some quotes....

I just want to tell you, I'm the one who was supposed to take care of everything. I'm the one who was supposed to make everything okay for everybody. It just didn't work out like that. And I left. I left you... And now, I'm an old broken down piece of meat... and I'm alone. And I deserve to be all alone. I just don't want you to hate me.

-Randy 'The Ram' Robinson, The Wrestler

vendredi 25 septembre 2009

Bienvenue chez les Ch'tis (2008)


Poster là phim Bienvenue chez les Ch'tis, phim này năm vừa rồi đã phá kỉ lục về doanh thu ở Pháp do một bộ phim Pháp lập tồn tại suốt hơn 40 năm qua (tuy vẫn còn thua kỉ lục của Titanic). Phim xem công nhận buồn cười lè lưỡi, không cần diễn viên xinh, kịch bản sâu sắc, chỉ cần chi tiết hài hước, yêu đời là đủ kéo khán giả đến rạp rồi. Nhưng mà thiết nghĩ người Pháp cũng chỉ nên tự hào vừa vừa về phim này thôi, vì phim kiểu này dễ kéo theo xu hướng "địa phương hóa" phim Pháp, nghĩa là phim người Pháp hoặc người ở Pháp một thời gian xem thì thấy hay chứ người nước ngoài xem thì chắc chả hiểu "cái bọn Pháp" nó phá lên cười vì lẽ gì. Nhưng dù gì đi nữa thì phim này vẫn làm mình buồn cười lăn lộn vì nó chọc cười theo kiểu "Gặp nhau cuối tuần", giá mà Việt Nam có một phim theo mô-típ này về các bạn ... Hải Phòng nhỉ, thông qua một cơ số (ít) người Hải Phòng mình quen thì mình thấy người Hải Phỏng ... dễ thương, phóng khoáng, tốt bụng (trừ các bạn xã hội đen) và có giọng nói cũng như phương ngữ rất ... buồn cười.

Failure to act: Coppola disses Pacino, De Niro & Nicholson


Còn mấy cái entry ở blog cũ, post nốt. Đây là một bài báo siêu buồn cười về việc Coppola quay ra chê bôi 2 đệ tử cũ + 1 đệ tử không chính thức, Al Pacino, Robert De Niro và Jack Nicholson.

Failure to act: Coppola disses Pacino, De Niro & Nicholson


Rush & Molloy: Francis Ford Coppola disses Robert De Niro, Jack Nicholson and Al Pacino in a surprising critique of three of America's greatest actors.

Francis Ford Coppola

Francis Ford Coppola


Al Pacino

Al Pacino

Robert De Niro

Robert De Niro

Jack Nicholson
(Jack chắc đang gân cổ cổ động cho L.A. Lakers)

Francis Ford Coppola disses Robert De Niro, Jack Nicholson and Al Pacino in a surprising critique of three of America's greatest actors.

No slouch himself, Coppola directed Pacino in "The Godfather" and Pacino and De Niro in "Godfather II," and was uncredited when directing Nicholson in the Roger Corman horror flick "The Terror."

But in the new GQ magazine, Coppola reveals that he's disappointed in the three as they've gotten older — and richer.

"I met both Pacino and De Niro when they were really on the come," Coppola tells GQ's Nate Penn. "They were young and insecure. Now Pacino is very rich, maybe because he never spends any money; he just puts it in his mattress. De Niro was deeply inspired by (Coppola's studio American) Zoetrope and created an empire and is wealthy and powerful.

"Nicholson was — when I met him and worked with him — he was always kind of a joker. He's got a little bit of a mean streak. He's intelligent, always wired in with the big guys and the big bosses of the studios.

"I don't know what any of them want anymore. I don't know that they want the same things. Pacino always wanted to do theater ... (He) will say, 'Oh, I was raised next to a furnace in New York, and I'm never going to go to L.A.,' but they all live off the fat of the land."

Not one of the actors would comment (De Niro and Pacino were on the set of Jon Avnet 's crime drama "Righteous Kill").

Some might ask Coppola how he has challenged himself lately. He admits he has been focused on his vineyard and on his resorts in Belize and Guatemala. He's coming out with an art film, "Youth Without Youth," for the first time in 10 years, a period when he has mostly executive-produced daughter Sofia 's pictures and, ironically, De Niro's "The Good Shepherd" last year.

"I think if there was a role that De Niro was hungry for, he would come after it. I don't think Jack would. Jack has money and influence and girls, and I think he's a little bit like (Marlon) Brando, except Brando went through some tough times. I guess they don't want to do it anymore.

"You know, even in those days, after 'The Godfather,' I didn't feel that those actors were ready to say, 'Let's do something else really ambitious.' A guy like (38-year-old "Before Night Falls" star) Javier Bardem is excited to do something good: 'Let me do this' or 'I'll put stuff in my mouth, change my appearance.' I don't feel that kind of passion to do a role and be great coming from those guys, because if it was there, they would do it."

===

Thực ra chê cũng đúng vì từ lâu lắm lắm rồi Robert De Niro và Al Pacino không có tác phẩm nào thực sự đáng chú ý, thậm chí lần "tái ngộ" của 2 người, Righteous Kill, lại là một thất bại thảm hại. Nhưng chê Jack thì hơi quá lời, Jack không có nền tảng học hành tử tế ở Actors Studio như De Niro và Al Pacino, nhưng bằng tài năng và sự thông minh, Jack vẫn trụ lại cho đến tận ngày nay bằng những vai diễn cực kì nổi trội trong About Schmidt, The Departed và mới đây nhất là The Bucket List. The Bucket List thực ra nội dung bình thường, quá nhiều cliché về giai đoạn cận kề cái chết, mô tả bệnh ung thư cũng quá nhẹ nhàng, unrealistic, rất may là Jack vẫn kéo lại được (không ấn tượng lắm với Morgan Freeman, vẫn phong thái, giọng kể từ cái thời .... Driving Miss Daisy cuối thập niên 1980).

jeudi 24 septembre 2009

Idi i smotri (1985)

Tiêu đề phim này trong tiếng Nga có nghĩa là "Hãy đến", tôi xem đạo diễn trả lời phỏng vấn thì lúc đầu ông định đặt tựa là Giết Hitler nhưng vì lý do sao đó nên phải đổi sang thành Hãy đến (Idi i smotri) lấy cảm hứng từ một đoạn chương 6 của Kinh Khải huyền:

Tôi lại thấy: khi Con Chiên mở ấn thứ nhất trong bảy ấn, thì tôi nghe một trong bốn Con Vật hô lên, tiếng vang như sấm: "Hãy đến!"

Phim này trong tiếng Anh được dịch gần như nguyên vẹn thành Come and See, tiếng Pháp thì dịch nghe "kêu" hơn Requiem pour un massacre (Khúc cầu hồn cho vụ tàn sát).

Có lẽ đạo diễn muốn dùng cái tựa để giảm bớt sự nặng nề cho phim, chứ nội dung phim quá bi kịch, tuyệt vọng lại cộng thêm cái tựa nặng chình chịch (mặc dù rất hay và trừu tượng) như
Giết Hitler thì hơi quá. Không hiểu sao khi xem xong phim này tôi lại nghĩ đến ngay cái tagline của Platoon - "The first casualty of war is innocence". Phim nói về một cậu thiếu niên tên Florya, cậu sống cùng mẹ và hai em gái sinh đôi tại một làng quê Belarus. Chiến tranh ập đến, Florya vui vẻ tạm biệt mẹ và các em để vào rừng làm du kích. Khi quân Đức tới Belarus, đoàn du kích phải rút đi nhưng Florya bị bỏ lại vì cậu còn quá nhỏ và phải để đôi giày tốt cậu đang đi cho bác du kích già tham gia chiến đấu. Ở lại cùng Florya trong khu rừng hoang là Glasha, một cô bé cũng đang ở cái tuổi mới lớn hồn nhiên như câu, cả hai nhanh chóng bỏ qua nỗi cô đơn để lấy lại niềm vui nhỏ nhoi của tuổi dậy thì trong những cơn mưa rừng đầu thu với cầu vồng, với lá xanh biếc. Cùng lúc ấy, dấu hiệu đầu tiên của chiến tranh hung tàn xuất hiện, một cơn mưa bom dội xuống khu rừng biến Florya trở thành người nửa điếc, trong tai cậu giờ đây luôn ong ong những âm thanh chói tai và khó chịu đến điên người. Cậu quyết định dẫn Glasha quay về gặp mẹ, nhưng căn nhà của Florya giờ đây trống tênh không một bóng người, chỉ có một thứ mùi khó chịu và lũ ruồi muỗi bao bọc lấy căn nhà. Nhớ ra rằng mẹ mình từng bảo nếu chiến tranh xảy ra, cả gia đình sẽ lẩn trốn ra hòn đảo giữa đầm lầy, Florya vội kéo Glasha chạy tới đó. Trên đường đi, Glasha ngoảnh lại và thấy ngay bên cạnh căn nhà của cậu bạn mình là một đống thịt lớn, thịt người.

Ở hòn đảo giữa đầm lầy, Florya và Glasha gặp những người còn sống sót, đa phần họ là phụ nữ, là bà già, là trẻ em. Tất cả đều đang đói và tuyệt vọng, Florya bèn xung phong nhập nhóm với ba người đàn ông còn sót lại của đám nạn dân đi tìm thực phẩm. Họ mang theo một tấm bùa hộ mệnh, đó là một hình nhân có cái đầu bằng sọ người được đắp thêm đất sét để tạo thành một khuôn mặt giống Hitler tới kì lạ. Quả thực "Hitler đất sét" đã "phù hộ" cho bốn người để họ tìm được một con bò béo tốt của tay trưởng làng kế bên. Nhưng bốn người và một con bò chẳng đi được xa, từng người một gục ngã bởi làn đạn của lính Đức, đến chính con bò cũng không thể sống đến bình minh. Một lần nữa, chỉ còn lại Florya. Cậu thiếu niên được một lão nông che chở đưa về nhà trong làng, để rồi Florya được chứng kiến nỗi kinh hoàng thực sự - lính Đức, bằng xương bằng thịt. Toàn bộ dân làng bị lùa vào kho chứa để lính Đức thử tài bắn súng, ném lựu đạn, chai xăng, phun lửa, cái kho chứa lương thực biến thành nhà sát sinh, nơi lính Đức bằng "phong thái" thản nhiên và thưởng thức giết dân Nga như thể giết súc vật. Florya thì sao? Cậu vẫn thoát chết, lần này là vì Florya thuộc nhóm "không có con cái" - nhóm dân duy nhất lính Đức cho phép ra khỏi nhà kho trước khi "tiến hành công việc". Và may mắn hơn nữa là đúng lúc ấy đội du kích ập tới, quân Đức bị đánh bại. Nhưng liệu có may mắn thật không khi mà cậu bé, điếc vì bom đạn, nay dường như cũng mù nốt vì những cảnh tượng kinh khủng mà trí tưởng tượng con người dù có phong phú đến đâu cũng không thể nghĩ ra, trước mắt Florya chỉ còn duy nhất một hình ảnh, bức chân dung Hitler nằm trong vũng nước.

Don't be worried, he will survive, sadly!

Idi i smotri là một phim Liên Xô chính hiệu của xưởng Mosfilm - nền điện ảnh hay bị "các bạn tư bản" chê bôi vì phiến diện (biased), đề cao chủ nghĩa anh hùng "dởm đời" và không phản ánh thực tế. Quan điểm đó ngày nay càng được "khẳng định" vì đơn giản, chân lý thuộc về người thắng và Liên Xô thì mãi mãi đi vào lịch sử như là kẻ thất bại thảm hại của Chiến tranh Lạnh. Nhưng hãy dẹp cái tâm lý chỉ trích ấy sang một bên để xem Idi i smotri, vì đây thực sự là một bộ phim chân thực, chân thực đến bạo liệt về sự tàn phá dã man của chiến tranh. Trong phim người ta không thấy nhiều những hố bom, những làn đạn ngang dọc, những ngôi nhà cháy dở, thậm chí xác người chết cũng không nhiều, nhưng có hình ảnh nào phản ánh chân thực hơn cái sự tàn phá của chiến tranh bằng hình ảnh cậu thiếu niên Florya? Từ chỗ là một con người, đúng hơn là một đứa bé mới lớn, cậu bị bom đạn làm cho điếc, rồi bị sự dã man của lính Đức làm cho mất nốt cái giác quan quan trọng nhất của một con người - cảm giác rằng mình tồn tại, và trớ trêu thay Florya lại là người sống sót duy nhất. Chỉ có những nhà làm phim thực sự trải qua nỗi khủng khiếp của chiến tranh mới có thể tạo ra những tác phẩm đau đớn, dằn vặn, bi thương như Idi i smotri. Và Elem Klimov là một người như vậy, ông ở vào đúng tầm tuổi của Florya khi phải tận mắt chứng kiến trận đánh khốc liệt nhất của Thế chiến thứ hai - Trận Stalingrad, nơi gần 1 triệu người Liên Xô đã ngã xuống để đổi lấy bước ngoặt quan trọng nhất của cả cuộc chiến (để rồi sau này bị biến thành "trận đánh sân sau" cho những Normandie, El Alamein), tại đây, chính mắt Klimov đã chứng kiến dòng sông Volga bị đốt cháy, đốt cháy thực sự vì bom đạn và xăng dầu cùng với hàng vạn con người trong lòng nó. Và đạo diễn đã biến cái kỉ niệm đau thương ấy thành Idi i smotri, phim không có anh hùng, không có nụ cười, không có niềm hạnh phúc, chỉ có duy nhất một thứ: Sự tàn bạo. Xem xong bộ phim, khán giả chỉ có một mong muốn duy nhất, đó là thoát ra khỏi càng nhanh càng tốt những âm thanh o o trong đầu Florya và điệu nhạc sầu thảm từ bản Lacrimosa trong Khúc nguyện cầu của Mozart. Như một lẽ thường, tất cả các bộ phim chiến tranh hay đều là phim phản chiến, nhưng hiếm có bộ phim nào đưa ra cái thông điệp ấy dữ dội, bạo liệt và trực tiếp như Idi i smotri, thông điệp ấy nói rằng, đừng bao giờ để thế giới có thêm những Hitler, những Stalingrad, những Leningrad nữa, trong cuộc chiến tất cả đều là nạn nhân, bất kể họ có là người thắng cuộc.

Idi i smotri là khúc vĩ thanh cuối cùng của dòng phim chiến tranh Xô viết, dòng phim từng có những tác phẩm xuất sắc như Khi đàn sếu bay qua hay Và nơi đây bình minh yên tĩnh. Có thể lịch sử đã sang trang, Liên Xô mãi mãi là kẻ thua cuộc, nhưng những tác phẩm như Idi i smotri sẽ còn cần thiết trong nhiều năm nữa để nhắc nhớ người ta rằng, đừng gây ra thêm bất cứ cuộc chiến tranh nào, đừng để loài người phải có thêm một bài học đáng giá gần 100 triệu con người như Thế chiến thứ hai nữa.

mercredi 23 septembre 2009

Serpico (1973)


Cái poster rất đẹp, trông cứ như tranh pop art của Andy Warhol. Trông Al Pacino cũng "sành điệu", tóc tai rậm rì, kính cài trên đầu, không ngờ "thanh niên" này lại là "tough guy" đến thế trong phim.

Serpico là bộ phim tiểu sử về cuộc đời, nói đúng hơn là giai đoạn làm cảnh sát của Frank Serpico, một cảnh sát gốc Ý của NYPD (Lực lượng cảnh sát New York), một trong những người đầu tiên dám quay lưng lại đồng đội, đứng ra làm nhân chứng trước tòa để tố cáo sự tham nhũng một cách có hệ thống, từ trên xuống dưới, của NYPD. Ngày tốt nghiệp trường cảnh sát, Frank Serpico cũng như mọi cảnh sát trẻ khác, anh là niềm tự hào của cả gia đình, của bạn gái, anh muốn thực hiện giấc mơ từ thủa nhỏ, đó là "bắt kẻ gian". Nhưng rồi gần như ngay lập tức Frank nhận ra một sự thật đau đớn rằng nhiều khi "kẻ gian" lại chính là đồng đội của mình, những người nhận hối lộ của "kẻ gian" thực sự để thả chúng nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật, tệ hơn nữa, nhiều "kẻ gian" của lực lượng cảnh sát New York còn đứng ra thu tiền bảo kê không khác gì các băng đảng mafia ở thành phố này. Phải làm gì khi 99% người xung quanh mình là kẻ ác? Theo lẽ thông thường ngoài đời, người ta hẳn sẽ đi theo số đông nhưng Serpico thì không, anh sẵn sàng đứng về số 1% còn lại để rồi bị cho là cứng đầu, bị trù dập, bị cách ly khỏi công việc mà anh yêu thích. Serpico trở thành viên cảnh sát nguy hiểm nhất của NYPD, với cả bọn tội phạm và đồng đội, vì một lẽ đơn giản, anh là một cảnh sát liêm chính. Liêm chính, để rồi từng người bạn gái bỏ anh, để rồi mẹ anh phải trao cho đứa con cưng một quyển sổ tiết kiệm, để rồi anh mất hết bạn bè và chỉ còn là một viên cảnh sát luộm thuộm với con chó xù, người bạn duy nhất còn lại. Nhưng bất hạnh không ngăn cản được Serpico tiếp tục đấu tranh chống lại tệ tham nhũng, anh cùng đường tới mức sẵn sàng trả lời phỏng vấn báo chí, sẵn sàng hợp tác với lực lượng điều tra đặc biệt, chỉ nhằm một mục đích duy nhất, đó là quét sạch tham nhũng, giành lại môi trường làm việc cho anh và các cảnh sát liêm chính khác. Kết quả, tham nhũng có giảm nhưng chẳng thể chấm dứt, Serpico thì lãnh một viên đạn vào giữa mặt và một chức danh thanh tra bố thí. Anh đấu tranh vì cái gì?

Serpico là bộ phim hình sự mang đậm dấu ấn của thế hệ New Hollywood, đó là tinh thần phản kháng và tâm trạng thất vọng, chán chường thể hiện qua gam màu u ám của bộ phim. Frank Serpico không phải là một anh hùng, anh chỉ là con người bình thường muốn làm những việc theo anh là đúng, là cần thiết, để rồi phải vỡ mộng vì sự khắc nghiệt của xã hội, của cuộc sống. Có lẽ không ai khác ngoài Al Pacino có thể diễn thành công đến thế vai Frank Serpico, ông là người có uy lực diễn xuất (charisma) vào loại hàng đầu Hollywood, và Al Pacino đã truyền được cái uy lực đó cho nhân vật của mình để người xem luôn thấy được một Frank luôn hực lửa đấu tranh bất chấp vô số những gáo nước lạnh dội xuống từ cuộc đời. Al Pacino thành danh nhờ Francis Ford Coppola, nhưng Sidney Lumet cũng góp phần tạo dựng nên địa vị huyền thoại của Al bằng hai nhân vật, Serpico và 2 năm sau là Sonny Wortzik trong Dog Day Afternoon, một phim hình sự - bi cực kì xuất sắc khác. Xem xong Serpico tôi chợt nhận ra Russell Crowe sau này có rất nhiều điểm giống với Al Pacino, Crowe cũng là một diễn viên có uy lực cực lớn ẩn bên trong bộ dạng trầm lặng, rụt rè. Và Crowe cũng có một vai diễn gần tương tự như Serpico, đó là Jeffrey Wigand trong The Insider (một phim mà Al Pacino cũng đóng vai chính), dưới tầm một chút là vai Richie Roberts trong American Gangster. Thực tế thì những phim dựa trên người thực, việc thực như Serpico hay The Insider nếu tuân thủ theo đúng tiểu sử nhân vật thì sẽ rất khó hay ("đời không như phim"), vì thế chúng cần những diễn viên xuất sắc có thể đem chân dung thực sự của nhân vật từ trang kịch bản đến với khán giả, và may mắn là cả Al Pacino và Russell Crowe đều là những diễn viên như vậy, người ta sẽ còn nhớ rất lâu cảnh Crowe hoảng loạn che chở cho các con cũng như cảnh Al Pacino ôm mặt khóc uất ức vì ước mơ cảnh sát bị phá hủy. À cũng nói thêm là nếu phải so sánh 2 phim thì chắc chắn Serpico sẽ xếp trên vì nó chất chứa nhiều suy nghĩ về xã hội, về sự tồn tại của mỗi con người, The Insider thực ra chỉ đơn thuần là phim giải trí (khó có thể trông đợi hơn từ Michael Mann). Tại sao giờ người ta không thể cho ra đời những phim xuất sắc mang đậm tính triết lý mà vẫn hấp dẫn người xem như thời thập niên 1970, hay xã hội ổn định quá nên các đạo diễn không còn đề tài để khai thác?

mardi 22 septembre 2009

Oscar Reception Speech


Oscars là giải thưởng cho giới điện ảnh - diễn xuất, vì vậy mỗi đoạn diễn văn ngắn của người nhận giải cũng được họ trau chuốt hết sức, vì có khi đấy là cơ hội duy nhất trong đời họ được đứng lên sân khấu Oscar để cảm ơn, để tâm sự. Tuy nhiên không phải màn diễn văn nào cũng hay, vì người nhận giải đôi khi vì quá xúc động nên đâm ra quên mất phải nói gì hoặc có những hành động hơi quá lố so với tính chất buổi lễ (tiêu biểu là màn nhận giải của Cuba Gooding Jr.). Trên youtube có official channel của Oscars, chọn trong đó ra cũng được một số bài diễn văn rất cảm động.

Diễn văn của Louise Fletcher
Louise Fletcher nhận Oscar nữ diễn viên chính cho vai diễn để đời - nurse Ratched trong One Flew over the Cuckoo's Nest - bộ phim chống Cộng xuất sắc nhất của Hollywood với nurse Ratched là hình ảnh của một "communist dictator". Fletcher sinh ra trong một gia đình mà cả bố lẫn mẹ của bà đều bị điếc, thành ra cô bé Fletcher phải học nói với người dì. Vì thế là cả phần cuối của bài diễn văn Fletcher đã dùng ngôn ngữ cử chỉ (sign language) để cảm ơn bố mẹ, rất chân thành và cảm động.

Diễn văn của Federico Fellini
Dù nhận tới 4 Oscar cho phim nước ngoài hay nhất nhưng Fellini chưa từng bao giờ chiến thắng ở hạng mục Oscar cho đạo diễn xuất sắc nhất. Bài diễn văn nhận Oscar danh dự của ông tuy không hay lắm (chưa kể chất giọng Ý đặc sệt khó nghe) nhưng có câu cuối rất cảm động, Fellini dành lời cảm ơn cuối cùng cho Giulietta Masina, nàng thơ và là người vợ suốt nửa thế kỉ của ông. Cuối cùng Fellini nói: "Thôi em ơi ngừng khóc đi" và máy quay lia xuống khuôn mặt của Masina với đôi mắt long lanh nước mắt, đây là một trong những khuôn mặt ấn tượng nhất trong lịch sử điện ảnh vì Masina không hề xinh nhưng lại có cặp mắt to cực kì biểu cảm. Chỉ vài tháng sau khi có bài diễn văn này, Fellini qua đời vào đúng ngày kỉ niệm 50 năm (đám cưới vàng) của ông và Masina. Masina cũng qua đời chỉ sau chồng vài tháng và họ đi vào lịch sử như là một trong những cặp đôi đẹp nhất, hạnh phúc nhất và có ý nghĩa nhất (trong việc tạo ra những tác phẩm điện ảnh hay) của điện ảnh thế giới.

Diễn văn của Barbara Stanwyck
Barbara Stanwyck là một trong những gương mặt ấn tượng trong thời kỳ hoàng kim (Golden Age) của Hollywood cuối thập niên 1930 và thập niên 1940. Vẻ đẹp của Stanwyck là vẻ đẹp kiểu hiền dịu, tuy nhiên vai diễn nổi tiếng bậc nhất của bà lại là vai một femme fatale (người đàn bà xinh đẹp + mang lại tai họa cho người nào yêu mình) trong Double Indemnity của Billy Wilder, tác phẩm xuất sắc bậc nhất của phim đen (film noir) và là phim ... mở đầu về gay ở Hollywood. Ngoài đời Stanwyck nổi tiếng là ngôi sao tốt bụng (kind) thực sự với tất cả mọi người, trong bài diễn văn này thậm chí bà còn dành hẳn một đoạn dài để cảm ơn những người đứng phía sau màn ảnh, những nhân viên đảm nhận các công việc phụ của quá trình quay phim. Và cuối cùng bà dành lời cho người bạn William Holden (của Sunset Blvd.), một đoạn kết hết sức chân thành và cảm động.

Diễn văn của Charlie Chaplin
Chưa từng đoạt giải Oscar quan trọng nào, bị nước Mỹ hắt hủi tới mức ngăn cản ông sống ở Mỹ chỉ vì Chaplin có cảm tình với cánh tả, Charlie Chaplin hẳn cảm thấy tổn thương trước sự đối xử phũ phàng của Hollywood dành cho một trong những nhân vật vĩ đại nhất của nó. Tuy nhiên dù sao ông chắc cũng được an ủi phần nào bởi buổi lễ trao giải Oscar danh dự cho ông, chưa bao giờ (và có lẽ sẽ không bao giờ) người ta dùng những lời lẽ chân trọng như vậy để nói về sự nghiệp của Chaplin, và cũng chưa bao giờ cả thính phòng đứng lên vỗ tay nồng nhiệt và lâu đến thế để tỏ lòng yêu quý và kính trọng đến người nhận giải.
(để tham khảo có thể so sánh với sự lạnh nhạt của rất nhiều ngôi sao điện ảnh khi Elia Kazan lên nhận giải, Kazan là một trong những người tích cực nhất của phong trào "Tố Cộng, diệt Cộng" tại Hollywood).

dimanche 20 septembre 2009

The Greatest Directors Ever - by Total Film (P. 3)




Và đây là top 10:


10. David Fincher - The perfectionist
Picture perfect: Fight Club

09. Peter Jackson - The ring master
Picture perfect: The Lord Of The Rings trilogy

08. Stanley Kubrick - The recluse
Picture perfect: 2001: A Space Odyssey

07. Ingmar Bergman - The confessor
Picture perfect: Persona

06. Orson Welles - The conjuror
Picture perfect: Citizen Kane

05. Francis Ford Coppola - The godfather
Picture perfect: The Godfather: Part II

04. Howard Hawks - The all-rounder
Picture perfect: His Girl Friday

03. Steven Spielberg - The universal entertainer
Picture perfect: ET The Extra-Terrestrial

02. Martin Scorsese - The don
Picture perfect: GoodFellas
(My choice: Raging Bull, mặc dù một lần nữa vẫn phải công nhận là GoodFellas tiêu biểu hơn cho phong cách của Marty)

01. Alfred Hitchcock - The puppetmaster
Picture perfect: Vertigo

So sánh với top 10 của Sight & Sound năm 2002:

Giới phê bình chọn:
10. Yasujiro Ozu
09. Sergei Eisenstein
08. John Ford
07. Federico Fellini
06. Akira Kurosawa
05. Stanley Kubrick
04. Jean Renoir
03. Jean-Luc Godard
02. Alfred Hitchcock
01. Orson Welles

Giới đạo diễn chọn:
09. Jean Renoir
09. David Lean
09. Martin Scorsese
08. Ingmar Bergman
07. Billy Wilder
06. Stanley Kubrick
05. Alfred Hitchcock
04. Francis Ford Coppola
03. Akira Kurosawa
02. Federico Fellini
01. Orson Welles

The Greatest Directors Ever - by Total Film (P. 2)


Trong danh sách 50-1 thì thực ra người ta chỉ quan tâm đến top 10 người đầu tiên nhất, mà quan tâm chủ yếu ở chỗ thứ tự "các ông" thế nào chứ quanh đi quẩn lại cũng chỉ có từng ấy đạo diễn vĩ đại. Top 10 của Total Film chỉ khiến tôi hơi bất ngờ vì có mặt David Fincher, mặc dù rất thích phim của ông này (đặc biệt là Se7en) nhưng để Fincher "lên đầu" các bô lão như Ozu, Kurosawa, Wilder và thậm chí là cả Allen, Coen brothers thì theo tôi là hơi quá vì thực ra Fincher làm phim hay theo kiểu perfectionism chứ chưa có masterpiece (Fight Club chỉ có thể liệt vào dạng bizzare, exotic)

Lại phải thấy rằng là list 50-1 này cũng thiên nặng về Hollywood. Ấy vậy mà một số tên tuổi "lỗi lạc" như Joseph L. Mankiewicz (All About Eve), William Wyler (Ben-Hur) hay John Huston (The Maltese Falcon) lại không có mặt.

Kèm với mỗi đạo diễn, Total Film còn đặt cho mỗi người một biệt danh, ngắn gọn và khá hay.

50. Sam Fuller - The hack
Picture perfect: The Big Red One

49. Mike Leigh - The grouch
Picture perfect: Naked

48. Fritz Lang - The pioneer
Picture perfect: M

47. Krzysztof Kieslowski - The metaphysician
Picture perfect: Three Colours: Red

46. Alexander Payne - The throwback
Picture perfect: Sideways

45. Werner Herzog - The lunatic
Picture perfect: Aguirre, Wrath Of God

44. François Truffaut - The sage
Picture perfect: The 400 Blows

43. Preston Sturges - The triple threat
Picture perfect: Sullivan’s Travels

42. Frank Capra - The American dreamer
Picture perfect: It’s A Wonderful Life

41. Ang Lee - The outsider
Picture perfect: The Ice Storm

40. David Lean - The autocrat
Picture perfect: Lawrence Of Arabia

39. Ridley Scott - The boss
Picture perfect: Blade Runner

38. James Cameron - The machinist
Picture perfect: The Terminator

37. Sergio Leone - The man with no reins
Picture perfect: Once Upon A Time In The West

36. Roman Polanski - The poison dwarf
Picture perfect: Chinatown

35. Rob Reiner - The rock
Picture perfect: This Is Spinal Tap

34. Carol Reed - The Greene man
Picture perfect: The Third Man

33. Yasujiro Ozu - The old master
Picture perfect: Toyko Story

32. Christopher Nolan - The magician
Picture perfect: Memento

31. Terrence Malick - The recluse
Picture perfect: Badlands

30. Luis Buñuel - The firestarter
Picture perfect: That Obscure Object Of Desire

29. Jean-Pierre Melville - The kingpin
Picture perfect: Army Of The Shadows

28. Michael Mann - The ice man
Picture perfect: Heat
(My choice: Ông này không xứng đáng nằm trong top 50, Heat cũng chỉ thuộc hàng "cool" chứ chẳng có đột phá gì cho phim hành động)

27. Sam Peckinpah - The outlaw
Picture perfect: Pat Garrett And Billy The Kid

26. Robert Altman - The outsider
Picture perfect: Nashville
(My choice: MASH)

25. Hayao Miyazaki - The animator
Picture perfect: My Neighbour Totoro

24. Tim Burton - The goth
Picture perfect: Ed Wood

23. Jean Renoir - The humanist
Picture perfect: La Règle Du Jeu.

22. David Lynch - The inland emperor
Picture perfect: Blue Velvet

21. Clint Eastwood - The icon
Picture perfect: Unforgiven

20. Paul Thomas Anderson - The child genius
Picture perfect: Magnolia

19. Woody Allen - The neurotic
Picture perfect: Manhattan

18. Joel and Ethan Coen - The brothers grim
Picture perfect: Miller’s Crossing

17. David Cronenberg - The venereal king
Picture perfect: Crash

16. Michael Powell - The magic surrealist
Picture perfect: The Red Shoes

15. Steven Soderbergh - The chameleon
Picture perfect: Out Of Sight

14. John Ford - The frontiersman
Picture perfect: The Searchers

13. Billy Wilder - The cynic
Picture perfect: The Apartment
(My choice: Sunset Blvd., mặc dù đúng là The Apartment đặc trưng cho phong cách của Wilder hơn)

12. Quentin Tarantino - The motormouth
Picture perfect: Reservoir Dogs
(My choice: Pulp Fiction, obviously)

11. Akira Kurosawa - The samurai master
Picture perfect: Seven Samurai

The Greatest Directors Ever - by Total Film (P. 1)


Trang Total Film có danh sách 100 đạo diễn vĩ đại nhất mọi thời khá hay và chính xác, không bị nghiêng quá về bên (nghệ thuật/thương mại) nào. Kèm với mỗi đạo diễn là một phim được coi là hoàn hảo nhất, đặc trưng nhất cho phong cách của họ, danh sách này cũng được làm tốt, phim được chọn đúng theo chất lượng chứ không theo danh tiếng (ví dụ Total Film chọn cho Lý An The Ice Storm chứ không phải là Brokeback Mountain).

Từ 100 đến 60 (không hiểu thiếu đâu mất 10 người):
My choice là lựa chọn của cá nhân tôi.

100. Abel Ferrara
Picture Perfect: Bad Lieutenant

99. Sofia Coppola
Picture perfect: Lost In Translation

98. John Sturges
Picture perfect: The Magnificent Seven

97. Baz Luhrmann
Picture Perfect: Moulin Rouge!

96. M Night Shyamalan
Picture Perfect: Unbreakable

95. George Lucas
Picture Perfect: Star Wars

94. Wong Kar-Wai
Picture perfect: 2046

93. Alan J Pakula
Picture perfect: All The President’s Men

92. Paul Verhoeven
Picture perfect: Robocop

91. DW Griffith
Picture perfect: Intolerance

90. Curtis Hanson
Picture perfect: LA Confidential

89. Peter Weir
Picture perfect: The Truman Show

88. Buster Keaton
Picture perfect: The General

87. Gus Van Sant
Picture perfect: Drugstore Cowboy

86. Lars Von Trier
Picture perfect: Breaking The Waves

85. John Woo
Picture perfect: Hard Boiled

84. Carl Theodor Dreyer
Picture perfect: Ordet

83. Wes Anderson
Picture perfect: The Royal Tenenbaums

82. James Whale
Picture perfect: The Bride Of Frankenstein

81. Cameron Crowe
Picture perfect: Say Anything
(My choice: Almost Famous)

80. Satyajit Ray
Picture perfect: The Lonely Wife.

79. George Romero
Picture perfect: Dawn Of The Dead

78. Oliver Stone
Picture perfect: Platoon

77. William Friedkin
Picture perfect: The Exorcist

76. Kenji Mizoguchi
Picture perfect: Ugetsu Monogatari

75. Milos Forman
Picture perfect: One Flew Over The Cuckoo’s Nest

74. Tony Scott
Picture perfect: The Last Boy Scout

73. Nicolas Roeg
Picture perfect: Don’t Look Now

72. Sergei Eisenstein
Picture perfect: Revolutionary cinema

71. John Sayles
Picture perfect: Lone Star

70. Michael Curtiz
Picture perfect: Casablanca

69. Alexander Mackendrick
Picture perfect: Sweet Smell of Success

68. Pedro Almodóvar
Picture perfect: All About My Mother

67. Federico Fellini
Picture perfect: La Dolce Vita

66. Ken Loach
Picture perfect: Kes

65. Bryan Singer
Picture perfect: The Usual Suspects

64. Richard Linklater
Picture perfect: Dazed And Confused

63. John Carpenter
Picture perfect: Halloween

62. Robert Bresson
Picture perfect: Pickpocket

61 Sam Raimi
Picture perfect: Evil Dead 2

List 100-61 này ngả nặng về Hollywood ấy vậy mà lại không thấy mặt tổ sư phim kinh dị Wes Craven và tổ sư phim indie John Cassavetes.

samedi 19 septembre 2009

Top 15 films of 2000s


Trên IMDb vừa thống kê về top 15 phim hay nhất của thập niên 2000 (tính cho đến hết năm 2008). Danh sách cụ thể gồm:

15. Requiem for a Dream (2000)
14. Eternal Sunshine of the Spotless Mind (2004)
13. Spirited Away (2001)
12. The Pianist (2002)
11. The Lives of Others (2006)
10. The Departed (2006)
09. Amélie (2001)
08. Wall-E (2008)
07. The Lord of the Rings: The Two Towers (2002)
06. Memento (2000)
05. Up (2009)
04. The Lord of the Rings: The Fellowship of the Ring (2001)
03. City of God (2002)
02. The Lord of the Rings: The Return of the King (2003)
01. The Dark Knight (2008)

Danh sách này có lẽ lấy chủ yếu từ top phim của thập niên 2000. Đã là "listmania" hay "topmania" thì bao giờ cũng chín người mười ý nên cũng không dám lạm bàn về cái sự đúng/sai của danh sách nói trên, thôi thì mình cũng "bon chen" đưa ra top 15 của riêng mình:

Poster thêm Almost Famous cho đủ số, phim hay + poster đẹp

Đánh số ngẫu nhiên, không có ý nghĩa thứ tự, "Đồng hạng" là những phim ... cũng hay ở cùng thể loại nhưng "kém hay" hơn một chút so với phim được chọn.

01. Eternal Sunshine of the Spotless Mind (2004) - Phim tình cảm (romance) hay nhất
- Đồng hạng: The Constant Gardener (2005)
- Đồng hạng: 2046 (2004)
02. The Departed (2006) - Phim hình sự (crime) hay nhất
- Đồng hạng: Vô gian đạo (2002)
- Đồng hạng: Gangs of New York (2002)
03. Đội bóng Thiếu Lâm (2001) - Phim hài (comedy) hay nhất
- Đồng hạng: Tokyo Godfathers (2003)
- Đồng hạng: Shaun of the Dead (2004)
04. Le scaphandre et le papillon (2007) - Phim bi hay nhất
- Đồng hạng: Revolutionary Road (2008)
- Đồng hạng: Gegen die Wand (Head-On, 2004)
05. Mystic River (2003) - Phim đen (film noir) hay nhất
- Đồng hạng: There Will Be Blood (2007)
- Đồng hạng: Phóng - Trục (Exiled, 2006)
06. Kill Bill Vol. 1 (2003) - Phim lẩu thập cẩm hay nhất
- Đồng hạng: Kill Bill Vol. 2 (2004)
- Đồng hạng: Paris, Je t'aime (2006)
07. Memento (2000) - Phim thông minh nhất
- Đồng hạng: The Prestige (2006)
- Đồng hạng: Snatch. (2000)
08. The Lord of the Rings: The Return of the King (2003) - Phim sử thi hay nhất
- Đồng hạng: Kingdom of Heaven - Director's Cut Version (2005)
- Đồng hạng: Der Untergang (Downfall, 2004)
09. Sen to Chihiro no kamikakushi (2001) - Phim hoạt hình hay nhất
- Đồng hạng: The Incredibles (2004)
- Đồng hạng: Millennium Actress (2001)
10. No Country for Old Men (2007) - Phim triết lý hay nhất
- Đồng hạng: Little Miss Sunshine (2006)
- Đồng hạng: Sideways (2004)
11. Children of Men (2006) - Phim hành động hay nhất
- Đồng hạng: The Bourne Identity (2002)
- Đồng hạng: Oldboy (2003)
12. Elephant (2003) - Phim dành cho tuổi mới lớn (coming of age) hay nhất
- Đồng hạng: Almous Famous (2000)
- Đồng hạng: Les Choristes (2004)
13. Pan's Labyrinth (2006) - Phim fantasy hay nhất
- Đồng hạng: The Chronicles of Narnia: The Lion, the Witch and the Wardrobe (2005)
- Đồng hạng: Night Watch (2004)
14. Fahrenheit 9/11 (2004) - Phim tài liệu hay nhất
- Đồng hạng: Sicko (2007)
15. Love Actually (2003) - Phim gia đình hay nhất
- Đồng hạng: Le fabuleux destin d'Amélie Poulain (2001)
- Đồng hạng: Okuribito (2008)

The Princess Bride (1987)


Nói ngắn gọn, The Princess Bride là một "nồi lẩu" kiểu thập niên 1980. Nhưng lẩu đây là "lẩu thật", dễ ăn và ngon miệng theo đúng chất Rob Reiner. Phim này làm tôi nhớ tới Willow (1988) của Ron Howard, đây là một phim thiên về kĩ xảo hơn (dễ hiểu vì nó được nhào nặn bởi bàn tay của Georges Lucas) nhưng cũng đi theo hướng hủy cốt truyện truyền thống của cổ tích để xây dựng những phim cổ tích "kiểu hiện đại".

Nội dung phim hoàn toàn không phức tạp và phù hợp với mọi lứa tuổi, cổ tích kiểu "truyền thống" được pha trộn với những câu thoại thông minh, hiện đại (trademark của Reiner trong những phim về sau như
When Harry Met Sally..., A Few Good Men). Phim có nhiều nút thắt bất ngờ, bất ngờ kiểu "dễ thương" cho những ai thích đọc truyện cổ tích và tránh cho phim bị nhàm vì sử dụng cái sườn cổ tích "cũ kĩ". Đây cũng là phim đầu tay của Robin Wright (lúc này Sean Penn vẫn đang ở nhà "xử lý" Madonna), thật không ngờ là "người phụ nữ có gương mặt khắc khổ" ấy lại từng là một nàng công chúa dễ thương với vẻ đẹp trong sáng đến vậy. Tóm lại đây là một phim cực kì thích hợp cho gia đình và cho những ai muốn cảm thấy chút hơi thở của điện ảnh Mỹ thập niên 1980.

Paris (2008)


Là một fan của Cédric Klapisch và Paris, tôi rất mong đợi Paris sẽ là một phim hay, lãng mạn, hài hước, nhân văn và tràn đầy cảnh đẹp của Paris. Cũng như các phim trước của mình, Klapisch dùng Paris để phác họa chân dung của rất nhiều nhân vật khác nhau, từ một anh vũ công cabaret phải bỏ nghề vì bị bệnh hiểm nghèo (Romain Duris - "khách quen" trong phim Klapisch) đến một ông giáo sư sắp đến tuổi nghỉ hưu bất chợt tìm thấy "tình yêu của đời mình" - một cô sinh viên trẻ măng và láu cá (Mélanie Laurent của Inglourious Basterds). Tất cả đều chỉ là những mảnh đời bình thường giữa Paris nhưng được liên kết với nhau bằng một sợi dây vô hình của số phận, của cuộc đời. Paris có lẽ gần với dạng phim như Magnolia của P.T. Anderson hơn là chính những phim trước đó của Klapisch.

Có lẽ hy vọng hơi cao quá nên tôi không hài lòng lắm với Paris. Phim vẫn có những cảnh quay đẹp, những chi tiết hài hước nhưng vẫn mang tính triết lý sâu sắc và nhất là tông của phim vẫn rất nhân bản, rất cảm động theo kiểu của Klapisch. Nhưng ở phim này, có lẽ Cédric Klapisch đã hơi "tham" khi xây dựng quá nhiều tuyến nhân vật ngang hàng, bối cảnh phim cũng bị dàn trải từ Pháp cho tới tận Phi châu (những phim trước của Klapisch cũng được quay ở nhiều quốc gia nhưng thực ra phạm vi câu chuyện vẫn chỉ bó gọn đủ để người xem cảm thấy thích thú) nên kết quả cuối cùng là phim bị "vụn" và hơi rời rạc, những mảnh ghép khác nhau của Paris vì thế mà cũng chỉ hình thành được những mảng riêng biệt mà chưa ghép khít được với nhau để tạo nên bộ mặt của "les Parisiens". Nếu bỏ qua những nhược điểm (không nhỏ) này thì người xem vẫn hoàn toàn có thể thưởng thức được một bộ phim hay, rất Klapisch và rất Paris.

The Last King of Scotland (2006)


The Last King of Scotland nói về chân dung viên độc tài châu Phi Idi Amin (Forest Whitaker) thông qua con mắt của một bác sĩ trẻ người Scotland Nicholas Garrigan (James McAvoy). Tuổi trẻ nông nổi, Garrigan đến với đất nước Uganda bằng cách ... chọn random trên bản đồ, cũng chính sự nông nổi ấy đã khiến anh thần tượng (worship) Idi Amin vì sự gần gũi và tác phong rất "lãnh tụ" của viên độc tài này. Nhưng thực ra không chỉ mình Garrigan là người nông nổi, bản thân Amin cũng là viên độc tài cũng là người nông nổi - một tính cách cực kì nguy hiểm đối với người lãnh đạo. Khi biết Garrigan là người Scotland, Amin - tổng thống một quốc gia, sẵn sàng cởi chiếc áo quân phục đầy huy hiệu và lọn vàng của mình ra để đổi lấy cái áo t-shirt nhàu nát mang biểu tượng của đội tuyển bóng đá Scotland của tay bác sĩ trẻ. Dù chỉ là một tay bác sĩ vừa ra trường, Garrigan vẫn được Amin cho một chân cố vấn thân cận vì "cậu vừa là một bác sĩ, lại là một triết gia". Lúc chưa xem phim tôi cứ tưởng "The Last King of Scotland" là để chỉ Garrigan, nhưng hóa ra Amin yêu quý người Scotland tới mức tự nhận mình là "King of Scotland", thực ra thì Garrigan cũng không thua kém gì một "Scot King" ở cái xứ sở hoang dã Uganda này.

Thực ra tôi không hoàn toàn hài lòng với The Last King of Scotland vì phim xây dựng quá trình sụp đổ thần tượng ("thần sụp rồi tượng chỉ còn là đất đá thôi") Idi Amin trong mắt Nicholas không thực sự hay và sâu sắc, bộ phim đúng hơn là chuỗi khủng hoảng và mất niềm tin của chính Garrigan hơn là hình ảnh viên độc tài lộ dần qua con mắt của chàng thanh niên. Và đây chính là ... điểm dở của phim vì người đóng hay nhất phim không phải McAvoy mà lại là Forest Whitaker. Diễn viên "chuyên trị" những phim nhỏ như Birds, Ghost Dog: The Way of the Samurai thực sự đã có một vai diễn để đời, ông chiếm lĩnh màn ảnh (kể cả nghĩa đen và nghĩa bóng - Whitaker là người to béo) từ phút đầu tiên cho tới phút cuối cùng bằng diễn xuất xuất thần. Từ giọng nói - thật khó tin là cái giọng Anh nửa mùa rặt lỗi phát âm đúng kiểu châu Phi lại được Whitaker, một người Mỹ "xịn" sử dụng thành thục đến như vậy, đến cặp mắt rất "lãnh tụ" và cuốn hút người xem (dù Whitaker bị sụp mí một bên mắt, và nhất là tính cách thay đổi liên tục, rất trẻ con, rất nông nổi của viên độc tài tàn bạo. Thành công lớn nhất của Forest Whitaker có lẽ nằm ở chỗ ông thể hiện sự thay đổi tính cách bất thần từ thái cực này sang thái cực khác của Idi Amin cực kì chân thật và "ngọt", chứng kiến diễn xuất của Whitaker, người xem cũng dần dần cảm thấy lạnh gáy như Nicholas khi phải ở bên cạnh một con người có quyền lực tối thượng nhưng lại không thể lường trước được ông ta sẽ ứng xử với mình như thế nào. Việc Forest Whitaker giành toàn bộ các giải diễn xuất của năm 2006 thực sự là rất hợp lý. Dù sao thì tôi vẫn cảm thấy tiếc vì đã không thêm được một phim hay vào dòng phim "Road to perdition".

jeudi 10 septembre 2009

Maradona by Kusturica (2008)


Lâu lắm rồi kể từ Sicko của Michael Moore mới lại được xem một phim tài liệu cảm động, đó là Maradona by Kusturica của Emir Kusturica, một trong 6 đạo diễn từng giành hai giải Cành cọ vàng (Palme d'Or) tại Liên hoan phim Cannes.

Trong phần générique cuối phim, Emir Kusturica có phần "Lời cảm ơn" rất dài, trong đó 2 người được đặt cuối cùng với lời cảm ơn chân trọng nhất là Claudia Vilafane (vợ cũ của Maradona) và ... Chúa (God). Danh sách này tuyệt đối không có tên của nhân vật chính trong phim - Maradona, vì người yêu bóng đá (trong đó có Kusturica) luôn ngầm hiểu rằng, chính Diego Maradona đã là một vị Chúa (el Dios), số 10 (el Diez) xuất sắc nhất trong lịch sử môn thể thao này rồi.

Tôi yêu thích Maradona chỉ khi sự nghiệp của el Diez đã bước sang bên kia sườn dốc của sự nghiệp, đó là World Cup 1990 ở Ý, World Cup bị coi là "xấu xí" nhất của kỉ nguyên bóng đá được truyền hình hóa (từ World Cup 1970 ở Mehico). Trong giải đấu này, Argentina của Maradona, đương kim vô địch thế giới khi đó, cũng trình diễn một lối đá xấu xí với một đội hình bạc nhược tới mức gây sốc cho cả làng bóng đá thế giới khi thua một đội bóng vô danh, Cameroon của Roger Milla, ở ngay trận ra quân. Sau thất bại thảm hại ấy, Argentina tiếp tục ì ạch nhưng họ vẫn cứ tiến lên nhờ có tốc độ của "Mũi tên vàng" Claudio Caniggia, bàn tay nhựa của Sergio Goycochea (người được mệnh danh là "Sinh ra để bắt penalty"), may mắn (rất nhiều) và trên hết, nhờ họ (vẫn) có Diego Maradona. Một mình Maradona, với tài năng xuất chúng và ý chí phi thường, đã đẩy cái "ô tô nát" Argentina vào chung kết, nơi họ phải đối đầu với "cỗ xe tăng" Đức. Trong trận đấu này, Argentina đã thua, thua tức tưởi bởi một quả penalty ở phút 85 cùng hai chiếc thẻ đỏ gây nhiều tranh cãi. Nước mắt rơi dài trên khuôn mặt khắc khổ của Maradona, anh buồn vì đội bóng của mình gục ngã khi trận đấu chỉ còn 5 phút, nhưng trận đấu ấy cũng biến Maradona thành một người thất bại vĩ đại.

Trong một bộ phim truyền hình Ý phát trên VTV cách đây đã lâu, tôi cứ ấn tượng mãi câu chuyện của một ông bố Ý về "người thất bại vĩ đại". Con trai ông thua cuộc trong trận chung kết cờ vua ở trường, thằng bé buồn bã tới mức mẹ nó không làm cách nào dỗ dành nổi. Trở về nhà sau một ngày dài làm tài xế taxi, ông an ủi con trai bằng câu chuyện về một "người thất bại vĩ đại" - Franco Baresi. Năm 1994 Baresi là đội trưởng đội tuyển Ý, ông thi đấu hết sức thành công và đưa Ý lọt vào chung kết với Brasil. Nhưng rồi chính Baresi lại là người đá hỏng quả penalty đầu tiên trong loạt đá luân lưu, cú sút lên giời của ông đã khiến nước Ý tan mộng vô địch khi đã ở ngưỡng cửa thiên đường. Nước mắt cũng rơi trên khuôn mặt của Baresi và đối với cổ động viên Ý, ông đã trở thành "người thất bại vĩ đại", vĩ đại vì cái cách ông chiến đấu để đi tới đích và cả cái cách ông gục ngã ở những giây phút cuối cùng.

Quay lại với el Diez, World Cup 1994 là khúc vĩ thanh cuối cùng của Maradona, quay trở lại sân cỏ sau thời gian dài bị treo giò do nghiện ma túy, Maradona cắt sạch mái tóc lãng tử của mình, khuôn mặt và cả thân hình của anh trở nên gân guốc, khắc khổ hơn, chỉ có tài năng và ý chí của el Diez thì vẫn vậy. Anh khởi đầu và kết thúc một trong những bàn thắng đẹp nhất World Cup 1994 với cái cách "đan hoa dệt gấm" thường thấy ở Maradona. Nhưng rồi tất cả nhanh chóng sụp đổ khi người ta một lần nữa loại anh ra khỏi cuộc chơi vì lý do dùng doping. Thiếu anh, Argentina sụp đổ và cho đến nay vẫn chưa thể nào lập lại những chiến tích vĩ đại như thời Maradona.

Người ta thường so sánh Pele với Maradona, tôi thì luôn coi rằng Maradona là người "giỏi hơn" còn bố tôi thì chỉ phán "Chưa xem Pele đá thì làm sao nói thế được". Nhưng theo tôi, chỉ có Maradona, nói đúng hơn là cuộc đời của ông, mới xứng đáng là huyền thoại tiêu biểu cho bóng đá. Trong sự nghiệp của mình, Pele luôn chỉ biết tới thắng lợi, xoay quanh ông ở đội tuyển Brasil cũng là một đội ngũ tài năng bậc nhất trong lịch sử bóng đá, đời tư của Pele cũng bằng phẳng và "sạch" (trừ những dự đoán ở "trình độ vườn" của ông về các giải lớn). Maradona thì khác, anh từng ở đỉnh cao vinh quang với Argentina, với Napoli, với Boca, nhưng anh cũng từng rơi xuống vực sâu thất bại ở World Cup 1982-nơi mọi người đều trông chờ vào tài năng của Diego, đời tư của el Diez cũng hết sức hỗn loạn với những câu chuyện về nghiện ma túy, trăng hoa, bạo lực (cả trong vài ngoài sân cỏ). Chính cuộc đời sóng gió với đủ mọi khía cạch cả tốt, cả xấu, cả thiên tài, cả tầm thường ấy của Maradona đã khiến anh trở thành huyền thoại và đưa anh lên vị thế của một el Dios của bóng đá, thậm chí người hâm mộ anh còn lập ra hẳn một tôn giáo có tên Iglesia Maradoniana để thờ phụng vị Chúa của họ.

Sở dĩ tôi nói dài, rất dài như ở trên vì Maradona by Kusturica có lẽ chỉ dành cho người yêu bóng đá. Đây không phải một phim tài liệu tiểu sử (biography) về cuộc đời Diego Maradona vì Kusturica mặc định rằng những chi tiết về cuộc đời và sự nghiệp của el Diez "phải được" người xem biết trước. Đạo diễn chỉ tập trung khai thác những cuộc phỏng vấn với Diego để tìm hiểu về con người thật phía sau cái huyền thoại của el Dios ấy. Xen giữa các cuộc phỏng vấn là những hình ảnh yêu thích của người hâm mộ - Các pha làm bàn và kiến tạo của Maradona, trong đó hai "Bàn thắng của Thế kỷ" mà Maradona ghi trong trận gặp Anh tại World Cup 1986 được chiếu đi, chiếu lại nhiều lần trong suốt bộ phim chỉ dài có 90 phút này (đúng bằng thời gian 1 trận bóng!). Qua những câu trả lời hết sức, hết sức chân thành của Maradona, Kusturica dần khắc họa cho người xem một hình ảnh toàn diện về el Diez. Đó là một cầu thủ bóng đá thiên tài, người đã biết rằng mình sẽ vô địch thế giới ngay từ khi còn chưa được khoác áo chuyên nghiệp, trong một đoạn phỏng vấn ngắn khi người ta hỏi em của Diego rằng cậu có muốn trở thành cầu thủ như anh trai mình không, cậu bé đã đáp: "Tôi chẳng bao giờ nghĩ đến việc đó. Anh ấy là người Sao Hỏa!". Nhưng tài năng thiên bẩm của Maradona không thể giúp anh đoán trước được sự tàn phá kinh hoàng của ma túy đối với cuộc đời một con người. Trong phim có rất nhiều suy nghĩ cay đắng và xúc động của Maradona về tác hại của ma túy đối với cuộc đời anh, cái con người thiên tài, giờ to béo và ì ạch ấy, tâm sự với Kusturica một cách tiếc nuối: "...Anh thấy đấy, nếu không có ma túy, tôi sẽ trở thành một cầu thủ ở tầm cỡ nào?.... Claudia (vợ Diego) không đẹp bằng tôi! Nhưng tôi ghen tị với cô ấy vì Claudia được chứng kiến tất cả những giây phút quan trọng trong cuộc đời của Dalma và Giannina (hai con gái Diego), lúc ấy tôi ở đâu? Tôi đang vui thú bên bàn tiệc, tôi đang phê thuốc!...". Rất nhiều, rất nhiều những đoạn phỏng vấn cảm động như vậy được Kusturica lồng vào các đoạn phim gia đình của Diego, khi anh còn trẻ và hạnh phúc bên cạnh hai cô con gái đẹp như thiên thần, và rồi sau đó là những đoạn tin về sự kiện Maradona phải nhập viện vì sốc thuốc. Chứng kiến những câu chuyện cay đắng của Maradona, nghe anh kể về giai đoạn anh cận kề với cái chết, tôi chợt nghĩ đến hình ảnh Jake LaMotta của Robert De Niro đập đầu vào tường nhà giam với câu hỏi đau đớn "Tại sao tôi lại làm như vậy?" trong Raging Bull. Hai hình ảnh nhân vật ấy (Maradona của Maradona by Kusturica và Jake của Raging Bull) giống nhau tới lạ kì, họ cùng là những tài năng và nhân cách lớn trong lĩnh vực của mình, nhưng lại chỉ là những con người bình thường ngoài đời với đủ mọi điểm yếu, tật xấu như mọi người bình thường khác. Chính những tật xấu cố hữu ấy đã phá hủy cuộc đời, gia đình họ, phá hủy luôn cả sự nghiệp do tài năng của họ tạo nên. Thật trùng hợp là trong cuộc phỏng vấn Maradona cũng nói rằng nếu là diễn viên, anh sẽ là Robert De Niro "của Raging Bull".

Trong Maradona by Kusturica, bên cạnh những suy nghĩ về cuộc đời, về gia đình của el Diez, Kusturica còn dành một phần khá lớn thời gian để Maradona bộc lộ tư tưởng thiên tả của anh về chính trị. Maradona yêu quý Fidel ("Tôi có thể chết vì ông ấy"), ghét Bush ("Gã rác rưởi G. Bush") và tự hào vì đã dùng bàn tay của mình để "tiêu diệt" nước Anh, điều mà Argentina đã không làm được trong cuộc chiến Malvinas. Có lẽ Kusturica, một người chống Cộng, chỉ muốn khắc họa một hình ảnh Diego Maradona của đời thường với cách phản ứng hết sức chân thành và nông nổi về các sự kiện, nhân vật chính trị.

Thật kì lạ là Kusturica càng khắc họa Maradona với tư cách "một người bình thường" bao nhiêu thì tôi (một người yêu bóng đá) lại càng thấy el Diez gần gũi với hình ảnh của một huyền thoại bóng đá thực sự, một el Dios của bóng đá bấy nhiêu. Quả thực Kusturica đã rất tài tình khi mở đầu bộ phim bằng câu trích dẫn của Baudelaire: "Chúa là bản thể duy nhất có thể trị vì mà không cần tồn tại" ("Dieu est le seul être qui, pour régner, n'ait même pas besoin d'exister"). Đúng như vậy, dù Maradona có mắc bao nhiêu sai lầm trong đời thường, người hâm mộ vẫn sẵn sàng bỏ qua cho anh, bởi el Diez đã là el Dios của bóng đá.

mardi 1 septembre 2009

Agatha Christie và phim hình sự


Trong bài này chỉ bàn về các tiểu thuyết của Agatha Christie đề cập tới Hercule Poirot, theo tôi mặc dù công khai tỏ ra ghét Poirot và cũng cố tạo cho "lão thám tử người Bỉ" một tính cách tinh tướng, khoe khoang không thể mê được thì tài năng của Christie vẫn là nổi bật nhất thông qua loạt tiểu thuyết về Poirot.

Agatha Christie viết cuốn tiểu thuyết đầu tiên về Poirot vào năm 1920 và cuốn cuối cùng vào năm 1972 (trừ Curtain: Poirot’s Last Case xuất bản sau cùng nhưng lại được viết từ quãng năm 1940). Theo tôi thì giai đoạn Christie sung sức và cho ra đời nhiều tiểu thuyết xuất sắc nhất là quãng từ 1920 (The Mysterious Affair at Styles) tới 1944 (tạm ước, Curtain: Poirot’s Last Case). Càng về cuối Christie càng viết xuống tay, những tiểu thuyết ở giai đoạn cuối cùng của bà (Poirot và không Poirot) đều lâm vào tình trạng lê thê, miên man và mất hẳn cái chất thông minh, tinh tế thời đầu. Tôi có bảng chấm điểm dưới đây cho những tiểu thuyết Poirot đã đọc:

TT Year Novel Rating
01 1920 The Mysterious Affair at Styles ♥♥♥♥
02 1923 The Murder on the Links ♥♥♥♥
03 1926 The Murder of Roger Ackroyd ♥♥♥♥♥
04 1927 The Big Four ♥♥♥
05 1928 The Mystery of the Blue Train
06 1932 Peril at End House ♥♥♥♥
07 1933 Lord Edgware Dies ♥♥♥
08 1934 Murder on the Orient Express ♥♥♥♥♥
09 1935 Three-Act Tragedy ♥♥♥♥
10 1935 Death in the Clouds
11 1936 The ABC Murders ♥♥♥♥♥
12 1936 Murder in Mesopotamia ♥♥♥
13 1936 Cards on the Table ♥♥♥♥
14 1937 Dumb Witness ♥♥♥
15 1937 Death on the Nile ♥♥♥♥
16 1938 Appointment with Death ♥♥♥
17 1938 Hercule Poirot’s Christmas ♥♥♥
18 1940 Sad Cypress ♥♥
19 1940 One, Two, Buckle My Shoe
20 1941 Evil Under the Sun ♥♥♥
21 1943 Five Little Pigs ♥♥♥♥♥
22 1944 Curtain: Poirot’s Last Case ♥♥♥♥♥
23 1946 The Hollow
24 1948 Taken at the Flood
25 1952 Mrs McGinty’s Dead
26 1953 After the Funeral ♥♥♥
27 1955 Hickory Dickory Dock
28 1956 Dead Man’s Folly
29 1959 Cat Among the Pigeons ♥♥♥
30 1963 The Clocks ♥♥♥
31 1966 Third Girl ♥♥
32 1969 Hallowe’en Party ♥♥♥
33 1972 Elephants Can Remember ♥♥

Theo tôi thì 5 đỉnh cao nhất của loạt Hercule Poirot là The Murder of Roger Ackroyd (1926), Murder on the Orient Express (1934), The ABC Murders (1936), Five Little Pigs (1943) và Curtain: Poirot’s Last Case (1944, ước). Đây là 5 tiểu thuyết cực kì hấp dẫn và cũng cực kì khác nhau kể cả về ý tưởng và cách thức xây dựng nội dung. Roger Ackroyd được liệt vào hàng kinh điển của tiểu thuyết trinh thám vì ý tưởng unreliable narrator, tức người dẫn chuyện không đáng tin. Nhiều người chỉ trích Agatha Christie vì cho rằng unreliable narrator đã phá hủy tính chất cơ bản nhất của truyện trinh thám, đó là theo dòng truyện hé lộ dần các chi tiết để độc giả có thể tham gia khám phá vụ án. Nhưng rõ ràng ý tưởng của Christie là cực kì thông minh vì như đã lặp lại rất nhiều lần trong đời sáng tác của mình, nữ nhà văn luôn nói: "kẻ thủ ác dù thông minh đến đâu thì càng nói nhiều sẽ càng bộc lộ sai lầm của mình", vả lại Roger Ackroyd thực ra cũng đi theo một nguyên tắc cơ bản của truyện trinh thám nói như Sherlock Holmes: "Sau khi loại trừ hết các khả năng không thể xảy ra thì khả năng cuối cùng, dù thiếu cơ sở đến đâu đi nữa, cũng là sự thật". Trong các bộ phim sử dụng unreliable narrator, tác phẩm kinh điển nhất có lẽ là The Usual Suspects, phim trinh thám vào loại xuất sắc và thông minh nhất (hai cái này khác nhau) của thập niên 1990.

Orient Express khác với Roger Ackroyd, tiểu thuyết này gây hứng thú nhờ cách xây dựng bối cảnh vụ án độc đáo cùng tính cách của các nghi phạm cực kì đặc sắc, tuy đây là một trong những tiểu thuyết có nhiều nghi phạm nhất của Christie nhưng nữ nhà văn vẫn dành đủ đất để tạo cho mỗi người một vẻ ngoài riêng và một tính cách cũng khác biệt. Đây cũng là tiểu thuyết có phần kết mượt và dễ gây cảm tình nhất của Agatha Christie, vừa nhân bản (một tính từ hiếm khi xuất hiện trong truyện trinh thám), vừa dí dỏm hài hước kiểu Anh và nhất là làm độc giả hài lòng. Orient Express được chuyển thể thành phim cùng tên, đây có lẽ là chuyển thể xuất sắc nhất của Hollywood đối với tiểu thuyết của Agatha Christie. Đây là bộ phim hội tụ cực nhiều diễn viên tên tuổi của điện ảnh Anh - Mỹ như Ingrid Bergman (giờ đã già và xấu hơn rất nhiều so với Casablanca), Lauren Bacall (vợ của ... người yêu Bergman trong Casablanca, nhưng cũng nổi tiếng nhờ phim hình sự), Sean Connery (lúc này đang ở đỉnh cao của thời kì James Bond), Vanessa Redgrave, Anthony Perkins (của Psycho), John Gielgud,... Phim chuyển thể khá trung thành tiểu thuyết của Agatha Christie, đặc biệt là trong việc xây dựng hình ảnh nhân vật Hercule Poirot - điều mà nhiều phim sau này không thể (hoặc không muốn) làm. Gần đây đạo diễn Hàn Quốc Park Chan-wook có phim Sympathy for Lady Vengeance cũng rất giống với mô-típ của Orient Express với phần hình ảnh mang tính thẩm mỹ cực kì đẹp. Phần kết của Lady Vengeance có không khí trả thù xuất sắc và cực kì gần gũi với Orient Express, thậm chí theo tôi phần này của Lady Vengeance còn được làm tốt hơn nhiều phần tương tự trong chuyển thể điện ảnh của Orient Express.

The ABC Murders bắt đầu bộc lộ ý tưởng của Agatha Christie trong việc xây dựng một perfect crime và perfect murder - kẻ không thể bị tòa án xét xử. Trong nhiều tiểu thuyết, Agatha Christie thường nhắc tới một perfect murder, đó là Iago - kẻ chỉ bằng cái mồm của mình mà tạo nên bi kịch của Othello và Desdemona. Iago của The ABC Murders là kẻ tội phạm đầu tiên của Christie sử dụng việc điều khiển ý chí của người khác để gây án. Đây cũng là một ý tưởng hết sức độc đáo của Agatha Christie và bà triển khai nó cực kì xuất sắc thông qua một không gian rộng lớn và những tình tiết hết sức "hình sự" theo kiểu The Big Four nhưng đáng tin và gần với hiện thực hơn The Big Four (tiểu thuyết theo kiểu Doyle của Christie) nhiều lần. Tạm thời tôi chưa nghĩ ra bộ phim nào làm theo ý tưởng này, nhưng Conan thì đã có hẳn một truyện lấy nguyên cảm hứng từ The ABC Murders.

Five Little Pigs được nhiều người cho là tác phẩm xuất sắc nhất của Agatha Christie (cùng với Roger Ackroyd). Ý tưởng của Five Little Pigs là một vụ án trong quá khứ được kể qua 5 lời kể khác nhau, 5 góc nhìn khác nhau trong đó có 1 là của hung thủ thực sự. Đây là tiểu thuyết gây hứng thú bậc nhất cho độc giả vì họ có được toàn bộ thông tin như Hercule Poirot, và nếu đủ thông minh thì họ hoàn toàn có thể đoán được kẻ thủ ác. Theo tôi Five Little Pigs cũng là một tiểu thuyết vào hàng cảm động nhất của Agatha Christie vì các nhân vật được bà xây dựng rất "người" với vô số tình cảm trái ngược và hành xử trái ngược. Bộ phim gần gũi nhất với Five Little Pigs là tác phẩm nổi tiếng của Akira Kurosawa, Rashomon. Cả hai cùng nói về những vụ án trong quá khứ được xây dựng qua nhiều lời kể khác nhau, tuy nhiên Rashomon có lẽ vẫn độc đáo hơn vì lời kể của từng người trong bộ phim này mang đậm dấu ấn cá nhân hơn rất nhiều so với Five Little Pigs. Hơn nữa phần kết kiểu bỏ ngỏ của Rashomon cũng khiến người xem phải suy nghĩ chứ không chỉ dừng lại ở mức cảm thấy thỏa mãn (và thanh thản) như ở Five Little Pigs. Tất nhiên, Christie luôn là tác giả hướng tới nhu cầu của độc giả nhiều hơn là giải quyết nhu cầu sáng tạo của riêng mình, vì vậy cái kết của Five Little Pigs là dễ hiểu so với phong cách chung của Christie và không hề làm mất đi giá trị chung của tiểu thuyết.

Curtain: Poirot's Last Case là tiểu thuyết cuối cùng của Christie về Poirot nơi lần đầu tiên trong lịch sử, một nhân vật văn học xuất chúng và được nhiều người yêu mến bị tác giả "giết chết". Đây là một tiểu thuyết buồn bã, mơ hồ nhưng chứa đựng kẻ tội phạm xuất sắc nhất trong suốt sự nghiệp của Agatha Christie. Kẻ thủ ác trong Curtain là tội phạm duy nhất của Christie đạt tới "cảnh giới" điều khiển người khác giết người thay vì dùng chính bàn tay của mình gây án, hơn nữa tên này còn nguy hiểm ở chỗ động cơ gây án của gã hoàn toàn không nhằm vào tiền bạc, danh vọng hay những mục tiêu thông thường của tội phạm, về mặt này Curtain có thể sánh nganh với Three Act Tragedy, tiểu thuyết có phần kết bất ngờ vào loại gần nhất của Christie vì một lý do đơn giản - động cơ không thể tin nổi của thủ phạm. Chỉ có một nhà văn am hiểu rất sâu về tâm lý học như Agatha Christie mới có thể tạo nên được những tiểu thuyết như Curtain, và Curtain cũng xứng đáng là một tiểu thuyết hàng đầu của dòng văn học trinh thám về tội phạm tâm lý học. Phim hình sự Hollywood có rất nhiều hình mẫu nhân vật tội phạm gây án thông qua tay người khác, nhưng để đạt tới mức như Curtain thì tôi chưa thấy có phim nào.

Có hai đề tài của truyện trinh thám tôi không thấy Agatha Christie động tới - đó là tiểu thuyết xoay quanh các vụ xử án và tiểu thuyết bắt đầu bằng chính hành động gây ác của thủ phạm để rồi sau đó độc giả phải đoán xem hắn che giấu tội ác thế nào (đây là đề tài thường xuyên được Conan lặp lại một cách thông minh). Thể loại phim xoay quanh các vụ xử án thường xuyên được Hollywood nhắc tới, nhưng kinh điển hơn cả có lẽ là Witness for the Prosecution (chuyển thể từ truyện ngắn của chính Christie), Anatomy of a Murder 12 Angry Men.

(còn tiếp)