Mysterious Affair at Styles

♥♥♥♥

1922

The Secret Adversary

♥♥

1923

The Murder on the Links

♥♥♥♥

1924

The Man in the Brown Suit

♥♥♥♥

1925

The Secret of Chimneys

♥♥♥

1926

The Murder of Roger Ackroyd

♥♥♥♥♥

1927

The Big Four

♥♥♥

1928

The Mystery of the Blue Train

♥♥♥

1929

The Seven Dials Mystery

(The Secret of Chimneys part II)

♥♥♥

1930

Murder at the Vicarage

♥♥♥♥

1931

The Sittaford Mystery

♥♥♥♥

1932

Peril at End House

♥♥♥♥

1933

Lord Edgware Dies

♥♥♥♥

1934

Murder on the Orient Express

♥♥♥♥♥

1934

Why Didn’t They Ask Evans?

♥♥♥♥

1935

Three-Act Tragedy

♥♥♥♥

1935

Death in the Clouds

♥♥♥♥

1936

The ABC Murders

♥♥♥♥♥

1936

Murder in Mesopotamia

♥♥♥

1936

Cards on the Table

♥♥♥♥

1937

Dumb Witness

♥♥♥

1937

Death on the Nile

♥♥♥♥

1938

Appointment with Death

♥♥♥

1938

Hercule Poirot’s Christmas

♥♥♥

1939

Murder Is Easy

♥♥♥

1939

And Then There Were None

♥♥♥♥♥

1940

Sad Cypress

♥♥

1940

One, Two, Buckle My Shoe

♥♥♥♥

1940

Sleeping Murder

♥♥♥♥

1941

Evil Under the Sun

♥♥♥

1941

N or M

♥♥♥

1942

The Body in the Library

♥♥♥♥

1943

Five Little Pigs

♥♥♥♥♥

1943

The Moving Finger

♥♥♥♥

1944

Curtain: Poirot’s Last Case

♥♥♥♥♥

1944

Death Comes as the End

♥♥♥

1944

Towards Zero

♥♥♥♥♥

1945

Sparkling Cyanide

♥♥♥

1946

The Hollow

♥♥♥

1948

Taken at the Flood

♥♥♥

1949

Crooked House

♥♥♥

1950

A Murder Is Announced

♥♥♥

1951

They Came to Baghdad


1952

Mrs McGinty’s Dead

♥♥♥

1952

They Do It With Mirrors

♥♥

1953

A Pocket Full of Rye

♥♥

1953

After the Funeral

♥♥♥

1954

Destination Unknown

♥♥

1955

Hickory Dickory Dock

♥♥♥

1956

Dead Man’s Folly

♥♥♥♥

1957

4.50 from Paddington

♥♥♥♥

1958

Ordeal by Innocence

♥♥♥♥

1959

Cat Among the Pigeons

♥♥♥

1961

The Pale Horse

♥♥♥

1962

The Mirror Cracked from Side to Side

♥♥♥♥

1963

The Clocks

♥♥♥

1964

A Caribbean Mystery

♥♥♥

1965

At Bertram’s Hotel

♥♥♥

1966

Third Girl

♥♥

1967

Endless Night

♥♥♥

1968

By the Pricking of My Thumbs


1969

Hallowe’en Party

♥♥♥

1970

Passenger to Frankfurt


1971

Nemesis

♥♥

1972

Elephants Can Remember

♥♥

1973

Postern of Fate

♥♥


Danh sách này có lẽ cũng sẽ có ích cho những bạn muốn tìm hiểu về Agatha Christie nhưng không biết đâu là tiểu thuyết thực sự hay để đọc (thay vì phải đọc cả bộ mấy chục quyển), đây cũng từng là khó khăn của tôi trong giai đoạn đầu đọc Agatha Christie - không ai recommend cho tôi những tiểu thuyết nên đọc khiến cho tôi đôi khi "vớ" phải những tiểu thuyết rất dở như Postern of Fate hay Elephants Can Remember.

Cùng nằm trong loạt bài về Agatha Christie:

- Agatha Christie và phim hình sự
- Miss Marple

vendredi 17 décembre 2010

Roger Ebert's 2010 Best Films


Đã lại năm hết rồi, một năm bận bịu tối mắt tối mũi tới mức không có thời gian để xem phim chứ đừng nói là viết review. Thôi kỷ niệm cuối năm đành post cái danh sách của bác Ebert lên vậy:

1. "The Social Network."
Here is a film about how people relate to their corporate roles and demographic groups rather than to each other as human beings. That's the fascination for me; not the rise of social networks but the lives of those who are socially networked. Mark Zuckerberg, who made billions from Facebook and plans to give most of it away, isn't driven by greed or the lust for power. He's driven by obsession with an abstract system. He could as well be a chess master like Bobby Fischer. He finds satisfaction in manipulating systems. The tension in the film is between Zuckerberg and the Winklevoss twins, who may way have invented Facebook for all I know, but are traditional analog humans motivated by pride and possessiveness. If Zuckerberg took their idea and ran with it, it was because he saw it as a logical insight rather than intellectual property. Some films observe fundamental shifts in human nature, and this is one of them.

David Fincher's direction, Aaron Sorkin's screenplay and the acting by Jesse Eisenberg, Justin Timberlake and the others all harmoniously create not only a story but a world view, showing how Zuckerberg is hopeless at personal relationships but instinctively projects himself into a virtual world and brings 500 million others behind him. "The Social Network" clarifies a process that some believe (and others fear) is creating a new mind-set.

2. "The King's Speech." Here, in a sense, is a first step in a journey that could lead to the world of "The Social Network." Prince Albert (Colin Firth), who as George VI would lead the British Empire into World War Two, is seen in an opening scene confronting a loud-speaker as he opens the Empire Games. He is humiliated by a paralyzing stutter. The film tells the story of how his wife Elizabeth (Helena Bonham Carter) involves him with a rough-hewn Australian speech therapist (Geoffrey Rush), whose unorthodox methods him to eventually face a BBC microphone and forcefully inform the world that the empire was declaring war.

All of the personalities and values in "The King's Speech" are traditional (and the royal values are too traditional, the therapist believes). Tom Hooper's filmmaking itself is crafted in older style, depending on an assembly of actors, costumes, sets, and a three-act structure. The characters project considered ideas of themselves; "The Social Network," in contrast, intimately lays its characters bare. From one man speaking at a distance through the radio, to another man shepherding hundreds of millions through a software program, the two films show technology shaping human nature.

A difference between them is that we feel genuinely moved by the events in "The King's Speech." We identify. While some people may seek to copy the events in "The Social Network," few, I think, would identify with those characters. Mark Zuckerberg is as much a technology-created superhero as Iron Man.

3. "Black Swan." And now we leave technology and even reality behind, and enter a world where the cinema has always found an easy match: Fantasy. That movies were dreamlike was understood from the very beginning, and the medium allowed directors to evoke the psychological states of their characters. "Black Swan" uses powerful performances by Natalie Portman and Vincent Cassel to represent archetypal attributes: Female/male, young/old, submissive/dominant, perfect/flawed, child/parent, good/evil, real/mythical.

Tchaikovsky’s "Swan Lake" provides a template for a backstage story that seems familiar enough (young ballerina tries to please her perfectionist mother and demanding director). Gradually we realize a psychological undertow is drawing her away from reality, and the frenzy of the ballet's climax is mirrored in her own life. This film depends more than many others on the intensity and presence of the actors, and Portman's ballerina is difficult to imagine coming from another actor.

4. "I Am Love." In this film and "Julia" (2008), Tilda Swinton created masterful performances that were largely unseen because of inadequate distribution. Is it an Academy performance is no one sees it? Here she easily clears a technical hurdle (she is a British actress speaking Italian with what I understand is a Russian accent), playing Emma, a Russian woman who has married into a large, wealthy and guarded Milanese family.

She isn't treated unkindly, at least not in obvious ways, but she doesn't -- belong. She is hostess, mother, wife, trophy, but never member. Now her husband and son are taking over the family dynasty, and her life is in flux. When she learns her daughter is a lesbian, she reacts not as an Italian matriarch might, but as the outsider she is in surprise and curiosity. She has heard of such things.

Now she meets a young chef named Antonio (Edoardo Gabbriellini), a friend of her son's. A current passes between them. They become lovers. There are many ways for actors to represent sex on the screen, and Swinton rarely copies herself; here as Emma she is urgent as if a dam has burst, releasing not passion but happiness. She evokes Emma as a woman who for years has met the needs of her family, and discovers in a few days to meet her own needs. She must have been waiting a long time for Antonio, whoever he would be.

5. "Winter's Bone." Another film with its foundation on a strong female performance. Jennifer Lawrence plays Ree, a girl of 17 who acts as the homemaker for her younger brother and sister in the backlands of the Ozarks. Her mother sits useless all day, mentally absent. Her father, who was jailed for cooking meth, is missing. She tries to raise the kids, scraping along on welfare and the kindness of neighbors.

When the family is threatened with homelessness, she must find her father, who skipped bail. She sets out on an odyssey. At its end will be Ree's father, dead or alive. Unless there is a body her family will be torn apart. She treks through a landscape scarcely less ruined than the one in Cormac McCarthy's The Road. Debra Granik, the director and co-author, risks backwoods caricatures and avoids them with performances that are exact and indelible, right down to small supporting roles. Ree is one of the great women of recent movies.

6. "Inception." A movie set within the architecture of dreams. The film's hero (Leonardo DiCaprio) challenges a young architect (Ellen Page) to create such fantasy spaces as part of his raids on the minds of corporate rivals. The movie is all about process, about fighting our way through enveloping sheets of reality and dream, reality within dreams, dreams without reality. It's a breathtaking juggling act by writer-director Christopher Nolan, who spent 10 years devising the labyrinthine script.

Do dreams "have" an architecture? Well, they require one for the purposes of this brilliantly visualized movie. For some time now, I've noticed that every dream I awaken from involves a variation of me urgently trying to return somewhere by taking a half-remembered way through streets and buildings.

Sometimes I know my destination (I get off a ship and catch a train but am late for a flight and not packed). Sometimes I'm in a vast hotel. Sometimes crossing the University of Illinois campus, which has greatly changed. In every case, my attempt is to follow an abstract path (turn down here and cut across and come back up) which I could map for you. "Inception" led me to speculate that my mind, at least, generates architectural pathways, and that one reason I responded to "Inception" is that, like all movies, it was a waking dream.

7. "The Secret in their Eyes." This 2009 film from Argentina won the Academy Award for best foreign film of 2010. But it opened in 2010 in the U.S., and so certainly qualifies. It spans the years between 1974 and 2000 in Buenos Aries, as a woman who is a judge and a man who is a retired criminal investigator meet after 26 years. In 1974 they were associated on a case of rape and murder, and the man still believes the wrong men were convicted of the crime. The whole case is bound up in the right wing regime of those days, and the "disappearances" of enemies of the state.

Although the criminal story is given full weight, writer-director Juan Jose Campanella is more involved in the romantic charge between his two characters. No, this isn't a silly movie love story. These are adults -- experienced, nuanced, survivors. Love has very high stakes for them, and therefore greater rewards. Soledad Villamil and Ricardo Darin have presence and authority that makes their scenes together emotionally meaningful, as beneath the surface old secrets coil.

8. "The American." George Clooney plays an enigmatic man whose job is creating specialized weapons for specialized murders. He builds them, delivers the, and disappears. Now someone wants hi to disappear for good. A standard thriller plot, but this is a far from mainstream thriller. Very little is explained. There is a stark minimalism at work. Much depends on our empathy. The entire drama rests on two words, "Mr. Butterfly." We must be vigilant to realize that once, and only once, are they spoken by the wrong person -- and then the whole plot reality rotates.

A few of my colleagues admired this film by Anton Corbijn very much. Most of them admired it very little. I received demands from readers that I refund their money, and messages agreeing that there was greatness here. "The American" reminded me of "Le Samourai" (1967) by Jean-Pierre Melville, which starred another handsome man (Alain Delon) in the role of an enigmatic murder professional. The film sees dispassionately, guards its secrets, and ends like a clockwork mechanism arriving at its final, clarifying tick.

9. "Kids Are All Right." There are ways to read that title: Kids in general are all right, these particular kids are all right, and it is all right for lesbians to form a family and raise them. Each mother bore one of the children, and because the same anonymous sperm donor was used, they're half-siblings. The mothers and long-time partners are played by Julianne Moore and Annette Bening, and like many couples, they're going through a little mid-life crisis.

Their children (Mia Wasikowska and Josh Hutcherson) unexpectedly contact their birth father (Mark Ruffalo), and the women are startled to find him back in their lives. It was all supposed to be a one-time pragmatic relationship. Ruffalo plays him as a hippie-ish organic gardener for whom "laid back" is a moral choice. He thinks it's cool to meet his kids, it's cool their moms are married, it's cool they invite him for dinner. I mean…sure, yes, of course…I mean, why not? Sure. In a comedy with some deeper colors, the film is an affirmation of -- family values.

10. "The Ghost Writer." In Roman Polanski's best film in years, a man without a past rattles around in the life of a man with too much of one. A ghost writer (Ewan McGregor) is hired to write the autobiography of a former British Prime Minister so inspired by Tony Blair that he might as well be wearing a name tag. He comes to stay at an isolated country house, in which everyone is a potential mysterious suspect. His wife Ruth (Olivia Williams), smart and bitter, met Lang a Cambridge. His assistant Amelia (Kim Cattrall), smart and devious, is having an affair with him. The writer comes cross information that suggests much of what he sees is a lie, and his life may be in danger.

This movie is the work of a man who knows how to direct a thriller. Smooth, calm, confident, it builds suspense instead of depending on shock and action. The actors create characters who suggest intriguing secrets. The atmosphere -- a rain-swept Martha's Vineyard in winter -- has an ominous, grey chill, and the main interior looks just as cold. The key performances are measured for effect, not ramped up for effect. In an age of dumbed-down thrillers, this one evokes a classic tradition.



jeudi 21 octobre 2010

Thiên đường biển cả (2010)


Đúng như cái tên của nó, Thiên đường biển cả bắt đầu với cảnh hai cha con Vương Tâm (Lý Liên Kiệt) và Đại Phúc (Văn Chương) ngồi bên nhau trên con thuyền nhỏ giữa biển xanh mênh mông, Vương Tâm nhìn cậu con trai mỉm cười, thắt chặt lại dây thừng nối chân hai cha con với quả tạ lớn, nhẹ nhàng vỗ vai con trai để rồi cả hai nhảy xuống nước. Họ tự tử.

Vương Tâm tự tử vì ông biết mình chẳng còn sống được bao lâu khi mà căn bệnh ung thư gan đã đến giai đoạn cuối, nhưng ông cũng không muốn Đại Phúc khôi ngô của ông phải tiếp tục tồn tại một mình trên cõi đời, bởi chàng trai 21 tuổi ấy mắc bệnh tự kỷ và chẳng thể tự lo lắng cho bản thân trong cảnh mồ côi cả cha lẫn mẹ, người đã chết đuối nơi biển cả khi Đại Phúc mới lên 7. Nhưng số phận đã không để Vương Tâm và Đại Phúc chết như vậy, vì như để bù lại khiếm khuyết về trí tuệ, Đại Phúc lại là một tài năng bơi lội, nước, đại dương đối với cậu như một ngôi nhà thứ hai, như một thiên đường màu xanh gần gũi mà cậu không thể có được trong cuộc đời thực. Đại Phúc đã tháo dây thừng cho cả mình và bố để đưa cả hai trở lại với cuộc sống.

Chẳng thể tự tử, Vương Tâm cực chẳng đã đành phải thực hiện một công việc gian nan hơn nhiều lần, đó là "dạy" cho Đại Phúc cách sống tự lập, từ luộc trứng, thay quần áo cho tới đi xe bus, phân biệt tiền bạc để mua hàng. Chỉ là những việc rất đơn giản đối với người bình thường nhưng để Đại Phúc nhập tâm được những điều tưởng chừng bình thường ấy, Vương Tâm đã phải dạy đi dạy lại nó nhiều lần với sự kiên nhẫn và trìu mến chỉ có thể tìm thấy ở một người cha hết mực thương yêu và lo lắng cho con trai. Để Đại Phúc có ngày đứng vững được trong đời, Vương Tâm còn có sự giúp đỡ của cô hàng xóm phúc hậu (Chu Viên Viên), cô hề Linh Linh nơi gánh xiếc rong (Quế Luân Mỹ) và rất nhiều những tấm lòng nhân hậu khác. Chỉ tập trung vào những chi tiết đời thường ấy, Thiên đường biển cả là như vậy, một bộ phim giản dị và nhân hậu.

Là một bộ phim đầu tay của đạo diễn nữ Tiết Hiểu Lộ (cũng là người viết kịch bản cho phim dựa trên những kinh nghiệm làm việc tình nguyện với người tự kỷ của cô), Thiên đường biển cả có kinh phí rất nhỏ, chỉ chừng 1 triệu USD. Tuy nhiên tấm lòng của những nhà làm phim thì lớn hơn thế rất nhiều, bộ phim có sự góp mặt của rất nhiều tên tuổi nổi bật, từ dàn diễn viên với Lý Liên Kiệt (người không nhận một đồng cát-xê nào), Quế Luân Mỹ, đến đội ngũ làm phim là ước mơ của nhiều bộ phim khác với những cái tên như quay phim Christopher Doyle (người quay gần như toàn bộ những tuyệt phẩm của Vương Gia Vệ hay Anh hùng của Trương Nghệ Mưu), soạn nhạc Joe Hisaishi (nhà soạn nhạc đã quá nổi tiếng qua những phim của Hayao Miyazaki, Takeshi Kitano hay bộ phim đoạt giải Oscar Departures), thiết kế mỹ thuật Hề Trọng Văn (Hoàng Kim Giáp), biên tập phim Trương Thúc Bình (đồng nghiệp "ruột" của Vương Gia Vệ), bài hát của phim cũng được sáng tác bởi một tên tuổi lớn khác - Châu Kiệt Luân. Nhưng một dream-team chưa bao giờ là điều đảm bảo cho một bộ phim hay nếu như mỗi "ngôi sao" trong đoàn không thể kết hợp với nhau để tạo nên một sản phẩm xuất sắc. Thật may là trong Thiên đường biển cả, dường như tất cả những cái tên lớn nói trên đã đều chứng tỏ được khả năng của mình, Doyle vẫn tiếp tục khiến người ta mê mẩn với những khung hình đẹp kiểu cổ điển trong cái tông xanh của biển cả, Joe Hisaishi vẫn chứng tỏ ông là "vua" của những bộ phim đòi hỏi phần nhạc phim nhẹ nhàng, dung dị, và đặc biệt là Lý Liên Kiệt đã dần chứng tỏ được rằng mình đã dần thoát thân được khỏi cái mác ngôi sao phim hành động, từng ánh mắt, cử chỉ lóng ngóng vụng về của một người cha thương con đều được Lý Liên Kiệt thể hiện hết sức giàu tình cảm, có lẽ cái thế hệ của Lý Liên Kiệt, Thành Long (người vừa có những Đại binh tiểu tướng, The Karated Kid rất thành công về mặt diễn xuất) đã thực sự tìm được hướng đi mới cho mình khi mà "sân chơi" phim võ hiệp giờ đây đã gần như nằm toàn bộ trong tay của Chân Tử Đan. Nữ đạo diễn Tiết Hiểu Lộ cũng đã thành công trong việc đưa những kinh nghiệm ngoài đời của mình vào phim một cách chân thật nhất, "phụ nữ" nhất, Thiên đường biển cả khiến cho người ta dễ chịu vì tuy chứa đựng rất nhiều mô-típ cliché (tật nguyền, mồ côi, ung thư giai đoạn cuối, mối tình câm lặng,...), nhưng không vì thế mà bộ phim trở nên sướt mướt, lên gân cốt hay thừa mứa những cao trào không cần thiết. Tất cả đều diễn ra nhẹ nhàng, thấm đẫm tình người, mọi tình huống xung đột đều được giải quyết theo cái cách giản dị nhất có thể. Có lẽ cũng vì phim "quá" nhẹ nhàng mà mới chiếu được một nửa (tôi xem nó trong Liên hoan phim quốc tế Việt Nam) mà khán giả đã bắt đầu lục tục bỏ về, có lẽ khán giả Việt Nam vẫn hứng thú hơn với những bộ phim đầy ngộn kịch tính, nút thắt mở. Riêng cá nhân mình thì tôi rất thích cái cách nữ đạo diễn họ Tiết "bình thường hóa" cái bi kịch hiển hiện của Đại Phúc-tự kỷ, mồ côi mẹ, sắp mất luôn người thân yêu còn lại và chỉ biết làm bạn với những con cá, con rùa, với cái không gian rộng lớn, xanh ngắt nhưng câm lặng của bể bơi và biển cả. Đôi khi bộ phim không cần nước mắt từ người xem mà cần sự thấu hiểu, cần sự đồng điệu về cảm nhận, tâm hồn.

Tất nhiên Thiên đường biển cả cũng không phải một bộ phim hoàn hảo, tôi thấy tiếc khi nhân vật cô hề Linh Linh được xây dựng backstory rất tốt, rất gợi mở nhưng rồi lại biến mất khiến khán giả cảm thấy hụt hẫng, nhất là khi người hóa thân vào nhân vật này là Quế Luân Mỹ, một trong những nữ diễn viên trẻ xinh đẹp và triển vọng hiện nay của điện ảnh Trung Quốc. Tuy vậy thì những khiếm khuyết nhỏ đó cũng không làm ảnh hưởng nhiều tới chất lượng của phim, Thiên đường biển cả vẫn xứng đáng với những lời khen ngợi dành cho nó - một bộ phim đẹp, nhân văn và đáng để thưởng thức. Nó gợi nhớ đến một tác phẩm rất hay khác của Pháp là Le Grand Bleu, cũng là một bộ phim nơi con người nhỏ bé cô đơn trong cuộc đời chỉ có thể tìm thấy cuộc sống thực sự của mình trong biển cả.

====

Bản đã biên tập trên Zing.


mardi 19 octobre 2010

Movie quotes


Tập hợp một số câu thoại mà tôi yêu thích (to be updated):

* Ernest Hemingway once wrote, "The world is a fine place and worth fighting for." I agree with the second part. - William Somerset, Se7en
* And you know what the worst part of it is? Our whole existence here is based on this great premise that we're special. They we're superior to the whole thing. But we're not. We're just like everyone else! We bought into the same, ridiculous delusion. That we have to resign from life and settle down the moment we have children. And we've been punishing each other for it. - April Wheeler, Revolutionary Road
* What did you expect? They're builders! Have you ever seen a film where the hero is a builder? No, no, because they never fucking turn up in the nick of time. Bat-builder? Spider-builder? Huh? That's why you never see a superhero with a hod! - Jamie MacDonald, In the Loop
* Your life is defined by its opportunities... even the ones you miss - Benjamin Button, The Curios Case of Benjamin Button
* Blessed are the forgetful, for they get the better even of their blunders - Nietzsche, Eternal Sunshine of the Spotless Mind
* Somehow everything comes with an expiry date. Swordfish expires. Meat sauce expires. Even cling-film expires. Is there anything in the world which doesn't? - Cop 223, Chungking Express
* I just want to tell you, I'm the one who was supposed to take care of everything. I'm the one who was supposed to make everything okay for everybody. It just didn't work out like that. And I left. I left you. You never did anything wrong. I used to try to forget about you. I used to try to pretend that you didn't exist, but I can't. You're my girl. You're my little girl. And now, I'm an old broken down piece of meat... and I'm alone. And I deserve to be all alone. I just don't want you to hate me. - Randy "The Ram" Robinson, The Wrestler
* You make me want to be a better man. - Melvin Udall, As Good as It Gets
* How do you live a life full of nothing? - Ricardo Morales, El secreto de sus ojos
* The only true currency in this bankrupt world... is what you share with someone else when you're uncool - Lester Bangs, Almost Famous
* Real loss is only possible when you love something more than you love yourself. - Sean, Good Will Hunting
* The greatest trick the Devil ever pulled was convincing the world he didn't exist. - Verbal Kint, The Usual Suspects
* Forget it Jake, it's Chinatown - Walsh, Chinatown
* She's gone. She gave me a pen. I gave her my heart, she gave me a pen. - Lloyd Dobler, Say Anything...
* Shut up and deal... - Fran Kubelik, The Apartment
* I came here tonight because when you realize you want to spend the rest of your life with somebody, you want the rest of your life to start as soon as possible. - Harry Burns, When Harry Met Sally...
*
*
*
*
*
*
*
*
*

mercredi 25 août 2010

Rest in peace, Kon-sensei


- Perfect Blue
- Millennium Actress
- Tokyo Godfathers
- Paranoia Agent
- Paprika

No one will ever forget you, Kon-sensei!

mercredi 11 août 2010

Vô gián đạo hay Inception phiên bản Hồng Kông

(Bắt chước bài của chú Quang)


Phân vai:


* Lương Triều Vỹ vai Đoạt Mộng, một chuyên gia trong lĩnh vực đột nhập giấc mơ để ăn cắp ý tưởng của người khác. Tuy đạt tới vị trí "minh chủ" trong nghề nhưng không rõ tại sao Đoạt Mộng phải lang thang khắp xứ trong nỗi tưởng nhớ người vợ Linh và hai đứa con thương yêu nơi quê nhà.


* Ngô Ngạn Tổ vai Trọng, trợ tá của Đoạt Mộng, người được Đoạt Mộng tin tưởng giao nhiệm vụ nghiên cứu đối tượng trong mọi phi vụ nhờ đức tính cẩn trọng đúng như cái tên của anh.


* Trần Đạo Minh vai Trí, phú gia Đại lục trong ngành bất động sản, người nhờ Đoạt Mộng thực hiện phi vụ khó khăn lần này để mở rộng cơ hội kinh doanh tại Hồng Kông.


* Trương Tịnh Sơ (hoặc Lâm Gia Hân) vai Minh, thần đồng trong kiến tạo không gian mộng ảo. Minh là đệ tử của Giáo Sư, bố vợ Đoạt Mộng và là sư phụ, người giúp Đoạt Mộng có được vị trí ngày nay. Tuy chưa có chút kinh nghiệm "trong nghề" nào nhưng ngay ở những thử thách đầu tiên do Đoạt Mộng đặt ra, Minh đã chứng tỏ mình là người xứng đáng có mặt trong phi vụ lần này (người hợp nhất cho một vai thông minh dạng này là Từ Tịnh Lôi, tiếc là Từ đã hơi quá tuổi).


* Lưu Thanh Vân vai Ngụy, chuyên gia lừa đảo trong mơ thượng thặng với đủ các kĩ năng như giả trang, khởi tạo ý tưởng. Ngụy cũng tỏ ra là người sành sỏi nhất của nhóm khi mà Đoạt Mộng luôn bị Linh ám ảnh, Trọng quá cẩn thận trong hành động còn Minh quá trẻ và thiếu kinh nghiệm.


* Hoàng Thu Sinh vai Giả Kim, người tạo ra thứ mê dược giúp duy trì giấc mơ tới tầng thứ 3.


* Trương Mạn Ngọc vai Linh, người vợ Đoạt Mộng hết sức yêu thương nhưng đã qua đời vì một lý do bí ẩn. Tuy đã mất nhưng hình bóng của Linh vẫn phảng phất trong các giấc mơ của Đoạt Mộng khiến anh không thể tập trung toàn tâm toàn ý cho công việc.


* Cổ Thiên Lạc vai Công Tử, đối tượng trong phi vụ lần này của nhóm Đoạt Mộng. Lão Gia (Tần Phái) chết đi bỏ lại cho Công Tử một đế chế xây dựng khổng lồ và là mục tiêu thèm muốn của mọi đối thủ kinh doanh.


* Tần Phái vai Lão Gia, bố của Công Tử và là người luôn tỏ ra khắt khe với con trai cho đến tận lúc mất.


* Lương Gia Huy vai Cố Vấn, trợ tá của Lão Gia và là bố nuôi của Công Tử.


* Ngô Trấn Vũ vai Hùng, chuyên gia kiến tạo không gian từng cộng tác với Đoạt Mộng nhưng nay bị thay thế bằng Minh bởi anh quá nóng tính, thiếu bình tĩnh trong công việc.


* Vương Thực Kỳ vai Giáo Sư, bố vợ Đoạt Mộng (rất khó giao vai này vì thực sự hệ thống ngôi sao của Hồng Kông khiến cho những vai the old wise guy ít có đất diễn và ít có người diễn).

Để Vô gián đạo (hoặc Định mộng) ăn khách thì đội ngũ làm phim được đề nghị là: Đạo diễn Đỗ Kỳ Phong, biên kịch chuyển thể Vi Gia Huy, quay phim Lưu Vỹ Cường, nhạc phim Taro Iwashiro, chỉ đạo hành động Hồng Kim Bảo-Chân Tử Đan.
Để phim được tham gia LHP Cannes và hy vọng có giải thì đội ngũ làm phim được đề nghị là: Đạo diễn kiêm biên kịch Vương Gia Vệ, quay phim Christopher Doyle, nhạc phim Shigeru Umebayashi, chỉ đạo hành động Viên Hòa Bình.