some quotes....

I just want to tell you, I'm the one who was supposed to take care of everything. I'm the one who was supposed to make everything okay for everybody. It just didn't work out like that. And I left. I left you... And now, I'm an old broken down piece of meat... and I'm alone. And I deserve to be all alone. I just don't want you to hate me.

-Randy 'The Ram' Robinson, The Wrestler

mercredi 18 février 2015

2015 Academy Awards



Lại một mùa giải Oscar mới, năm nay tôi có may mắn được xem gần như toàn bộ đề cử, nhưng cuối cùng lại thành "không may" vì chẳng kiếm nổi phim Hollywood nào để lại ấn tượng sâu sắc hoặc khiến mình phải phấn khích khi xem xong (tới mức mà trong số 8 ứng viên của hạng phục Phim hay nhất, tôi không kiếm nổi lấy một phim để bỏ phiếu - nếu có cái quyền đó). Sau đây là dự đoán của tôi về các bộ phim sẽ chiến thắng trong lễ trao giải sắp tới, như thường lệ, đỏ là ứng viên tôi dự đoán sẽ chiến thắng, còn xanh là ứng viên tôi hy vọng sẽ chiến thắng (nếu ứng viên đó khác với ứng viên tôi dự đoán sẽ đoạt giải).

Best Picture
American Sniper 
Birdman 
Boyhood 
The Grand Budapest Hotel 
The Imitation Game 
Selma 
The Theory of Everything 
Whiplash 
Tôi tương đối thích Boyhood vì cách xử lý nhẹ nhàng hết sức "Richard Linklater", nhưng lại cũng không thích bộ phim vì sự nửa vời cũng rất "Richard Linklater", vì vậy tôi dành phiếu bầu của mình cho Birdman, dù bộ phim mang tính biểu tượng cao này tương đối lộn xộn và vì thế thiếu đi phần cảm xúc (trừ cảnh phim cuối cùng). So với những Selma hay American Sniper thì Gone Girl của David Fincher và Inherent Vice của PTA xứng đáng có mặt trong danh sách đề cử này hơn nhiều. 


Best Director
Wes Anderson – The Grand Budapest Hotel
Alejandro González Iñárritu – Birdman or (The Unexpected Virtue of Ignorance)
Richard Linklater – Boyhood
Bennett Miller – Foxcatcher
Morten Tyldum – The Imitation Game
Thật vui khi thấy Wes Anderson được thừa nhận rộng rãi đến như vậy, nhưng tôi nghĩ Linklater vẫn sẽ là người chiến thắng.


Best Film Editing
American Sniper – Joel Cox and Gary D. Roach
Boyhood – Sandra Adair
The Grand Budapest Hotel – Barney Pilling
The Imitation Game – William Goldenberg
Whiplash – Tom Cross
Không hiểu sao Birdman xuất sắc như vậy lại không được đề cử cho hạng mục này. 


Best Actor
Steve Carell – Foxcatcher as John Eleuthère du Pont
Bradley Cooper – American Sniper as Chris Kyle
Benedict Cumberbatch – The Imitation Game as Alan Turing
Michael Keaton – Birdman as Riggan Thomson / Birdman
Eddie Redmayne – The Theory of Everything as Stephen Hawking
Eddie Redmayne hiện đang có "đà" sau khi giành giải BAFTA, nhưng tôi đánh giá nhân vật của anh (Stephen Hawking) được xây dựng khá thường, nếu so với nhân vật của Felicity Jones, vì vậy Redmayne cũng "dễ diễn" hơn (đóng người bị ALS cho giống không phải vấn đề lớn, mà mô tả tình cảm của họ thể hiện qua cử chỉ mới là điều khó khăn, rất tiếc là kịch bản phim "làm không ra" khía cạnh này và vì thế Redmayne cũng ít cơ hội toả sáng hơn).



Best Actress
Marion Cotillard – Two Days, One Night as Sandra Bya
Felicity Jones – The Theory of Everything as Jane Wilde Hawking
Julianne Moore – Still Alice as Dr. Alice Howland
Rosamund Pike – Gone Girl as Amy Elliott-Dunne
Reese Witherspoon – Wild as Cheryl Strayed
Gần như 99,9% Moore sẽ giành giải Oscar đầu tiên cho một vai diễn kém hơn nhiều những vai cô từng đóng trong Boogie Nights, Magnolia, hay Far from Heavens. Đây là điều khá đáng tiếc bởi danh sách đề cử này có nhiều vai diễn khiến tôi thích thú hơn nhiều lần như vai của Felicity Jones hay Rosamund Pike (vai của Moore không tồi, nhưng một lần nữa kịch bản tồi đã không tạo đủ đất diễn cho cô thể hiện hết mình), nhưng nếu có thể bầu thì tôi sẽ bầu cho Cotillard, vai diễn "trầm" nhất trong số các đề cử năm nay nhưng lại thể hiện sức mạnh diễn xuất phi thường của Cotillard.   


Best Supporting Actor
Robert Duvall – The Judge as Judge Joseph Palmer
Ethan Hawke – Boyhood as Mason Evans, Sr.
Edward Norton – Birdman as Mike Shiner
Mark Ruffalo – Foxcatcher as Dave Schultz
J. K. Simmons – Whiplash as Terence Fletcher
Tương tự Moore, Simmons gần như đã "chắc giải", tôi cũng rất thích vai diễn của ông, nhưng sẽ là điều tuyệt vời nếu Ed Norton-một trong những diễn viên tôi yêu thích nhất, được "trả lại" một giải Oscar mà anh đã bị "lấy mất" trong lần được đề cử với American History X.



Best Supporting Actress
Patricia Arquette – Boyhood as Olivia Evans
Laura Dern – Wild as Barbara "Bobbi" Grey
Keira Knightley – The Imitation Game as Joan Clarke
Emma Stone – Birdman or (The Unexpected Virtue of Ignorance) as Sam Thomson
Meryl Streep – Into the Woods as The Witch
Arquette là điểm sáng nhất của Boyhood (vì thế nhiều người đã nhận xét rằng bộ phim hoàn toàn có thể đổi tên thành Motherhood). 


Best Original Screenplay
Birdman – Alejandro González Iñárritu, Nicolás Giacobone, Alexander Dinelaris, Jr. and Armando Bo
Boyhood – Richard Linklater
Foxcatcher – E. Max Frye and Dan Futterman
The Grand Budapest Hotel – Wes Anderson and Hugo Guinness
Nightcrawler – Dan Gilroy


Best Adapted Screenplay
American Sniper – Jason Hall from American Sniper by Chris Kyle, Scott McEwen and Jim DeFelice
The Imitation Game – Graham Moore from Alan Turing: The Enigma by Andrew Hodges
Inherent Vice – Paul Thomas Anderson from Inherent Vice by Thomas Pynchon
The Theory of Everything – Anthony McCarten from Travelling to Infinity: My Life with Stephen by Jane Wilde Hawking
Whiplash – Damien Chazelle from his short film of the same name
Inherent Vice có lẽ là bộ phim kém tiếng nhất của PTA kể từ nhiều năm trở lại đây, nhưng với tôi, đây vẫn là bộ phim xuất sắc vào loại nhất của năm nay.


Best Animated Feature Film
Big Hero 6 – Don Hall, Chris Williams and Roy Conli
The Boxtrolls – Anthony Stacchi, Graham Annable and Travis Knight
How to Train Your Dragon 2 – Dean DeBlois and Bonnie Arnold
Song of the Sea – Tomm Moore and Paul Young
The Tale of the Princess Kaguya – Isao Takahata and Yoshiaki Nishimura
How to Train Your Dragon 2 là một bước lùi khủng khiếp của Dreamwork nếu so với phần 1, Big Hero 6 là một phim hoạt hình "mỳ ăn liền" kiểu Marvel hết sức bình thường. Tôi rất rất hy vọng Isao Takahata sẽ có giải Oscar đầu tiên trong năm Miyazaki có được giải Oscar thành tựu sự nghiệp, nhưng có lẽ hy vọng đó quá nhỏ nhoi. 

Best Foreign Language Film
Ida (Poland) in Polish  – Paweł Pawlikowski
Leviathan (Russia) in Russian – Andrey Zvyagintsev
Tangerines (Estonia) in Estonian and Russian – Zaza Urushadze
Timbuktu (Mauritania) in French  – Abderrahmane Sissako
Wild Tales (Argentina) in Spanish  – Damián Szifrón


Best Documentary – Feature
Citizenfour – Laura Poitras, Mathilde Bonnefoy and Dirk Wilutsky
Finding Vivian Maier – John Maloof and Charlie Siskel
Last Days in Vietnam – Rory Kennedy and Keven McAlester
The Salt of the Earth – Wim Wenders, Lélia Wanick Salgado and David Rosier
Virunga – Orlando von Einsiedel and Joanna Natasegara


Best Original Score
The Grand Budapest Hotel – Alexandre Desplat
The Imitation Game – Alexandre Desplat
Interstellar – Hans Zimmer
Mr. Turner – Gary Yershon
The Theory of Everything – Jóhann Jóhannsson


Best Original Song
"Everything Is Awesome" from The Lego Movie – Music and Lyric by Shawn Patterson
"Glory" from Selma – Music and Lyric by John Legend and Common
"Grateful" from Beyond the Lights – Music and Lyric by Diane Warren
"I'm Not Gonna Miss You" from Glen Campbell: I'll Be Me – Music and Lyric by Glen Campbell and Julian Raymond
"Lost Stars" from Begin Again – Music and Lyric by Gregg Alexander and Danielle Brisebois


Best Production Design
The Grand Budapest Hotel – Adam Stockhausen (Production Design); Anna Pinnock (Set Decoration)
The Imitation Game – Maria Djurkovic (Production Design); Tatiana Macdonald (Set Decoration)
Interstellar – Nathan Crowley (Production Design); Gary Fettis (Set Decoration)
Into the Woods – Dennis Gassner (Production Design); Anna Pinnock (Set Decoration)
Mr. Turner – Suzie Davies (Production Design); Charlotte Watts (Set Decoration)


Best Cinematography
Birdman or (The Unexpected Virtue of Ignorance) – Emmanuel Lubezki
The Grand Budapest Hotel – Robert Yeoman
Ida – Łukasz Żal and Ryszard Lenczewski
Mr. Turner – Dick Pope
Unbroken – Roger Deakins











mardi 3 février 2015

Leviathan (2014)


Ngươi có thể câu sấu với lưỡi câu, Và dùng dây mà xỏ lưỡi nó chăng?
Nó há sẽ cầu ơn nhiều cùng ngươi, Và nói với ngươi những lời êm ái sao?
Tại thế thượng, chẳng có vật chi giống như nó; Nó được dựng nên để không sợ gì hết.
Nó nhìn xem các vật cao lớn; Nó làm vua của các loài thú kiêu ngạo.
Kinh Cựu Ước, Sách Gióp, Chương 41

Đây là những câu thánh kinh về loài thủy quái “Leviathan” được vị linh mục già đọc cho Kolya (Aleksei Serebryakov), nhân vật chính của bộ phim, khi Kolya đang ở vào những thời khắc đau khổ đến cùng cực nhất. Leviathan là tên của bộ phim – tác phẩm được làm một phần dựa trên chính câu truyện của Sách Gióp, và cũng là biểu tượng cho những đau khổ, bất công dài mãi không dứt của những mảnh đời Nga ở phương Bắc trống trải và lạnh lẽo.

Những sự kiện trong Leviathan xoay quanh cuộc đời Kolya trong cái giai đoạn gian khó của cuộc đời. Một mặt ông vừa phải gắng gượng giữ lại căn nhà tuyệt đẹp với khung cửa kính nhìn thẳng ra biển Barents lạnh giá cùng mảnh đất hương hỏa của cha ông khỏi lòng tham của gã thị trưởng Vadim (Roman Madyanov), người đã dùng cả cái “chính quyền” nằm trong tay, gồm đủ từ cảnh sát tới viện công tố và tòa án, để giật lấy mảnh đất ở vị trí đắc địa ấy với cái giá rẻ mạt. Mặt khác Kolya còn phải đương đầu với những khó khăn trong gia đình, khi cậu con trai Roma (Sergey Pokhodaev) tỏ rõ sự hằn học đối với người vợ hai Lilya (Elena Lyadova), còn chính Lilya dường như cũng dần trở nên chán nản với cuộc sống buồn bã phương Bắc, nhất là với sự xuất hiện của anh chàng luật sư sôi nổi Dmitri (Vladimir Vdovichenkov), đồng đội cũ của Kolya, người lặn lội từ Moskva tới đây để giúp “ông anh” quân ngũ lấy lại số tiền bồi thưởng xứng đáng với mảnh đất Kolya phải từ bỏ. Cuộc đấu giữa Kolya và Vadim là cuộc đấu không cân sức, bởi Vadim có đủ loại thế lực đen tối và mưu mô, thậm chí là cả nhà thờ Chính thống giáo, đứng sau gã, còn Kolya chẳng có ai ngoài vài người bạn chất phác đến ngây thơ, ngây thơ như chính Kolya, người đã giành phần lớn cuộc đời để làm bạn với chai rượu vodka. Có lẽ ở cái xứ âm u ấy, vodka là người bạn tin cậy duy nhất của Kolya, và những người Nga khốn khổ như anh, để chống lại nỗi buồn thường trực và những bất hạnh dồn dập đến với họ.

Nội dung u ám là vậy, Leviathan còn trở nên ám ảnh hơn nhờ cách kể chuyện giản dị nhưng đầy tính biểu tượng của đạo diễn Andrey Zvyagintsev cùng những nhân vật có vẻ ngoài thô ráp, hồn hậu, thậm chí là cam chịu, nhưng lại ẩn chứa những tâm hồn những suy tư, tình cảm hết sức mãnh liệt. Một trong những “nhân vật” để lại ấn tượng sâu sắc nhất của bộ phim chính là bối cảnh phim, một thành phố từng một thời phồn thịnh nhưng nay đã trở nên xơ xác và tàn lụi giữa thiên nhiên bao la, đẹp đẽ nhưng thưa thớt và u ám nơi nơi cực Bắc nước Nga. Cái bối cảnh ngột ngạt ấy dường như khiến các nhân vật của Leviathan càng trở nên mụ mị và lạc lối giữa những đau khổ triền miên khi mà đến Đức Chúa Trời cũng chẳng thể chỉ cho họ một lối ra một khi niềm tin vào Chúa, vào cuộc đời đã chẳng còn. Bức áp phích rất ấn tượng của Leviathan dự tranh Giải Cành cọ vàng của Liên hoan phim Cannes là hình ảnh một cậu bé gục đầu bên bộ xương cá voi trắng giữa bãi lầy mênh mông ven biển. Có lẽ những nhân vật của Leviathan cũng chính là những con cá voi khốn khổ ấy, những con cá voi bị mắc cạn nơi bãi lầy để rồi chết dần chết mòn trong tuyệt vọng mà không còn thấy lại biển lớn-cuộc đời thực sự nơi họ có thể sống, có thể vùng vẫy.

Việc Leviathan được Chính phủ Nga tài trợ kinh phí thực hiện và lựa chọn dự tranh Giải Oscar cho phim nói tiếng nước ngoài là một điều ngạc nhiên đối với nhiều nhà phê bình phương Tây. Bởi theo họ Leviathan chính là một thông điệp chỉ trích chua cay nhằm vào chính quyền của tổng thống Nga Putin và Giáo hội Chính thống giáo Nga. Cách nhìn đó cũng có thể là hợp lý khi người xem được chứng kiến cảnh gã thị trưởng Vadim ngồi chễm chệ giữa văn phòng, phía trên là bức chân dung của chính tổng tống Putin, chỉ đạo cả cảnh sát, công tố, và tòa án tìm mọi cách triệt hạ “kẻ bất trị” Kolya và Dmitri. Những khốn khổ trong đời Kolya, và những mảnh đời, những khung cảnh đổ nát xung quanh ông, bởi thế cũng chính là hậu quả của cái chính quyền hắc ám tìm mọi cách bóp nghẹt cuộc sống của họ, đúng như cái cách truyền thông phương Tây mô tả về xã hội Nga hiện nay dưới thời tổng thống Putin. Nhưng nếu như xóa đi bức ảnh của Putin, và thay những cái tên Nga, những giọng nói Nga bằng những cái tên, giọng nói của một xứ sở khác, thì có lẽ người xem vẫn cảm nhận được ở Leviathan cái dư vị cay đắng của những số phận bi kịch giữa thiên nhiên và lòng người lạnh lẽo. Cá nhân đơn độc chống lại cả bộ máy công quyền đồ sộ để giữ lại những gì thuộc về mình - đó có thể là bi kịch của Kolya, anh chàng người Nga với cái đầu nóng và trái tim dành hết cho vợ con, nhưng đó cũng có thể là bi kịch của Marvin Heemeyer, người thợ máy Mỹ cô độc đã dùng xe ủi phá nát cả trụ sở cảnh sát và chính quyền - những người ông ta cho là đã gây ra bất công cho mình trước khi tự kết liễu bản thân ở một thành phố nhỏ miền Tây Nam Hoa Kỳ. Theo lời đạo diễn Zvyagintsev, một cách nào đó Leviathan chính là bi kịch của Heemeyer được đặt trong bối cảnh nước Nga với những vấn đề xã hội rất riêng, để cho thấy rằng dù ở bất cứ nơi đâu, bất cứ thời đại nào thì cuộc sống bình thường cũng tràn ngập những số phận khổ đau cần được trân trọng.

Tại liên hoan phim Cannes 2014, Leviathan đã thất bại trước Winter Sleep của Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc đua giành Giải Cành cọ vàng. Đây là hai bộ phim hết sức khác nhau về bối cảnh và cách kể chuyện, một là câu chuyện trầm lắng và buồn bã trên xứ cao nguyên đồi núi Thổ Nhĩ Kỳ, một là bi kịch bạo liệt ở thành phố biển cực Bắc nước Nga. Tuy vậy, cả hai đều đã rất thành công trong việc khắc họa câu chuyện mang tính phổ quát về số phận của những con người nhỏ bé, bình thường trong xã hội với nỗi đau chung về sự cô đơn, về những mất mát tình cảm, niềm tin, và cả về những bất công thường nhật trong xã hội. Những bộ phim như thế có thể thiếu tính giải trí, có thể không đem lại cảm giác thoải mái sau khi xem, nhưng chắc chắn chúng sẽ làm khán giả thấy nhức nhối và thấu hiểu, bởi lẽ những số phận, những mảnh đời được khắc họa trên phia kia thực sự là những số phận, những mảnh đời chúng ta có thể bắt gặp ngoài đời. Xem để thấy đau đớn, xem để thấy cảm thông, xem để thấy cần phải có niềm tin hơn vào cuộc sống, dành nhiều tình cảm hơn cho những người thân yêu, có lẽ ngoài Leviathan, ít bộ phim nào có thể làm được.