Tiêu đề phim này trong tiếng Nga có nghĩa là "Hãy đến", tôi xem đạo diễn trả lời phỏng vấn thì lúc đầu ông định đặt tựa là Giết Hitler nhưng vì lý do sao đó nên phải đổi sang thành Hãy đến (Idi i smotri) lấy cảm hứng từ một đoạn chương 6 của Kinh Khải huyền:
Tôi lại thấy: khi Con Chiên mở ấn thứ nhất trong bảy ấn, thì tôi nghe một trong bốn Con Vật hô lên, tiếng vang như sấm: "Hãy đến!"
Phim này trong tiếng Anh được dịch gần như nguyên vẹn thành Come and See, tiếng Pháp thì dịch nghe "kêu" hơn Requiem pour un massacre (Khúc cầu hồn cho vụ tàn sát).
Có lẽ đạo diễn muốn dùng cái tựa để giảm bớt sự nặng nề cho phim, chứ nội dung phim quá bi kịch, tuyệt vọng lại cộng thêm cái tựa nặng chình chịch (mặc dù rất hay và trừu tượng) như Giết Hitler thì hơi quá. Không hiểu sao khi xem xong phim này tôi lại nghĩ đến ngay cái tagline của Platoon - "The first casualty of war is innocence". Phim nói về một cậu thiếu niên tên Florya, cậu sống cùng mẹ và hai em gái sinh đôi tại một làng quê Belarus. Chiến tranh ập đến, Florya vui vẻ tạm biệt mẹ và các em để vào rừng làm du kích. Khi quân Đức tới Belarus, đoàn du kích phải rút đi nhưng Florya bị bỏ lại vì cậu còn quá nhỏ và phải để đôi giày tốt cậu đang đi cho bác du kích già tham gia chiến đấu. Ở lại cùng Florya trong khu rừng hoang là Glasha, một cô bé cũng đang ở cái tuổi mới lớn hồn nhiên như câu, cả hai nhanh chóng bỏ qua nỗi cô đơn để lấy lại niềm vui nhỏ nhoi của tuổi dậy thì trong những cơn mưa rừng đầu thu với cầu vồng, với lá xanh biếc. Cùng lúc ấy, dấu hiệu đầu tiên của chiến tranh hung tàn xuất hiện, một cơn mưa bom dội xuống khu rừng biến Florya trở thành người nửa điếc, trong tai cậu giờ đây luôn ong ong những âm thanh chói tai và khó chịu đến điên người. Cậu quyết định dẫn Glasha quay về gặp mẹ, nhưng căn nhà của Florya giờ đây trống tênh không một bóng người, chỉ có một thứ mùi khó chịu và lũ ruồi muỗi bao bọc lấy căn nhà. Nhớ ra rằng mẹ mình từng bảo nếu chiến tranh xảy ra, cả gia đình sẽ lẩn trốn ra hòn đảo giữa đầm lầy, Florya vội kéo Glasha chạy tới đó. Trên đường đi, Glasha ngoảnh lại và thấy ngay bên cạnh căn nhà của cậu bạn mình là một đống thịt lớn, thịt người.
Ở hòn đảo giữa đầm lầy, Florya và Glasha gặp những người còn sống sót, đa phần họ là phụ nữ, là bà già, là trẻ em. Tất cả đều đang đói và tuyệt vọng, Florya bèn xung phong nhập nhóm với ba người đàn ông còn sót lại của đám nạn dân đi tìm thực phẩm. Họ mang theo một tấm bùa hộ mệnh, đó là một hình nhân có cái đầu bằng sọ người được đắp thêm đất sét để tạo thành một khuôn mặt giống Hitler tới kì lạ. Quả thực "Hitler đất sét" đã "phù hộ" cho bốn người để họ tìm được một con bò béo tốt của tay trưởng làng kế bên. Nhưng bốn người và một con bò chẳng đi được xa, từng người một gục ngã bởi làn đạn của lính Đức, đến chính con bò cũng không thể sống đến bình minh. Một lần nữa, chỉ còn lại Florya. Cậu thiếu niên được một lão nông che chở đưa về nhà trong làng, để rồi Florya được chứng kiến nỗi kinh hoàng thực sự - lính Đức, bằng xương bằng thịt. Toàn bộ dân làng bị lùa vào kho chứa để lính Đức thử tài bắn súng, ném lựu đạn, chai xăng, phun lửa, cái kho chứa lương thực biến thành nhà sát sinh, nơi lính Đức bằng "phong thái" thản nhiên và thưởng thức giết dân Nga như thể giết súc vật. Florya thì sao? Cậu vẫn thoát chết, lần này là vì Florya thuộc nhóm "không có con cái" - nhóm dân duy nhất lính Đức cho phép ra khỏi nhà kho trước khi "tiến hành công việc". Và may mắn hơn nữa là đúng lúc ấy đội du kích ập tới, quân Đức bị đánh bại. Nhưng liệu có may mắn thật không khi mà cậu bé, điếc vì bom đạn, nay dường như cũng mù nốt vì những cảnh tượng kinh khủng mà trí tưởng tượng con người dù có phong phú đến đâu cũng không thể nghĩ ra, trước mắt Florya chỉ còn duy nhất một hình ảnh, bức chân dung Hitler nằm trong vũng nước.
Idi i smotri là một phim Liên Xô chính hiệu của xưởng Mosfilm - nền điện ảnh hay bị "các bạn tư bản" chê bôi vì phiến diện (biased), đề cao chủ nghĩa anh hùng "dởm đời" và không phản ánh thực tế. Quan điểm đó ngày nay càng được "khẳng định" vì đơn giản, chân lý thuộc về người thắng và Liên Xô thì mãi mãi đi vào lịch sử như là kẻ thất bại thảm hại của Chiến tranh Lạnh. Nhưng hãy dẹp cái tâm lý chỉ trích ấy sang một bên để xem Idi i smotri, vì đây thực sự là một bộ phim chân thực, chân thực đến bạo liệt về sự tàn phá dã man của chiến tranh. Trong phim người ta không thấy nhiều những hố bom, những làn đạn ngang dọc, những ngôi nhà cháy dở, thậm chí xác người chết cũng không nhiều, nhưng có hình ảnh nào phản ánh chân thực hơn cái sự tàn phá của chiến tranh bằng hình ảnh cậu thiếu niên Florya? Từ chỗ là một con người, đúng hơn là một đứa bé mới lớn, cậu bị bom đạn làm cho điếc, rồi bị sự dã man của lính Đức làm cho mất nốt cái giác quan quan trọng nhất của một con người - cảm giác rằng mình tồn tại, và trớ trêu thay Florya lại là người sống sót duy nhất. Chỉ có những nhà làm phim thực sự trải qua nỗi khủng khiếp của chiến tranh mới có thể tạo ra những tác phẩm đau đớn, dằn vặn, bi thương như Idi i smotri. Và Elem Klimov là một người như vậy, ông ở vào đúng tầm tuổi của Florya khi phải tận mắt chứng kiến trận đánh khốc liệt nhất của Thế chiến thứ hai - Trận Stalingrad, nơi gần 1 triệu người Liên Xô đã ngã xuống để đổi lấy bước ngoặt quan trọng nhất của cả cuộc chiến (để rồi sau này bị biến thành "trận đánh sân sau" cho những Normandie, El Alamein), tại đây, chính mắt Klimov đã chứng kiến dòng sông Volga bị đốt cháy, đốt cháy thực sự vì bom đạn và xăng dầu cùng với hàng vạn con người trong lòng nó. Và đạo diễn đã biến cái kỉ niệm đau thương ấy thành Idi i smotri, phim không có anh hùng, không có nụ cười, không có niềm hạnh phúc, chỉ có duy nhất một thứ: Sự tàn bạo. Xem xong bộ phim, khán giả chỉ có một mong muốn duy nhất, đó là thoát ra khỏi càng nhanh càng tốt những âm thanh o o trong đầu Florya và điệu nhạc sầu thảm từ bản Lacrimosa trong Khúc nguyện cầu của Mozart. Như một lẽ thường, tất cả các bộ phim chiến tranh hay đều là phim phản chiến, nhưng hiếm có bộ phim nào đưa ra cái thông điệp ấy dữ dội, bạo liệt và trực tiếp như Idi i smotri, thông điệp ấy nói rằng, đừng bao giờ để thế giới có thêm những Hitler, những Stalingrad, những Leningrad nữa, trong cuộc chiến tất cả đều là nạn nhân, bất kể họ có là người thắng cuộc.
Idi i smotri là khúc vĩ thanh cuối cùng của dòng phim chiến tranh Xô viết, dòng phim từng có những tác phẩm xuất sắc như Khi đàn sếu bay qua hay Và nơi đây bình minh yên tĩnh. Có thể lịch sử đã sang trang, Liên Xô mãi mãi là kẻ thua cuộc, nhưng những tác phẩm như Idi i smotri sẽ còn cần thiết trong nhiều năm nữa để nhắc nhớ người ta rằng, đừng gây ra thêm bất cứ cuộc chiến tranh nào, đừng để loài người phải có thêm một bài học đáng giá gần 100 triệu con người như Thế chiến thứ hai nữa.
Tôi lại thấy: khi Con Chiên mở ấn thứ nhất trong bảy ấn, thì tôi nghe một trong bốn Con Vật hô lên, tiếng vang như sấm: "Hãy đến!"
Phim này trong tiếng Anh được dịch gần như nguyên vẹn thành Come and See, tiếng Pháp thì dịch nghe "kêu" hơn Requiem pour un massacre (Khúc cầu hồn cho vụ tàn sát).
Có lẽ đạo diễn muốn dùng cái tựa để giảm bớt sự nặng nề cho phim, chứ nội dung phim quá bi kịch, tuyệt vọng lại cộng thêm cái tựa nặng chình chịch (mặc dù rất hay và trừu tượng) như Giết Hitler thì hơi quá. Không hiểu sao khi xem xong phim này tôi lại nghĩ đến ngay cái tagline của Platoon - "The first casualty of war is innocence". Phim nói về một cậu thiếu niên tên Florya, cậu sống cùng mẹ và hai em gái sinh đôi tại một làng quê Belarus. Chiến tranh ập đến, Florya vui vẻ tạm biệt mẹ và các em để vào rừng làm du kích. Khi quân Đức tới Belarus, đoàn du kích phải rút đi nhưng Florya bị bỏ lại vì cậu còn quá nhỏ và phải để đôi giày tốt cậu đang đi cho bác du kích già tham gia chiến đấu. Ở lại cùng Florya trong khu rừng hoang là Glasha, một cô bé cũng đang ở cái tuổi mới lớn hồn nhiên như câu, cả hai nhanh chóng bỏ qua nỗi cô đơn để lấy lại niềm vui nhỏ nhoi của tuổi dậy thì trong những cơn mưa rừng đầu thu với cầu vồng, với lá xanh biếc. Cùng lúc ấy, dấu hiệu đầu tiên của chiến tranh hung tàn xuất hiện, một cơn mưa bom dội xuống khu rừng biến Florya trở thành người nửa điếc, trong tai cậu giờ đây luôn ong ong những âm thanh chói tai và khó chịu đến điên người. Cậu quyết định dẫn Glasha quay về gặp mẹ, nhưng căn nhà của Florya giờ đây trống tênh không một bóng người, chỉ có một thứ mùi khó chịu và lũ ruồi muỗi bao bọc lấy căn nhà. Nhớ ra rằng mẹ mình từng bảo nếu chiến tranh xảy ra, cả gia đình sẽ lẩn trốn ra hòn đảo giữa đầm lầy, Florya vội kéo Glasha chạy tới đó. Trên đường đi, Glasha ngoảnh lại và thấy ngay bên cạnh căn nhà của cậu bạn mình là một đống thịt lớn, thịt người.
Ở hòn đảo giữa đầm lầy, Florya và Glasha gặp những người còn sống sót, đa phần họ là phụ nữ, là bà già, là trẻ em. Tất cả đều đang đói và tuyệt vọng, Florya bèn xung phong nhập nhóm với ba người đàn ông còn sót lại của đám nạn dân đi tìm thực phẩm. Họ mang theo một tấm bùa hộ mệnh, đó là một hình nhân có cái đầu bằng sọ người được đắp thêm đất sét để tạo thành một khuôn mặt giống Hitler tới kì lạ. Quả thực "Hitler đất sét" đã "phù hộ" cho bốn người để họ tìm được một con bò béo tốt của tay trưởng làng kế bên. Nhưng bốn người và một con bò chẳng đi được xa, từng người một gục ngã bởi làn đạn của lính Đức, đến chính con bò cũng không thể sống đến bình minh. Một lần nữa, chỉ còn lại Florya. Cậu thiếu niên được một lão nông che chở đưa về nhà trong làng, để rồi Florya được chứng kiến nỗi kinh hoàng thực sự - lính Đức, bằng xương bằng thịt. Toàn bộ dân làng bị lùa vào kho chứa để lính Đức thử tài bắn súng, ném lựu đạn, chai xăng, phun lửa, cái kho chứa lương thực biến thành nhà sát sinh, nơi lính Đức bằng "phong thái" thản nhiên và thưởng thức giết dân Nga như thể giết súc vật. Florya thì sao? Cậu vẫn thoát chết, lần này là vì Florya thuộc nhóm "không có con cái" - nhóm dân duy nhất lính Đức cho phép ra khỏi nhà kho trước khi "tiến hành công việc". Và may mắn hơn nữa là đúng lúc ấy đội du kích ập tới, quân Đức bị đánh bại. Nhưng liệu có may mắn thật không khi mà cậu bé, điếc vì bom đạn, nay dường như cũng mù nốt vì những cảnh tượng kinh khủng mà trí tưởng tượng con người dù có phong phú đến đâu cũng không thể nghĩ ra, trước mắt Florya chỉ còn duy nhất một hình ảnh, bức chân dung Hitler nằm trong vũng nước.
Idi i smotri là một phim Liên Xô chính hiệu của xưởng Mosfilm - nền điện ảnh hay bị "các bạn tư bản" chê bôi vì phiến diện (biased), đề cao chủ nghĩa anh hùng "dởm đời" và không phản ánh thực tế. Quan điểm đó ngày nay càng được "khẳng định" vì đơn giản, chân lý thuộc về người thắng và Liên Xô thì mãi mãi đi vào lịch sử như là kẻ thất bại thảm hại của Chiến tranh Lạnh. Nhưng hãy dẹp cái tâm lý chỉ trích ấy sang một bên để xem Idi i smotri, vì đây thực sự là một bộ phim chân thực, chân thực đến bạo liệt về sự tàn phá dã man của chiến tranh. Trong phim người ta không thấy nhiều những hố bom, những làn đạn ngang dọc, những ngôi nhà cháy dở, thậm chí xác người chết cũng không nhiều, nhưng có hình ảnh nào phản ánh chân thực hơn cái sự tàn phá của chiến tranh bằng hình ảnh cậu thiếu niên Florya? Từ chỗ là một con người, đúng hơn là một đứa bé mới lớn, cậu bị bom đạn làm cho điếc, rồi bị sự dã man của lính Đức làm cho mất nốt cái giác quan quan trọng nhất của một con người - cảm giác rằng mình tồn tại, và trớ trêu thay Florya lại là người sống sót duy nhất. Chỉ có những nhà làm phim thực sự trải qua nỗi khủng khiếp của chiến tranh mới có thể tạo ra những tác phẩm đau đớn, dằn vặn, bi thương như Idi i smotri. Và Elem Klimov là một người như vậy, ông ở vào đúng tầm tuổi của Florya khi phải tận mắt chứng kiến trận đánh khốc liệt nhất của Thế chiến thứ hai - Trận Stalingrad, nơi gần 1 triệu người Liên Xô đã ngã xuống để đổi lấy bước ngoặt quan trọng nhất của cả cuộc chiến (để rồi sau này bị biến thành "trận đánh sân sau" cho những Normandie, El Alamein), tại đây, chính mắt Klimov đã chứng kiến dòng sông Volga bị đốt cháy, đốt cháy thực sự vì bom đạn và xăng dầu cùng với hàng vạn con người trong lòng nó. Và đạo diễn đã biến cái kỉ niệm đau thương ấy thành Idi i smotri, phim không có anh hùng, không có nụ cười, không có niềm hạnh phúc, chỉ có duy nhất một thứ: Sự tàn bạo. Xem xong bộ phim, khán giả chỉ có một mong muốn duy nhất, đó là thoát ra khỏi càng nhanh càng tốt những âm thanh o o trong đầu Florya và điệu nhạc sầu thảm từ bản Lacrimosa trong Khúc nguyện cầu của Mozart. Như một lẽ thường, tất cả các bộ phim chiến tranh hay đều là phim phản chiến, nhưng hiếm có bộ phim nào đưa ra cái thông điệp ấy dữ dội, bạo liệt và trực tiếp như Idi i smotri, thông điệp ấy nói rằng, đừng bao giờ để thế giới có thêm những Hitler, những Stalingrad, những Leningrad nữa, trong cuộc chiến tất cả đều là nạn nhân, bất kể họ có là người thắng cuộc.
Idi i smotri là khúc vĩ thanh cuối cùng của dòng phim chiến tranh Xô viết, dòng phim từng có những tác phẩm xuất sắc như Khi đàn sếu bay qua hay Và nơi đây bình minh yên tĩnh. Có thể lịch sử đã sang trang, Liên Xô mãi mãi là kẻ thua cuộc, nhưng những tác phẩm như Idi i smotri sẽ còn cần thiết trong nhiều năm nữa để nhắc nhớ người ta rằng, đừng gây ra thêm bất cứ cuộc chiến tranh nào, đừng để loài người phải có thêm một bài học đáng giá gần 100 triệu con người như Thế chiến thứ hai nữa.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire