Lâu lắm rồi kể từ Sicko của Michael Moore mới lại được xem một phim tài liệu cảm động, đó là Maradona by Kusturica của Emir Kusturica, một trong 6 đạo diễn từng giành hai giải Cành cọ vàng (Palme d'Or) tại Liên hoan phim Cannes.
Trong phần générique cuối phim, Emir Kusturica có phần "Lời cảm ơn" rất dài, trong đó 2 người được đặt cuối cùng với lời cảm ơn chân trọng nhất là Claudia Vilafane (vợ cũ của Maradona) và ... Chúa (God). Danh sách này tuyệt đối không có tên của nhân vật chính trong phim - Maradona, vì người yêu bóng đá (trong đó có Kusturica) luôn ngầm hiểu rằng, chính Diego Maradona đã là một vị Chúa (el Dios), số 10 (el Diez) xuất sắc nhất trong lịch sử môn thể thao này rồi.
Tôi yêu thích Maradona chỉ khi sự nghiệp của el Diez đã bước sang bên kia sườn dốc của sự nghiệp, đó là World Cup 1990 ở Ý, World Cup bị coi là "xấu xí" nhất của kỉ nguyên bóng đá được truyền hình hóa (từ World Cup 1970 ở Mehico). Trong giải đấu này, Argentina của Maradona, đương kim vô địch thế giới khi đó, cũng trình diễn một lối đá xấu xí với một đội hình bạc nhược tới mức gây sốc cho cả làng bóng đá thế giới khi thua một đội bóng vô danh, Cameroon của Roger Milla, ở ngay trận ra quân. Sau thất bại thảm hại ấy, Argentina tiếp tục ì ạch nhưng họ vẫn cứ tiến lên nhờ có tốc độ của "Mũi tên vàng" Claudio Caniggia, bàn tay nhựa của Sergio Goycochea (người được mệnh danh là "Sinh ra để bắt penalty"), may mắn (rất nhiều) và trên hết, nhờ họ (vẫn) có Diego Maradona. Một mình Maradona, với tài năng xuất chúng và ý chí phi thường, đã đẩy cái "ô tô nát" Argentina vào chung kết, nơi họ phải đối đầu với "cỗ xe tăng" Đức. Trong trận đấu này, Argentina đã thua, thua tức tưởi bởi một quả penalty ở phút 85 cùng hai chiếc thẻ đỏ gây nhiều tranh cãi. Nước mắt rơi dài trên khuôn mặt khắc khổ của Maradona, anh buồn vì đội bóng của mình gục ngã khi trận đấu chỉ còn 5 phút, nhưng trận đấu ấy cũng biến Maradona thành một người thất bại vĩ đại.
Trong một bộ phim truyền hình Ý phát trên VTV cách đây đã lâu, tôi cứ ấn tượng mãi câu chuyện của một ông bố Ý về "người thất bại vĩ đại". Con trai ông thua cuộc trong trận chung kết cờ vua ở trường, thằng bé buồn bã tới mức mẹ nó không làm cách nào dỗ dành nổi. Trở về nhà sau một ngày dài làm tài xế taxi, ông an ủi con trai bằng câu chuyện về một "người thất bại vĩ đại" - Franco Baresi. Năm 1994 Baresi là đội trưởng đội tuyển Ý, ông thi đấu hết sức thành công và đưa Ý lọt vào chung kết với Brasil. Nhưng rồi chính Baresi lại là người đá hỏng quả penalty đầu tiên trong loạt đá luân lưu, cú sút lên giời của ông đã khiến nước Ý tan mộng vô địch khi đã ở ngưỡng cửa thiên đường. Nước mắt cũng rơi trên khuôn mặt của Baresi và đối với cổ động viên Ý, ông đã trở thành "người thất bại vĩ đại", vĩ đại vì cái cách ông chiến đấu để đi tới đích và cả cái cách ông gục ngã ở những giây phút cuối cùng.
Quay lại với el Diez, World Cup 1994 là khúc vĩ thanh cuối cùng của Maradona, quay trở lại sân cỏ sau thời gian dài bị treo giò do nghiện ma túy, Maradona cắt sạch mái tóc lãng tử của mình, khuôn mặt và cả thân hình của anh trở nên gân guốc, khắc khổ hơn, chỉ có tài năng và ý chí của el Diez thì vẫn vậy. Anh khởi đầu và kết thúc một trong những bàn thắng đẹp nhất World Cup 1994 với cái cách "đan hoa dệt gấm" thường thấy ở Maradona. Nhưng rồi tất cả nhanh chóng sụp đổ khi người ta một lần nữa loại anh ra khỏi cuộc chơi vì lý do dùng doping. Thiếu anh, Argentina sụp đổ và cho đến nay vẫn chưa thể nào lập lại những chiến tích vĩ đại như thời Maradona.
Người ta thường so sánh Pele với Maradona, tôi thì luôn coi rằng Maradona là người "giỏi hơn" còn bố tôi thì chỉ phán "Chưa xem Pele đá thì làm sao nói thế được". Nhưng theo tôi, chỉ có Maradona, nói đúng hơn là cuộc đời của ông, mới xứng đáng là huyền thoại tiêu biểu cho bóng đá. Trong sự nghiệp của mình, Pele luôn chỉ biết tới thắng lợi, xoay quanh ông ở đội tuyển Brasil cũng là một đội ngũ tài năng bậc nhất trong lịch sử bóng đá, đời tư của Pele cũng bằng phẳng và "sạch" (trừ những dự đoán ở "trình độ vườn" của ông về các giải lớn). Maradona thì khác, anh từng ở đỉnh cao vinh quang với Argentina, với Napoli, với Boca, nhưng anh cũng từng rơi xuống vực sâu thất bại ở World Cup 1982-nơi mọi người đều trông chờ vào tài năng của Diego, đời tư của el Diez cũng hết sức hỗn loạn với những câu chuyện về nghiện ma túy, trăng hoa, bạo lực (cả trong vài ngoài sân cỏ). Chính cuộc đời sóng gió với đủ mọi khía cạch cả tốt, cả xấu, cả thiên tài, cả tầm thường ấy của Maradona đã khiến anh trở thành huyền thoại và đưa anh lên vị thế của một el Dios của bóng đá, thậm chí người hâm mộ anh còn lập ra hẳn một tôn giáo có tên Iglesia Maradoniana để thờ phụng vị Chúa của họ.
Sở dĩ tôi nói dài, rất dài như ở trên vì Maradona by Kusturica có lẽ chỉ dành cho người yêu bóng đá. Đây không phải một phim tài liệu tiểu sử (biography) về cuộc đời Diego Maradona vì Kusturica mặc định rằng những chi tiết về cuộc đời và sự nghiệp của el Diez "phải được" người xem biết trước. Đạo diễn chỉ tập trung khai thác những cuộc phỏng vấn với Diego để tìm hiểu về con người thật phía sau cái huyền thoại của el Dios ấy. Xen giữa các cuộc phỏng vấn là những hình ảnh yêu thích của người hâm mộ - Các pha làm bàn và kiến tạo của Maradona, trong đó hai "Bàn thắng của Thế kỷ" mà Maradona ghi trong trận gặp Anh tại World Cup 1986 được chiếu đi, chiếu lại nhiều lần trong suốt bộ phim chỉ dài có 90 phút này (đúng bằng thời gian 1 trận bóng!). Qua những câu trả lời hết sức, hết sức chân thành của Maradona, Kusturica dần khắc họa cho người xem một hình ảnh toàn diện về el Diez. Đó là một cầu thủ bóng đá thiên tài, người đã biết rằng mình sẽ vô địch thế giới ngay từ khi còn chưa được khoác áo chuyên nghiệp, trong một đoạn phỏng vấn ngắn khi người ta hỏi em của Diego rằng cậu có muốn trở thành cầu thủ như anh trai mình không, cậu bé đã đáp: "Tôi chẳng bao giờ nghĩ đến việc đó. Anh ấy là người Sao Hỏa!". Nhưng tài năng thiên bẩm của Maradona không thể giúp anh đoán trước được sự tàn phá kinh hoàng của ma túy đối với cuộc đời một con người. Trong phim có rất nhiều suy nghĩ cay đắng và xúc động của Maradona về tác hại của ma túy đối với cuộc đời anh, cái con người thiên tài, giờ to béo và ì ạch ấy, tâm sự với Kusturica một cách tiếc nuối: "...Anh thấy đấy, nếu không có ma túy, tôi sẽ trở thành một cầu thủ ở tầm cỡ nào?.... Claudia (vợ Diego) không đẹp bằng tôi! Nhưng tôi ghen tị với cô ấy vì Claudia được chứng kiến tất cả những giây phút quan trọng trong cuộc đời của Dalma và Giannina (hai con gái Diego), lúc ấy tôi ở đâu? Tôi đang vui thú bên bàn tiệc, tôi đang phê thuốc!...". Rất nhiều, rất nhiều những đoạn phỏng vấn cảm động như vậy được Kusturica lồng vào các đoạn phim gia đình của Diego, khi anh còn trẻ và hạnh phúc bên cạnh hai cô con gái đẹp như thiên thần, và rồi sau đó là những đoạn tin về sự kiện Maradona phải nhập viện vì sốc thuốc. Chứng kiến những câu chuyện cay đắng của Maradona, nghe anh kể về giai đoạn anh cận kề với cái chết, tôi chợt nghĩ đến hình ảnh Jake LaMotta của Robert De Niro đập đầu vào tường nhà giam với câu hỏi đau đớn "Tại sao tôi lại làm như vậy?" trong Raging Bull. Hai hình ảnh nhân vật ấy (Maradona của Maradona by Kusturica và Jake của Raging Bull) giống nhau tới lạ kì, họ cùng là những tài năng và nhân cách lớn trong lĩnh vực của mình, nhưng lại chỉ là những con người bình thường ngoài đời với đủ mọi điểm yếu, tật xấu như mọi người bình thường khác. Chính những tật xấu cố hữu ấy đã phá hủy cuộc đời, gia đình họ, phá hủy luôn cả sự nghiệp do tài năng của họ tạo nên. Thật trùng hợp là trong cuộc phỏng vấn Maradona cũng nói rằng nếu là diễn viên, anh sẽ là Robert De Niro "của Raging Bull".
Trong Maradona by Kusturica, bên cạnh những suy nghĩ về cuộc đời, về gia đình của el Diez, Kusturica còn dành một phần khá lớn thời gian để Maradona bộc lộ tư tưởng thiên tả của anh về chính trị. Maradona yêu quý Fidel ("Tôi có thể chết vì ông ấy"), ghét Bush ("Gã rác rưởi G. Bush") và tự hào vì đã dùng bàn tay của mình để "tiêu diệt" nước Anh, điều mà Argentina đã không làm được trong cuộc chiến Malvinas. Có lẽ Kusturica, một người chống Cộng, chỉ muốn khắc họa một hình ảnh Diego Maradona của đời thường với cách phản ứng hết sức chân thành và nông nổi về các sự kiện, nhân vật chính trị.
Thật kì lạ là Kusturica càng khắc họa Maradona với tư cách "một người bình thường" bao nhiêu thì tôi (một người yêu bóng đá) lại càng thấy el Diez gần gũi với hình ảnh của một huyền thoại bóng đá thực sự, một el Dios của bóng đá bấy nhiêu. Quả thực Kusturica đã rất tài tình khi mở đầu bộ phim bằng câu trích dẫn của Baudelaire: "Chúa là bản thể duy nhất có thể trị vì mà không cần tồn tại" ("Dieu est le seul être qui, pour régner, n'ait même pas besoin d'exister"). Đúng như vậy, dù Maradona có mắc bao nhiêu sai lầm trong đời thường, người hâm mộ vẫn sẵn sàng bỏ qua cho anh, bởi el Diez đã là el Dios của bóng đá.
Trong phần générique cuối phim, Emir Kusturica có phần "Lời cảm ơn" rất dài, trong đó 2 người được đặt cuối cùng với lời cảm ơn chân trọng nhất là Claudia Vilafane (vợ cũ của Maradona) và ... Chúa (God). Danh sách này tuyệt đối không có tên của nhân vật chính trong phim - Maradona, vì người yêu bóng đá (trong đó có Kusturica) luôn ngầm hiểu rằng, chính Diego Maradona đã là một vị Chúa (el Dios), số 10 (el Diez) xuất sắc nhất trong lịch sử môn thể thao này rồi.
Tôi yêu thích Maradona chỉ khi sự nghiệp của el Diez đã bước sang bên kia sườn dốc của sự nghiệp, đó là World Cup 1990 ở Ý, World Cup bị coi là "xấu xí" nhất của kỉ nguyên bóng đá được truyền hình hóa (từ World Cup 1970 ở Mehico). Trong giải đấu này, Argentina của Maradona, đương kim vô địch thế giới khi đó, cũng trình diễn một lối đá xấu xí với một đội hình bạc nhược tới mức gây sốc cho cả làng bóng đá thế giới khi thua một đội bóng vô danh, Cameroon của Roger Milla, ở ngay trận ra quân. Sau thất bại thảm hại ấy, Argentina tiếp tục ì ạch nhưng họ vẫn cứ tiến lên nhờ có tốc độ của "Mũi tên vàng" Claudio Caniggia, bàn tay nhựa của Sergio Goycochea (người được mệnh danh là "Sinh ra để bắt penalty"), may mắn (rất nhiều) và trên hết, nhờ họ (vẫn) có Diego Maradona. Một mình Maradona, với tài năng xuất chúng và ý chí phi thường, đã đẩy cái "ô tô nát" Argentina vào chung kết, nơi họ phải đối đầu với "cỗ xe tăng" Đức. Trong trận đấu này, Argentina đã thua, thua tức tưởi bởi một quả penalty ở phút 85 cùng hai chiếc thẻ đỏ gây nhiều tranh cãi. Nước mắt rơi dài trên khuôn mặt khắc khổ của Maradona, anh buồn vì đội bóng của mình gục ngã khi trận đấu chỉ còn 5 phút, nhưng trận đấu ấy cũng biến Maradona thành một người thất bại vĩ đại.
Trong một bộ phim truyền hình Ý phát trên VTV cách đây đã lâu, tôi cứ ấn tượng mãi câu chuyện của một ông bố Ý về "người thất bại vĩ đại". Con trai ông thua cuộc trong trận chung kết cờ vua ở trường, thằng bé buồn bã tới mức mẹ nó không làm cách nào dỗ dành nổi. Trở về nhà sau một ngày dài làm tài xế taxi, ông an ủi con trai bằng câu chuyện về một "người thất bại vĩ đại" - Franco Baresi. Năm 1994 Baresi là đội trưởng đội tuyển Ý, ông thi đấu hết sức thành công và đưa Ý lọt vào chung kết với Brasil. Nhưng rồi chính Baresi lại là người đá hỏng quả penalty đầu tiên trong loạt đá luân lưu, cú sút lên giời của ông đã khiến nước Ý tan mộng vô địch khi đã ở ngưỡng cửa thiên đường. Nước mắt cũng rơi trên khuôn mặt của Baresi và đối với cổ động viên Ý, ông đã trở thành "người thất bại vĩ đại", vĩ đại vì cái cách ông chiến đấu để đi tới đích và cả cái cách ông gục ngã ở những giây phút cuối cùng.
Quay lại với el Diez, World Cup 1994 là khúc vĩ thanh cuối cùng của Maradona, quay trở lại sân cỏ sau thời gian dài bị treo giò do nghiện ma túy, Maradona cắt sạch mái tóc lãng tử của mình, khuôn mặt và cả thân hình của anh trở nên gân guốc, khắc khổ hơn, chỉ có tài năng và ý chí của el Diez thì vẫn vậy. Anh khởi đầu và kết thúc một trong những bàn thắng đẹp nhất World Cup 1994 với cái cách "đan hoa dệt gấm" thường thấy ở Maradona. Nhưng rồi tất cả nhanh chóng sụp đổ khi người ta một lần nữa loại anh ra khỏi cuộc chơi vì lý do dùng doping. Thiếu anh, Argentina sụp đổ và cho đến nay vẫn chưa thể nào lập lại những chiến tích vĩ đại như thời Maradona.
Người ta thường so sánh Pele với Maradona, tôi thì luôn coi rằng Maradona là người "giỏi hơn" còn bố tôi thì chỉ phán "Chưa xem Pele đá thì làm sao nói thế được". Nhưng theo tôi, chỉ có Maradona, nói đúng hơn là cuộc đời của ông, mới xứng đáng là huyền thoại tiêu biểu cho bóng đá. Trong sự nghiệp của mình, Pele luôn chỉ biết tới thắng lợi, xoay quanh ông ở đội tuyển Brasil cũng là một đội ngũ tài năng bậc nhất trong lịch sử bóng đá, đời tư của Pele cũng bằng phẳng và "sạch" (trừ những dự đoán ở "trình độ vườn" của ông về các giải lớn). Maradona thì khác, anh từng ở đỉnh cao vinh quang với Argentina, với Napoli, với Boca, nhưng anh cũng từng rơi xuống vực sâu thất bại ở World Cup 1982-nơi mọi người đều trông chờ vào tài năng của Diego, đời tư của el Diez cũng hết sức hỗn loạn với những câu chuyện về nghiện ma túy, trăng hoa, bạo lực (cả trong vài ngoài sân cỏ). Chính cuộc đời sóng gió với đủ mọi khía cạch cả tốt, cả xấu, cả thiên tài, cả tầm thường ấy của Maradona đã khiến anh trở thành huyền thoại và đưa anh lên vị thế của một el Dios của bóng đá, thậm chí người hâm mộ anh còn lập ra hẳn một tôn giáo có tên Iglesia Maradoniana để thờ phụng vị Chúa của họ.
Sở dĩ tôi nói dài, rất dài như ở trên vì Maradona by Kusturica có lẽ chỉ dành cho người yêu bóng đá. Đây không phải một phim tài liệu tiểu sử (biography) về cuộc đời Diego Maradona vì Kusturica mặc định rằng những chi tiết về cuộc đời và sự nghiệp của el Diez "phải được" người xem biết trước. Đạo diễn chỉ tập trung khai thác những cuộc phỏng vấn với Diego để tìm hiểu về con người thật phía sau cái huyền thoại của el Dios ấy. Xen giữa các cuộc phỏng vấn là những hình ảnh yêu thích của người hâm mộ - Các pha làm bàn và kiến tạo của Maradona, trong đó hai "Bàn thắng của Thế kỷ" mà Maradona ghi trong trận gặp Anh tại World Cup 1986 được chiếu đi, chiếu lại nhiều lần trong suốt bộ phim chỉ dài có 90 phút này (đúng bằng thời gian 1 trận bóng!). Qua những câu trả lời hết sức, hết sức chân thành của Maradona, Kusturica dần khắc họa cho người xem một hình ảnh toàn diện về el Diez. Đó là một cầu thủ bóng đá thiên tài, người đã biết rằng mình sẽ vô địch thế giới ngay từ khi còn chưa được khoác áo chuyên nghiệp, trong một đoạn phỏng vấn ngắn khi người ta hỏi em của Diego rằng cậu có muốn trở thành cầu thủ như anh trai mình không, cậu bé đã đáp: "Tôi chẳng bao giờ nghĩ đến việc đó. Anh ấy là người Sao Hỏa!". Nhưng tài năng thiên bẩm của Maradona không thể giúp anh đoán trước được sự tàn phá kinh hoàng của ma túy đối với cuộc đời một con người. Trong phim có rất nhiều suy nghĩ cay đắng và xúc động của Maradona về tác hại của ma túy đối với cuộc đời anh, cái con người thiên tài, giờ to béo và ì ạch ấy, tâm sự với Kusturica một cách tiếc nuối: "...Anh thấy đấy, nếu không có ma túy, tôi sẽ trở thành một cầu thủ ở tầm cỡ nào?.... Claudia (vợ Diego) không đẹp bằng tôi! Nhưng tôi ghen tị với cô ấy vì Claudia được chứng kiến tất cả những giây phút quan trọng trong cuộc đời của Dalma và Giannina (hai con gái Diego), lúc ấy tôi ở đâu? Tôi đang vui thú bên bàn tiệc, tôi đang phê thuốc!...". Rất nhiều, rất nhiều những đoạn phỏng vấn cảm động như vậy được Kusturica lồng vào các đoạn phim gia đình của Diego, khi anh còn trẻ và hạnh phúc bên cạnh hai cô con gái đẹp như thiên thần, và rồi sau đó là những đoạn tin về sự kiện Maradona phải nhập viện vì sốc thuốc. Chứng kiến những câu chuyện cay đắng của Maradona, nghe anh kể về giai đoạn anh cận kề với cái chết, tôi chợt nghĩ đến hình ảnh Jake LaMotta của Robert De Niro đập đầu vào tường nhà giam với câu hỏi đau đớn "Tại sao tôi lại làm như vậy?" trong Raging Bull. Hai hình ảnh nhân vật ấy (Maradona của Maradona by Kusturica và Jake của Raging Bull) giống nhau tới lạ kì, họ cùng là những tài năng và nhân cách lớn trong lĩnh vực của mình, nhưng lại chỉ là những con người bình thường ngoài đời với đủ mọi điểm yếu, tật xấu như mọi người bình thường khác. Chính những tật xấu cố hữu ấy đã phá hủy cuộc đời, gia đình họ, phá hủy luôn cả sự nghiệp do tài năng của họ tạo nên. Thật trùng hợp là trong cuộc phỏng vấn Maradona cũng nói rằng nếu là diễn viên, anh sẽ là Robert De Niro "của Raging Bull".
Trong Maradona by Kusturica, bên cạnh những suy nghĩ về cuộc đời, về gia đình của el Diez, Kusturica còn dành một phần khá lớn thời gian để Maradona bộc lộ tư tưởng thiên tả của anh về chính trị. Maradona yêu quý Fidel ("Tôi có thể chết vì ông ấy"), ghét Bush ("Gã rác rưởi G. Bush") và tự hào vì đã dùng bàn tay của mình để "tiêu diệt" nước Anh, điều mà Argentina đã không làm được trong cuộc chiến Malvinas. Có lẽ Kusturica, một người chống Cộng, chỉ muốn khắc họa một hình ảnh Diego Maradona của đời thường với cách phản ứng hết sức chân thành và nông nổi về các sự kiện, nhân vật chính trị.
Thật kì lạ là Kusturica càng khắc họa Maradona với tư cách "một người bình thường" bao nhiêu thì tôi (một người yêu bóng đá) lại càng thấy el Diez gần gũi với hình ảnh của một huyền thoại bóng đá thực sự, một el Dios của bóng đá bấy nhiêu. Quả thực Kusturica đã rất tài tình khi mở đầu bộ phim bằng câu trích dẫn của Baudelaire: "Chúa là bản thể duy nhất có thể trị vì mà không cần tồn tại" ("Dieu est le seul être qui, pour régner, n'ait même pas besoin d'exister"). Đúng như vậy, dù Maradona có mắc bao nhiêu sai lầm trong đời thường, người hâm mộ vẫn sẵn sàng bỏ qua cho anh, bởi el Diez đã là el Dios của bóng đá.
Hihi, bài này hay quá. Tui chưa xem phim tài liệu này luôn. WC 90 cũng là lúc tui xem WC lần đầu tiên và trong trận chung kết tui cũng khóc khi thấy Maradona khóc. Ngày xưa còn nhỏ có biết lối chơi bóng đẹp xấu, phòng thủ chờ penalty là gì đâu chỉ thấy Maradona đi bóng đẹp, chuyền bóng tốt là khoái rồi ủng hộ Argentina luôn. Tui thấy may mắn khi được xem những cầu thủ huyền thoại đá trên sân cỏ thế nào, nhất là Maradona.
RépondreSupprimerHihi, cảm ơn đã động viên :p! Tôi thỉnh thoảng lên trang này:
RépondreSupprimerhttp://moviezrapidshare.blogspot.com/
Trên đó có nhiều phim lạ lạ (so với mình là lạ) mà hay phết!
Hồi trước có một phim về bóng đá nhắng phết, không biết Sirius Star xem chưa - Escape to Victory, có cả Pele, Bobby Moore, ... Rambo Stallone =))! Xem phim đấy có mấy pha Pele gắp bóng qua đầu cứ gọi là há hốc mồm!