Bộ phim này thường được biết đến với tên tiếng Anh là Tokyo Story (dịch nguyên từ tên gốc tiếng Nhật), tuy nhiên ở Pháp người ta lại dùng tên Voyage à Tokyo (Chyến đi tới Tokyo). Đây là một tác phẩm thuộc giai đoạn cuối sự nghiệp của Yasujiro Ozu hay “Maître” Ozu (nói theo kiểu Pháp - Bậc thầy Ozu), một trong những đại diện nổi bật nhất của điện ảnh Nhật Bản.
Tokyo monogatari có nội dung cực kì giản dị, phim nói về chuyến đi thăm Tokyo của một cặp vợ chồng ở vào cái tuổi gần đất xa trời. Ý định ban đầu của ông bà là thăm gia đình của con trai cả, người làm cả nhà tự hào vì làm nghề bác sĩ, cùng con gái, một chủ tiệm làm đầu, cả hai đều đã lập gia đình và sống khá ổn định. Tuy nhiên cặp vợ chồng già nhanh chóng nhận ra rằng cuộc viếng thăm của họ chỉ khiến con cháu khó chịu còn anh con trai cả hóa ra chỉ là một bác sĩ khu phố bình thường. Lấy lý do bận bịu chăm sóc khách hàng và bệnh nhân, con trai cả và con gái ông bà quyết định “đẩy” bố mẹ tới khu suối nước nóng Atami, nơi ông bà nhanh chóng phải quay về Tokyo vì không chịu nổi sự ồn ào của nhà nghỉ. Người duy nhất đối xử chân thành và tình cảm với hai vợ chồng ở Tokyo hóa ra lại là vợ góa của con trai thứ ông bà, người đã qua đời trong Thế chiến thứ hai.
Mang đậm triết lý Thiền (Zen) theo kiểu Ozu, Tokyo monogatari không hề có kịch tính, cao trào, diễn xuất của các diễn viên không những không được cường điệu hóa mà còn được tối giản hết mức. Phần lớn cảnh phim của Tokyo monogatari là những cảnh quay cận và tĩnh, các nhân vật sử dụng thoại ngắn theo kiểu thơ haiku và hầu như không bao giờ biểu lộ tình cảm ngoài những phép tắc giao tiếp thông thường. Tuy nhiên bộ phim vẫn làm người xem hết sức cảm động vì những suy nghĩ thấm thía về cuộc sống, về cái chết, về quan hệ cha mẹ-con cái, về nển tảng của gia đình trong từng nhân vật. Chỉ cần những cái phe phẩy quạt, những câu nhận xét nhẹ nhàng của nhân vật, Ozu cũng đã đề cập tới được đủ mọi mặt, cả tích cực, và tiêu cực của cuộc sống hiện đại Nhật khi mà cuộc sống ngày càng được cải thiện nhưng những giá trị gia đình truyền thống ngày càng phai mờ. Là tác phẩm về một giá trị vĩnh hằng – gia đình, bản thân Tokyo monogatari cũng đã trở thành một kiệt tác phi thời gian của điện ảnh thế giới. Vốn là một người ghét “phim cổ”, sau khi xem xong Tokyo monogatari tôi cũng phải thừa nhận rằng có lẽ hiếm có phim tâm lý gia đình nào có thể đạt được tới “tầm” của bộ phim – thoại rất ít nhưng ý rất nhiều.
Tokyo monogatari có nội dung cực kì giản dị, phim nói về chuyến đi thăm Tokyo của một cặp vợ chồng ở vào cái tuổi gần đất xa trời. Ý định ban đầu của ông bà là thăm gia đình của con trai cả, người làm cả nhà tự hào vì làm nghề bác sĩ, cùng con gái, một chủ tiệm làm đầu, cả hai đều đã lập gia đình và sống khá ổn định. Tuy nhiên cặp vợ chồng già nhanh chóng nhận ra rằng cuộc viếng thăm của họ chỉ khiến con cháu khó chịu còn anh con trai cả hóa ra chỉ là một bác sĩ khu phố bình thường. Lấy lý do bận bịu chăm sóc khách hàng và bệnh nhân, con trai cả và con gái ông bà quyết định “đẩy” bố mẹ tới khu suối nước nóng Atami, nơi ông bà nhanh chóng phải quay về Tokyo vì không chịu nổi sự ồn ào của nhà nghỉ. Người duy nhất đối xử chân thành và tình cảm với hai vợ chồng ở Tokyo hóa ra lại là vợ góa của con trai thứ ông bà, người đã qua đời trong Thế chiến thứ hai.
Mang đậm triết lý Thiền (Zen) theo kiểu Ozu, Tokyo monogatari không hề có kịch tính, cao trào, diễn xuất của các diễn viên không những không được cường điệu hóa mà còn được tối giản hết mức. Phần lớn cảnh phim của Tokyo monogatari là những cảnh quay cận và tĩnh, các nhân vật sử dụng thoại ngắn theo kiểu thơ haiku và hầu như không bao giờ biểu lộ tình cảm ngoài những phép tắc giao tiếp thông thường. Tuy nhiên bộ phim vẫn làm người xem hết sức cảm động vì những suy nghĩ thấm thía về cuộc sống, về cái chết, về quan hệ cha mẹ-con cái, về nển tảng của gia đình trong từng nhân vật. Chỉ cần những cái phe phẩy quạt, những câu nhận xét nhẹ nhàng của nhân vật, Ozu cũng đã đề cập tới được đủ mọi mặt, cả tích cực, và tiêu cực của cuộc sống hiện đại Nhật khi mà cuộc sống ngày càng được cải thiện nhưng những giá trị gia đình truyền thống ngày càng phai mờ. Là tác phẩm về một giá trị vĩnh hằng – gia đình, bản thân Tokyo monogatari cũng đã trở thành một kiệt tác phi thời gian của điện ảnh thế giới. Vốn là một người ghét “phim cổ”, sau khi xem xong Tokyo monogatari tôi cũng phải thừa nhận rằng có lẽ hiếm có phim tâm lý gia đình nào có thể đạt được tới “tầm” của bộ phim – thoại rất ít nhưng ý rất nhiều.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire