Trong bài này chỉ bàn về các tiểu thuyết của Agatha Christie đề cập tới Hercule Poirot, theo tôi mặc dù công khai tỏ ra ghét Poirot và cũng cố tạo cho "lão thám tử người Bỉ" một tính cách tinh tướng, khoe khoang không thể mê được thì tài năng của Christie vẫn là nổi bật nhất thông qua loạt tiểu thuyết về Poirot.
Agatha Christie viết cuốn tiểu thuyết đầu tiên về Poirot vào năm 1920 và cuốn cuối cùng vào năm 1972 (trừ Curtain: Poirot’s Last Case xuất bản sau cùng nhưng lại được viết từ quãng năm 1940). Theo tôi thì giai đoạn Christie sung sức và cho ra đời nhiều tiểu thuyết xuất sắc nhất là quãng từ 1920 (The Mysterious Affair at Styles) tới 1944 (tạm ước, Curtain: Poirot’s Last Case). Càng về cuối Christie càng viết xuống tay, những tiểu thuyết ở giai đoạn cuối cùng của bà (Poirot và không Poirot) đều lâm vào tình trạng lê thê, miên man và mất hẳn cái chất thông minh, tinh tế thời đầu. Tôi có bảng chấm điểm dưới đây cho những tiểu thuyết Poirot đã đọc:
Agatha Christie viết cuốn tiểu thuyết đầu tiên về Poirot vào năm 1920 và cuốn cuối cùng vào năm 1972 (trừ Curtain: Poirot’s Last Case xuất bản sau cùng nhưng lại được viết từ quãng năm 1940). Theo tôi thì giai đoạn Christie sung sức và cho ra đời nhiều tiểu thuyết xuất sắc nhất là quãng từ 1920 (The Mysterious Affair at Styles) tới 1944 (tạm ước, Curtain: Poirot’s Last Case). Càng về cuối Christie càng viết xuống tay, những tiểu thuyết ở giai đoạn cuối cùng của bà (Poirot và không Poirot) đều lâm vào tình trạng lê thê, miên man và mất hẳn cái chất thông minh, tinh tế thời đầu. Tôi có bảng chấm điểm dưới đây cho những tiểu thuyết Poirot đã đọc:
TT Year Novel Rating
01 1920 The Mysterious Affair at Styles ♥♥♥♥
02 1923 The Murder on the Links ♥♥♥♥
03 1926 The Murder of Roger Ackroyd ♥♥♥♥♥
04 1927 The Big Four ♥♥♥
05 1928 The Mystery of the Blue Train
06 1932 Peril at End House ♥♥♥♥
07 1933 Lord Edgware Dies ♥♥♥
08 1934 Murder on the Orient Express ♥♥♥♥♥
09 1935 Three-Act Tragedy ♥♥♥♥
10 1935 Death in the Clouds
11 1936 The ABC Murders ♥♥♥♥♥
12 1936 Murder in Mesopotamia ♥♥♥
13 1936 Cards on the Table ♥♥♥♥
14 1937 Dumb Witness ♥♥♥
15 1937 Death on the Nile ♥♥♥♥
16 1938 Appointment with Death ♥♥♥
17 1938 Hercule Poirot’s Christmas ♥♥♥
18 1940 Sad Cypress ♥♥
19 1940 One, Two, Buckle My Shoe
20 1941 Evil Under the Sun ♥♥♥
21 1943 Five Little Pigs ♥♥♥♥♥
22 1944 Curtain: Poirot’s Last Case ♥♥♥♥♥
23 1946 The Hollow
24 1948 Taken at the Flood
25 1952 Mrs McGinty’s Dead
26 1953 After the Funeral ♥♥♥
27 1955 Hickory Dickory Dock
28 1956 Dead Man’s Folly
29 1959 Cat Among the Pigeons ♥♥♥
30 1963 The Clocks ♥♥♥
31 1966 Third Girl ♥♥
32 1969 Hallowe’en Party ♥♥♥
33 1972 Elephants Can Remember ♥♥
Theo tôi thì 5 đỉnh cao nhất của loạt Hercule Poirot là The Murder of Roger Ackroyd (1926), Murder on the Orient Express (1934), The ABC Murders (1936), Five Little Pigs (1943) và Curtain: Poirot’s Last Case (1944, ước). Đây là 5 tiểu thuyết cực kì hấp dẫn và cũng cực kì khác nhau kể cả về ý tưởng và cách thức xây dựng nội dung. Roger Ackroyd được liệt vào hàng kinh điển của tiểu thuyết trinh thám vì ý tưởng unreliable narrator, tức người dẫn chuyện không đáng tin. Nhiều người chỉ trích Agatha Christie vì cho rằng unreliable narrator đã phá hủy tính chất cơ bản nhất của truyện trinh thám, đó là theo dòng truyện hé lộ dần các chi tiết để độc giả có thể tham gia khám phá vụ án. Nhưng rõ ràng ý tưởng của Christie là cực kì thông minh vì như đã lặp lại rất nhiều lần trong đời sáng tác của mình, nữ nhà văn luôn nói: "kẻ thủ ác dù thông minh đến đâu thì càng nói nhiều sẽ càng bộc lộ sai lầm của mình", vả lại Roger Ackroyd thực ra cũng đi theo một nguyên tắc cơ bản của truyện trinh thám nói như Sherlock Holmes: "Sau khi loại trừ hết các khả năng không thể xảy ra thì khả năng cuối cùng, dù thiếu cơ sở đến đâu đi nữa, cũng là sự thật". Trong các bộ phim sử dụng unreliable narrator, tác phẩm kinh điển nhất có lẽ là The Usual Suspects, phim trinh thám vào loại xuất sắc và thông minh nhất (hai cái này khác nhau) của thập niên 1990.
Orient Express khác với Roger Ackroyd, tiểu thuyết này gây hứng thú nhờ cách xây dựng bối cảnh vụ án độc đáo cùng tính cách của các nghi phạm cực kì đặc sắc, tuy đây là một trong những tiểu thuyết có nhiều nghi phạm nhất của Christie nhưng nữ nhà văn vẫn dành đủ đất để tạo cho mỗi người một vẻ ngoài riêng và một tính cách cũng khác biệt. Đây cũng là tiểu thuyết có phần kết mượt và dễ gây cảm tình nhất của Agatha Christie, vừa nhân bản (một tính từ hiếm khi xuất hiện trong truyện trinh thám), vừa dí dỏm hài hước kiểu Anh và nhất là làm độc giả hài lòng. Orient Express được chuyển thể thành phim cùng tên, đây có lẽ là chuyển thể xuất sắc nhất của Hollywood đối với tiểu thuyết của Agatha Christie. Đây là bộ phim hội tụ cực nhiều diễn viên tên tuổi của điện ảnh Anh - Mỹ như Ingrid Bergman (giờ đã già và xấu hơn rất nhiều so với Casablanca), Lauren Bacall (vợ của ... người yêu Bergman trong Casablanca, nhưng cũng nổi tiếng nhờ phim hình sự), Sean Connery (lúc này đang ở đỉnh cao của thời kì James Bond), Vanessa Redgrave, Anthony Perkins (của Psycho), John Gielgud,... Phim chuyển thể khá trung thành tiểu thuyết của Agatha Christie, đặc biệt là trong việc xây dựng hình ảnh nhân vật Hercule Poirot - điều mà nhiều phim sau này không thể (hoặc không muốn) làm. Gần đây đạo diễn Hàn Quốc Park Chan-wook có phim Sympathy for Lady Vengeance cũng rất giống với mô-típ của Orient Express với phần hình ảnh mang tính thẩm mỹ cực kì đẹp. Phần kết của Lady Vengeance có không khí trả thù xuất sắc và cực kì gần gũi với Orient Express, thậm chí theo tôi phần này của Lady Vengeance còn được làm tốt hơn nhiều phần tương tự trong chuyển thể điện ảnh của Orient Express.
The ABC Murders bắt đầu bộc lộ ý tưởng của Agatha Christie trong việc xây dựng một perfect crime và perfect murder - kẻ không thể bị tòa án xét xử. Trong nhiều tiểu thuyết, Agatha Christie thường nhắc tới một perfect murder, đó là Iago - kẻ chỉ bằng cái mồm của mình mà tạo nên bi kịch của Othello và Desdemona. Iago của The ABC Murders là kẻ tội phạm đầu tiên của Christie sử dụng việc điều khiển ý chí của người khác để gây án. Đây cũng là một ý tưởng hết sức độc đáo của Agatha Christie và bà triển khai nó cực kì xuất sắc thông qua một không gian rộng lớn và những tình tiết hết sức "hình sự" theo kiểu The Big Four nhưng đáng tin và gần với hiện thực hơn The Big Four (tiểu thuyết theo kiểu Doyle của Christie) nhiều lần. Tạm thời tôi chưa nghĩ ra bộ phim nào làm theo ý tưởng này, nhưng Conan thì đã có hẳn một truyện lấy nguyên cảm hứng từ The ABC Murders.
Five Little Pigs được nhiều người cho là tác phẩm xuất sắc nhất của Agatha Christie (cùng với Roger Ackroyd). Ý tưởng của Five Little Pigs là một vụ án trong quá khứ được kể qua 5 lời kể khác nhau, 5 góc nhìn khác nhau trong đó có 1 là của hung thủ thực sự. Đây là tiểu thuyết gây hứng thú bậc nhất cho độc giả vì họ có được toàn bộ thông tin như Hercule Poirot, và nếu đủ thông minh thì họ hoàn toàn có thể đoán được kẻ thủ ác. Theo tôi Five Little Pigs cũng là một tiểu thuyết vào hàng cảm động nhất của Agatha Christie vì các nhân vật được bà xây dựng rất "người" với vô số tình cảm trái ngược và hành xử trái ngược. Bộ phim gần gũi nhất với Five Little Pigs là tác phẩm nổi tiếng của Akira Kurosawa, Rashomon. Cả hai cùng nói về những vụ án trong quá khứ được xây dựng qua nhiều lời kể khác nhau, tuy nhiên Rashomon có lẽ vẫn độc đáo hơn vì lời kể của từng người trong bộ phim này mang đậm dấu ấn cá nhân hơn rất nhiều so với Five Little Pigs. Hơn nữa phần kết kiểu bỏ ngỏ của Rashomon cũng khiến người xem phải suy nghĩ chứ không chỉ dừng lại ở mức cảm thấy thỏa mãn (và thanh thản) như ở Five Little Pigs. Tất nhiên, Christie luôn là tác giả hướng tới nhu cầu của độc giả nhiều hơn là giải quyết nhu cầu sáng tạo của riêng mình, vì vậy cái kết của Five Little Pigs là dễ hiểu so với phong cách chung của Christie và không hề làm mất đi giá trị chung của tiểu thuyết.
Curtain: Poirot's Last Case là tiểu thuyết cuối cùng của Christie về Poirot nơi lần đầu tiên trong lịch sử, một nhân vật văn học xuất chúng và được nhiều người yêu mến bị tác giả "giết chết". Đây là một tiểu thuyết buồn bã, mơ hồ nhưng chứa đựng kẻ tội phạm xuất sắc nhất trong suốt sự nghiệp của Agatha Christie. Kẻ thủ ác trong Curtain là tội phạm duy nhất của Christie đạt tới "cảnh giới" điều khiển người khác giết người thay vì dùng chính bàn tay của mình gây án, hơn nữa tên này còn nguy hiểm ở chỗ động cơ gây án của gã hoàn toàn không nhằm vào tiền bạc, danh vọng hay những mục tiêu thông thường của tội phạm, về mặt này Curtain có thể sánh nganh với Three Act Tragedy, tiểu thuyết có phần kết bất ngờ vào loại gần nhất của Christie vì một lý do đơn giản - động cơ không thể tin nổi của thủ phạm. Chỉ có một nhà văn am hiểu rất sâu về tâm lý học như Agatha Christie mới có thể tạo nên được những tiểu thuyết như Curtain, và Curtain cũng xứng đáng là một tiểu thuyết hàng đầu của dòng văn học trinh thám về tội phạm tâm lý học. Phim hình sự Hollywood có rất nhiều hình mẫu nhân vật tội phạm gây án thông qua tay người khác, nhưng để đạt tới mức như Curtain thì tôi chưa thấy có phim nào.
Có hai đề tài của truyện trinh thám tôi không thấy Agatha Christie động tới - đó là tiểu thuyết xoay quanh các vụ xử án và tiểu thuyết bắt đầu bằng chính hành động gây ác của thủ phạm để rồi sau đó độc giả phải đoán xem hắn che giấu tội ác thế nào (đây là đề tài thường xuyên được Conan lặp lại một cách thông minh). Thể loại phim xoay quanh các vụ xử án thường xuyên được Hollywood nhắc tới, nhưng kinh điển hơn cả có lẽ là Witness for the Prosecution (chuyển thể từ truyện ngắn của chính Christie), Anatomy of a Murder và 12 Angry Men.
(còn tiếp)
Orient Express khác với Roger Ackroyd, tiểu thuyết này gây hứng thú nhờ cách xây dựng bối cảnh vụ án độc đáo cùng tính cách của các nghi phạm cực kì đặc sắc, tuy đây là một trong những tiểu thuyết có nhiều nghi phạm nhất của Christie nhưng nữ nhà văn vẫn dành đủ đất để tạo cho mỗi người một vẻ ngoài riêng và một tính cách cũng khác biệt. Đây cũng là tiểu thuyết có phần kết mượt và dễ gây cảm tình nhất của Agatha Christie, vừa nhân bản (một tính từ hiếm khi xuất hiện trong truyện trinh thám), vừa dí dỏm hài hước kiểu Anh và nhất là làm độc giả hài lòng. Orient Express được chuyển thể thành phim cùng tên, đây có lẽ là chuyển thể xuất sắc nhất của Hollywood đối với tiểu thuyết của Agatha Christie. Đây là bộ phim hội tụ cực nhiều diễn viên tên tuổi của điện ảnh Anh - Mỹ như Ingrid Bergman (giờ đã già và xấu hơn rất nhiều so với Casablanca), Lauren Bacall (vợ của ... người yêu Bergman trong Casablanca, nhưng cũng nổi tiếng nhờ phim hình sự), Sean Connery (lúc này đang ở đỉnh cao của thời kì James Bond), Vanessa Redgrave, Anthony Perkins (của Psycho), John Gielgud,... Phim chuyển thể khá trung thành tiểu thuyết của Agatha Christie, đặc biệt là trong việc xây dựng hình ảnh nhân vật Hercule Poirot - điều mà nhiều phim sau này không thể (hoặc không muốn) làm. Gần đây đạo diễn Hàn Quốc Park Chan-wook có phim Sympathy for Lady Vengeance cũng rất giống với mô-típ của Orient Express với phần hình ảnh mang tính thẩm mỹ cực kì đẹp. Phần kết của Lady Vengeance có không khí trả thù xuất sắc và cực kì gần gũi với Orient Express, thậm chí theo tôi phần này của Lady Vengeance còn được làm tốt hơn nhiều phần tương tự trong chuyển thể điện ảnh của Orient Express.
The ABC Murders bắt đầu bộc lộ ý tưởng của Agatha Christie trong việc xây dựng một perfect crime và perfect murder - kẻ không thể bị tòa án xét xử. Trong nhiều tiểu thuyết, Agatha Christie thường nhắc tới một perfect murder, đó là Iago - kẻ chỉ bằng cái mồm của mình mà tạo nên bi kịch của Othello và Desdemona. Iago của The ABC Murders là kẻ tội phạm đầu tiên của Christie sử dụng việc điều khiển ý chí của người khác để gây án. Đây cũng là một ý tưởng hết sức độc đáo của Agatha Christie và bà triển khai nó cực kì xuất sắc thông qua một không gian rộng lớn và những tình tiết hết sức "hình sự" theo kiểu The Big Four nhưng đáng tin và gần với hiện thực hơn The Big Four (tiểu thuyết theo kiểu Doyle của Christie) nhiều lần. Tạm thời tôi chưa nghĩ ra bộ phim nào làm theo ý tưởng này, nhưng Conan thì đã có hẳn một truyện lấy nguyên cảm hứng từ The ABC Murders.
Five Little Pigs được nhiều người cho là tác phẩm xuất sắc nhất của Agatha Christie (cùng với Roger Ackroyd). Ý tưởng của Five Little Pigs là một vụ án trong quá khứ được kể qua 5 lời kể khác nhau, 5 góc nhìn khác nhau trong đó có 1 là của hung thủ thực sự. Đây là tiểu thuyết gây hứng thú bậc nhất cho độc giả vì họ có được toàn bộ thông tin như Hercule Poirot, và nếu đủ thông minh thì họ hoàn toàn có thể đoán được kẻ thủ ác. Theo tôi Five Little Pigs cũng là một tiểu thuyết vào hàng cảm động nhất của Agatha Christie vì các nhân vật được bà xây dựng rất "người" với vô số tình cảm trái ngược và hành xử trái ngược. Bộ phim gần gũi nhất với Five Little Pigs là tác phẩm nổi tiếng của Akira Kurosawa, Rashomon. Cả hai cùng nói về những vụ án trong quá khứ được xây dựng qua nhiều lời kể khác nhau, tuy nhiên Rashomon có lẽ vẫn độc đáo hơn vì lời kể của từng người trong bộ phim này mang đậm dấu ấn cá nhân hơn rất nhiều so với Five Little Pigs. Hơn nữa phần kết kiểu bỏ ngỏ của Rashomon cũng khiến người xem phải suy nghĩ chứ không chỉ dừng lại ở mức cảm thấy thỏa mãn (và thanh thản) như ở Five Little Pigs. Tất nhiên, Christie luôn là tác giả hướng tới nhu cầu của độc giả nhiều hơn là giải quyết nhu cầu sáng tạo của riêng mình, vì vậy cái kết của Five Little Pigs là dễ hiểu so với phong cách chung của Christie và không hề làm mất đi giá trị chung của tiểu thuyết.
Curtain: Poirot's Last Case là tiểu thuyết cuối cùng của Christie về Poirot nơi lần đầu tiên trong lịch sử, một nhân vật văn học xuất chúng và được nhiều người yêu mến bị tác giả "giết chết". Đây là một tiểu thuyết buồn bã, mơ hồ nhưng chứa đựng kẻ tội phạm xuất sắc nhất trong suốt sự nghiệp của Agatha Christie. Kẻ thủ ác trong Curtain là tội phạm duy nhất của Christie đạt tới "cảnh giới" điều khiển người khác giết người thay vì dùng chính bàn tay của mình gây án, hơn nữa tên này còn nguy hiểm ở chỗ động cơ gây án của gã hoàn toàn không nhằm vào tiền bạc, danh vọng hay những mục tiêu thông thường của tội phạm, về mặt này Curtain có thể sánh nganh với Three Act Tragedy, tiểu thuyết có phần kết bất ngờ vào loại gần nhất của Christie vì một lý do đơn giản - động cơ không thể tin nổi của thủ phạm. Chỉ có một nhà văn am hiểu rất sâu về tâm lý học như Agatha Christie mới có thể tạo nên được những tiểu thuyết như Curtain, và Curtain cũng xứng đáng là một tiểu thuyết hàng đầu của dòng văn học trinh thám về tội phạm tâm lý học. Phim hình sự Hollywood có rất nhiều hình mẫu nhân vật tội phạm gây án thông qua tay người khác, nhưng để đạt tới mức như Curtain thì tôi chưa thấy có phim nào.
Có hai đề tài của truyện trinh thám tôi không thấy Agatha Christie động tới - đó là tiểu thuyết xoay quanh các vụ xử án và tiểu thuyết bắt đầu bằng chính hành động gây ác của thủ phạm để rồi sau đó độc giả phải đoán xem hắn che giấu tội ác thế nào (đây là đề tài thường xuyên được Conan lặp lại một cách thông minh). Thể loại phim xoay quanh các vụ xử án thường xuyên được Hollywood nhắc tới, nhưng kinh điển hơn cả có lẽ là Witness for the Prosecution (chuyển thể từ truyện ngắn của chính Christie), Anatomy of a Murder và 12 Angry Men.
(còn tiếp)
Hiếm khi nào thấy có người hiểu biết về trinh thám/hình sự (thôi gọi là polar cho nhanh nhé) như bạn đấy. Tôi bây giờ tuy có làm một số việc liên quan tới xuất bản polar ở Việt Nam nhưng thú thực là muốn làm những cái mới hơn. Cũng nhiều lúc bắt buộc phải chọn một số tác giả polar khá tồi (James Patterson ví dụ thế) nhưng bù lại có thể làm một số nhân vật oách thực thụ của polar như là Vargas, Lehane, Manchette hay sắp tới là Rankin và Connelly.
RépondreSupprimerPhần cổ điển thì tôi có hiểu biết tương đối hạn chế, ngay Christie đọc ở đây cũng thấy choáng ngợp vì tôi cũng mới đọc được vài quyển.
À "Roger Ackroyd" cũng trở thành chủ đề cho một quyển sách (dạng nghiên cứu) của Pierre Bayard tác giả "Comment parler des livres qu'on n'a pas lus" đấy.
Cũng muốn làm lại toàn tập Conan Doyle để "rendre hommage" nhưng khó tìm được người cộng tác quá...
Blog của bác có nội dung phong phú lắm, tôi cũng hay vào đọc, go ahead :)
Cảm ơn Nhị Linh, tôi tiện thư viện có sẵn sách nên đọc thôi. Dạng polar cổ điển như Christie, Doyle, Simenon giờ không còn hợp thị hiếu rồi, hồi trước tôi có đọc một bộ hồi kí dạng hình sự khá đặc sắc của Liên Xô là Bút kí người dự thẩm, có lẽ bộ này cũng khó mà có cơ hội được tái bản nữa, đáng tiếc.
RépondreSupprimerXem lại bài này và bắt giò :), phải là perfect murderer mới đúng chứ (vì bạn viết là kẻ không thể bị toà án xét xử).
RépondreSupprimerMấy hôm nay đang xem mấy cái tên sách của Christie. Đó giờ chỉ mới xem Vụ án trên chuyến tàu tốc hành phương Đông :)) cũng đã lâu rồi mà giờ ko nhớ rõ chi tiết lắm.
Phim hình sự Hollywood có rất nhiều hình mẫu nhân vật tội phạm gây án thông qua tay người khác, nhưng để đạt tới mức như Curtain thì tôi chưa thấy có phim nào. <<<< The Silence of the Lambs?
RépondreSupprimerThe Silence of the Lambs tui thấy nó bịa bịa sao đó :p, nó thiên về psychoanalysis nhiều hơn so với những tác phẩm tương đối là conventional như Curtain, Curtain phân tích tâm lý nhân vật cụ thể hơn nhiều. Bài này tui viết cũng khá lâu rồi, chứ về sau đọc thêm Towards Zero và Ordeal of Innocence mới thấy Agatha còn nhiều tiểu thuyết phân tích tâm lý nhân vật hay lắm.
RépondreSupprimerThank sirius vụ perfect murderer, công nhận là không để ý mình viết gì nữa, đã perfect crime rồi thì cần gì perfect murderer :p. Cái Murder on the Orient Express rất là thanh lịch, thanh lịch kiểu cổ điển :p.
Đã xem truyện tranh Conan thì xem thêm cả Kindachi chứ. Bộ này hình như ra trước cả Conan, đi vào những vụ án darker hơn cả Conan do thủ phạm có lợi dụng những điều thần bí như ma quỷ, lời nguyền để thủ ác. :) Có cảm tưởng vẽ ko đẹp bằng Conan nhưng motif thì khá giống vì cũng là học sinh trung học phá án và thủ phạm luôn là những người ít ai ngờ nhất.
RépondreSupprimerDạo này đang ghiền Agatha Christie nên tình cờ google đc blog của anh.
RépondreSupprimerCông nhận anh có hiểu biết khá sâu với các tác phẩm của AC, đọc thấy rất thú vị.
Nhất trí vụ ông Ackroyd đọc là cho kết quả bất ngờ và hấp dẫn nhất.
Cá nhân em đánh giá cao truyện của AC hơn Sir Doyle :)
Bạn còn thiếu 1 quyển rất xuất sắc nữa.Đó là ten little indians(10 người da đen nhỏ).Tui mới đọc đc 1 số truyện của Chritie thôi,còn kém lắm.Mong đc thỉnh giáo^^
RépondreSupprimerCảm ơn bạn đã đọc blog :). Mười người da đen nhỏ (And Then There Were None) không phải tiểu thuyết có Hercule Poirot nên mình không đề cập trong entry này, có bảng rating đầy đủ hơn ở đây bạn có thể xem qua :)
RépondreSupprimerhttp://grenouille-vert.blogspot.com/2010/12/complete-agatha-christie-rating.html
Mình rất khâm phục các bài viết về Agatha của bác. Truyện về agatha mình cũng đọc gần hết rồi. Ngoài agatha mình thích tìm hiểu các tác giả trinh thám cổ điển Anh-Mỹ khác, chỉ tiếc là ở VN mình in quá ít. Còn gần đây trinh thám hiện đại có quyển ''Kẻ nhắc tuồng'' kết hợp cách gây án của ''Curtain: Poirot’s Last Case'' và không khí rùng rợn của ''Sự im lặng của bầy cừu'' đọc hay và ám ảnh lắm.
RépondreSupprimerCe commentaire a été supprimé par un administrateur du blog.
RépondreSupprimerhttps://www.facebook.com/groups/252831461594661/requests/?notif_t=group_r2j
RépondreSupprimerNếu bác rảnh mời gia nhập hội trinh thám ạ
RépondreSupprimerhttps://www.facebook.com/groups/252831461594661/requests/?notif_t=group_r2j