Oscars là giải thưởng cho giới điện ảnh - diễn xuất, vì vậy mỗi đoạn diễn văn ngắn của người nhận giải cũng được họ trau chuốt hết sức, vì có khi đấy là cơ hội duy nhất trong đời họ được đứng lên sân khấu Oscar để cảm ơn, để tâm sự. Tuy nhiên không phải màn diễn văn nào cũng hay, vì người nhận giải đôi khi vì quá xúc động nên đâm ra quên mất phải nói gì hoặc có những hành động hơi quá lố so với tính chất buổi lễ (tiêu biểu là màn nhận giải của Cuba Gooding Jr.). Trên youtube có official channel của Oscars, chọn trong đó ra cũng được một số bài diễn văn rất cảm động.
Diễn văn của Louise Fletcher
Louise Fletcher nhận Oscar nữ diễn viên chính cho vai diễn để đời - nurse Ratched trong One Flew over the Cuckoo's Nest - bộ phim chống Cộng xuất sắc nhất của Hollywood với nurse Ratched là hình ảnh của một "communist dictator". Fletcher sinh ra trong một gia đình mà cả bố lẫn mẹ của bà đều bị điếc, thành ra cô bé Fletcher phải học nói với người dì. Vì thế là cả phần cuối của bài diễn văn Fletcher đã dùng ngôn ngữ cử chỉ (sign language) để cảm ơn bố mẹ, rất chân thành và cảm động.
Diễn văn của Federico Fellini
Dù nhận tới 4 Oscar cho phim nước ngoài hay nhất nhưng Fellini chưa từng bao giờ chiến thắng ở hạng mục Oscar cho đạo diễn xuất sắc nhất. Bài diễn văn nhận Oscar danh dự của ông tuy không hay lắm (chưa kể chất giọng Ý đặc sệt khó nghe) nhưng có câu cuối rất cảm động, Fellini dành lời cảm ơn cuối cùng cho Giulietta Masina, nàng thơ và là người vợ suốt nửa thế kỉ của ông. Cuối cùng Fellini nói: "Thôi em ơi ngừng khóc đi" và máy quay lia xuống khuôn mặt của Masina với đôi mắt long lanh nước mắt, đây là một trong những khuôn mặt ấn tượng nhất trong lịch sử điện ảnh vì Masina không hề xinh nhưng lại có cặp mắt to cực kì biểu cảm. Chỉ vài tháng sau khi có bài diễn văn này, Fellini qua đời vào đúng ngày kỉ niệm 50 năm (đám cưới vàng) của ông và Masina. Masina cũng qua đời chỉ sau chồng vài tháng và họ đi vào lịch sử như là một trong những cặp đôi đẹp nhất, hạnh phúc nhất và có ý nghĩa nhất (trong việc tạo ra những tác phẩm điện ảnh hay) của điện ảnh thế giới.
Diễn văn của Barbara Stanwyck
Barbara Stanwyck là một trong những gương mặt ấn tượng trong thời kỳ hoàng kim (Golden Age) của Hollywood cuối thập niên 1930 và thập niên 1940. Vẻ đẹp của Stanwyck là vẻ đẹp kiểu hiền dịu, tuy nhiên vai diễn nổi tiếng bậc nhất của bà lại là vai một femme fatale (người đàn bà xinh đẹp + mang lại tai họa cho người nào yêu mình) trong Double Indemnity của Billy Wilder, tác phẩm xuất sắc bậc nhất của phim đen (film noir) và là phim ... mở đầu về gay ở Hollywood. Ngoài đời Stanwyck nổi tiếng là ngôi sao tốt bụng (kind) thực sự với tất cả mọi người, trong bài diễn văn này thậm chí bà còn dành hẳn một đoạn dài để cảm ơn những người đứng phía sau màn ảnh, những nhân viên đảm nhận các công việc phụ của quá trình quay phim. Và cuối cùng bà dành lời cho người bạn William Holden (của Sunset Blvd.), một đoạn kết hết sức chân thành và cảm động.
Diễn văn của Charlie Chaplin
Chưa từng đoạt giải Oscar quan trọng nào, bị nước Mỹ hắt hủi tới mức ngăn cản ông sống ở Mỹ chỉ vì Chaplin có cảm tình với cánh tả, Charlie Chaplin hẳn cảm thấy tổn thương trước sự đối xử phũ phàng của Hollywood dành cho một trong những nhân vật vĩ đại nhất của nó. Tuy nhiên dù sao ông chắc cũng được an ủi phần nào bởi buổi lễ trao giải Oscar danh dự cho ông, chưa bao giờ (và có lẽ sẽ không bao giờ) người ta dùng những lời lẽ chân trọng như vậy để nói về sự nghiệp của Chaplin, và cũng chưa bao giờ cả thính phòng đứng lên vỗ tay nồng nhiệt và lâu đến thế để tỏ lòng yêu quý và kính trọng đến người nhận giải.
(để tham khảo có thể so sánh với sự lạnh nhạt của rất nhiều ngôi sao điện ảnh khi Elia Kazan lên nhận giải, Kazan là một trong những người tích cực nhất của phong trào "Tố Cộng, diệt Cộng" tại Hollywood).
Diễn văn của Louise Fletcher
Louise Fletcher nhận Oscar nữ diễn viên chính cho vai diễn để đời - nurse Ratched trong One Flew over the Cuckoo's Nest - bộ phim chống Cộng xuất sắc nhất của Hollywood với nurse Ratched là hình ảnh của một "communist dictator". Fletcher sinh ra trong một gia đình mà cả bố lẫn mẹ của bà đều bị điếc, thành ra cô bé Fletcher phải học nói với người dì. Vì thế là cả phần cuối của bài diễn văn Fletcher đã dùng ngôn ngữ cử chỉ (sign language) để cảm ơn bố mẹ, rất chân thành và cảm động.
Diễn văn của Federico Fellini
Dù nhận tới 4 Oscar cho phim nước ngoài hay nhất nhưng Fellini chưa từng bao giờ chiến thắng ở hạng mục Oscar cho đạo diễn xuất sắc nhất. Bài diễn văn nhận Oscar danh dự của ông tuy không hay lắm (chưa kể chất giọng Ý đặc sệt khó nghe) nhưng có câu cuối rất cảm động, Fellini dành lời cảm ơn cuối cùng cho Giulietta Masina, nàng thơ và là người vợ suốt nửa thế kỉ của ông. Cuối cùng Fellini nói: "Thôi em ơi ngừng khóc đi" và máy quay lia xuống khuôn mặt của Masina với đôi mắt long lanh nước mắt, đây là một trong những khuôn mặt ấn tượng nhất trong lịch sử điện ảnh vì Masina không hề xinh nhưng lại có cặp mắt to cực kì biểu cảm. Chỉ vài tháng sau khi có bài diễn văn này, Fellini qua đời vào đúng ngày kỉ niệm 50 năm (đám cưới vàng) của ông và Masina. Masina cũng qua đời chỉ sau chồng vài tháng và họ đi vào lịch sử như là một trong những cặp đôi đẹp nhất, hạnh phúc nhất và có ý nghĩa nhất (trong việc tạo ra những tác phẩm điện ảnh hay) của điện ảnh thế giới.
Diễn văn của Barbara Stanwyck
Barbara Stanwyck là một trong những gương mặt ấn tượng trong thời kỳ hoàng kim (Golden Age) của Hollywood cuối thập niên 1930 và thập niên 1940. Vẻ đẹp của Stanwyck là vẻ đẹp kiểu hiền dịu, tuy nhiên vai diễn nổi tiếng bậc nhất của bà lại là vai một femme fatale (người đàn bà xinh đẹp + mang lại tai họa cho người nào yêu mình) trong Double Indemnity của Billy Wilder, tác phẩm xuất sắc bậc nhất của phim đen (film noir) và là phim ... mở đầu về gay ở Hollywood. Ngoài đời Stanwyck nổi tiếng là ngôi sao tốt bụng (kind) thực sự với tất cả mọi người, trong bài diễn văn này thậm chí bà còn dành hẳn một đoạn dài để cảm ơn những người đứng phía sau màn ảnh, những nhân viên đảm nhận các công việc phụ của quá trình quay phim. Và cuối cùng bà dành lời cho người bạn William Holden (của Sunset Blvd.), một đoạn kết hết sức chân thành và cảm động.
Diễn văn của Charlie Chaplin
Chưa từng đoạt giải Oscar quan trọng nào, bị nước Mỹ hắt hủi tới mức ngăn cản ông sống ở Mỹ chỉ vì Chaplin có cảm tình với cánh tả, Charlie Chaplin hẳn cảm thấy tổn thương trước sự đối xử phũ phàng của Hollywood dành cho một trong những nhân vật vĩ đại nhất của nó. Tuy nhiên dù sao ông chắc cũng được an ủi phần nào bởi buổi lễ trao giải Oscar danh dự cho ông, chưa bao giờ (và có lẽ sẽ không bao giờ) người ta dùng những lời lẽ chân trọng như vậy để nói về sự nghiệp của Chaplin, và cũng chưa bao giờ cả thính phòng đứng lên vỗ tay nồng nhiệt và lâu đến thế để tỏ lòng yêu quý và kính trọng đến người nhận giải.
(để tham khảo có thể so sánh với sự lạnh nhạt của rất nhiều ngôi sao điện ảnh khi Elia Kazan lên nhận giải, Kazan là một trong những người tích cực nhất của phong trào "Tố Cộng, diệt Cộng" tại Hollywood).
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire