some quotes....

I just want to tell you, I'm the one who was supposed to take care of everything. I'm the one who was supposed to make everything okay for everybody. It just didn't work out like that. And I left. I left you... And now, I'm an old broken down piece of meat... and I'm alone. And I deserve to be all alone. I just don't want you to hate me.

-Randy 'The Ram' Robinson, The Wrestler

mardi 20 avril 2010

Up in the Air (2009), Avatar (2009)


Nói ngắn gọn thì Up in the Air là trung bình cộng của Juno Thank You for Smoking, hai bộ phim trước của đạo diễn-biên kịch Jason Reitman (anh này là con trai của Ivan Reitman, đạo diễn nổi tiếng của Ghostbusters). Up in the Air vừa có phần thoại hài hước, mỉa mai và thoáng chút u buồn của Smoking, lại vừa có chút gì đó thư thái và cách xử lý bi kịch nhẹ bẫng theo kiểu Juno.

Up in the Air (Lênh đênh hoặc Chới với) là chân dung của Ryan Bingham (diễn bởi the cool man George Clooney), một chuyên gia ... đuổi việc với công việc duy nhất là thay mặt các ông chủ đứng ra sa thải "hộ" nhân viên của họ - tất nhiên trong thời buổi kinh tế suy thoái hiện nay thì Bingham có lẽ là người duy nhất ... ăn nên làm ra nhờ công việc kì quái của mình. Công việc của Bingham càng thành công bao nhiêu thì cuộc đời riêng của anh càng đơn giản, hay nói cách khác là càng buồn bã bấy nhiêu, Ryan coi máy bay là ô tô riêng, coi khách sạn là nhà, anh như kẻ lữ hành cô độc lang bạt hết thành phố này tới thành phố khác mà không hề biết tới cảm giác ấm cúng của một gia đình hay một người yêu quý sẵn sàng chờ anh ở nhà trong khi Bingham đang "up in the air". Cuộc sống phẳng lặng của Bingham chỉ thay đổi khi có sự xuất hiện của Alex (Vera Farmiga), một phụ nữ cũng có cuộc sống "xê dịch" như anh và thỉnh thoảng lại chia sẻ với Bingham một đêm ở khách sạn, cùng Natalie (Anna Kendrick), cô nhân viên trẻ tuổi, thông minh nhưng thiếu kinh nghiệm nghề nghiệp và cuộc sống. Alex giúp Bingham nhận ra rằng anh cần một thứ gọi là "tình cảm gia đình", còn Natalie, với tuổi trẻ và sự bồng bột của mình, làm Bingham nhận thấy anh chưa bao giờ thực sự "sống" với đúng nghĩa của nó. Liệu Bingham có thể thay đổi hay anh mãi mãi chỉ là một người đàn ông chới với giữa cuộc đời.

Tuy mang màu sắc bi kịch và không khí tương đối ảm đạm với gam màu chủ yếu là xám, trắng, nhưng Up in the Air được Reitman xử lý rất sáng tạo theo kiểu "nhẹ nhàng" hóa bi kịch như Juno. Đúng với cái tên của nó ("chới với"), bộ phim không tìm cách đưa ra lời giải đáp cho Bingham, cũng không tìm cách bi kịch hay kịch tính hóa cuộc sống nhàm chán của anh, đơn giản chỉ là một lát cắt về nước Mỹ trong thời buổi khủng hoảng về kinh tế và những giá trị gia đình. Mô tả chân dung về một con người cô độc, Up in the Air thực chất là một bộ phim đề cao về ý nghĩa của gia đình, từ đầu tới cuối phim người xem được chứng kiến cuộc hành trình của Bingham tới cái giá trị mà lâu nay anh vẫn bỏ qua đó. Bộ phim bỏ ngỏ về kết cục, khán giả sẽ phải tự đoán xem liệu Bingham có "tới đích" không hay vẫn sẽ tiếp tục là người lữ hành đơn độc, nhưng chính nhờ thế mà giá trị của gia đình lại càng được nhấn mạnh, đây có lẽ là lý do vì sao phim rất được đón nhận bởi giới phê bình và khán giả Mỹ tuy rằng cả về nội dung và cách thực hiện của phim chưa hẳn đã đủ sức nặng của một tác phẩm lớn. Up in the Air cũng thành công nhờ một dàn diễn viên chất lượng và đẹp (cả nghĩa đen và nghĩa bóng), một Clooney lịch lãm, hài hước, một Farmiga đằm thắm, sâu sắc, một Kendrick trẻ trung, sôi nổi và giàu sức sống, cả ba đã diễn hoàn hảo vai của mình, nhập vai nhưng vẫn nhẹ nhõm - một ưu điểm của nhân vật do Reitman xây dựng nhưng cũng lại là nhược điểm trong các giải thưởng điện ảnh, nơi chú trọng tới những vai diễn đòi hỏi kịch tính cao. Nếu như Clooney đã là diễn viên hạng A của Hollywood từ lâu, Farmiga cũng đã có danh tiếng nhất định thì Kendrick sau phim này hẳn sẽ được coi là một ngôi sao trẻ với thực lực của Hollywood, tuy không xinh một cách rực rỡ nhưng Kendrick trông rất thông minh và thực sự cách diễn của cô cũng tương xứng với vẻ ngoài của mình. Tóm lại, Up in the Air, tuy có thể không giành Oscar, nhưng vẫn sẽ là một trong những phim (về) gia đình hay nhất của năm 2009.


Tuy nội dung không có gì đáng nói nhưng về mặt hình ảnh thì Avatar thực sự xứng đáng với vị trí phim ăn khách nhất trong lịch sử điện ảnh. Từng ý tưởng hình ảnh riêng lẻ của Avatar không hẳn đã mang tính đột phá - chúng vẫn phảng phất những hình ảnh tưởng tượng trong Final Fantasy hay các phim hoạt hình của Miyazaki, nhưng kết hợp chúng lại một cách hoàn hảo với quy mô rộng lớn, style thống nhất, hình ảnh mượt mà thì khán giả chỉ có thể chứng kiến ở thế giới Pandora của Avatar. Nói ngắn gọn thì phần phần hình ảnh của phim sẽ blow your mind.

Nhiều người (có vẻ) chê cốt truyện đơn giản của Avatar, tôi thì nghĩ Cameron đã có một lựa chọn cực kì đúng đắn, phim blockbuster có phần hình ảnh, kĩ xảo tuyệt hảo như Avatar cần có một nội dung đơn giản, đồng nhất, thiện ác phân minh để khán giả dễ hiểu và dễ cảm trong khi vẫn thưởng thức được phần hình ảnh của phim. Tôi thích Cameron ở một điểm khác là thông điệp chính trị, tuyên truyền trong phim của ông rất nhẹ, chính xác hơn nữa là gần như không có, Cameron không biến tác phẩm của mình thành một vở tuồng tuyên truyền cho sức mạnh Mỹ, dè bỉu các nền văn minh phương Đông (Iran, Nga, Trung Quốc) như rất, rất nhiều các phim Hollywood khác. Avatar cũng vậy, tuy nhiều người có thể suy luận rằng bộ phim ám chỉ chuyện Mỹ xâm chiếm Iraq để cướp dầu, người khác lại lý luận chuyện cái cây đổ sụp giống hình ảnh vụ 11 tháng 9, nhưng thực tế thì bộ phim chỉ tập trung vào cái chủ đề muôn thuở của văn học và điện ảnh về "to be or not to be", về tình yêu-sự phản bội, tương tự vô vàn tác phẩm khác, từ ... Mỵ Châu-Trọng Thủy của Việt Nam đến Pocahontas hay Dances with Wolves của Hollywood. Tương tự như Titanic, nội dung của Avatar tuy có hơi sến (một gia vị cần thiết cho tác phẩm hướng tới số đông khán giả) nhưng hoàn chỉnh, có đủ "mở bài, thân bài, kết luận", có cao trào kịch tính, niềm vui, nỗi buồn và nhất là không bị nhảm hay "đầu voi đuôi chuột" như vô số phim trong thời gian gần đây, đó đã là một thành công quá lớn của bộ phim này. Vì thế nếu như Avatar có "nhỡ" được trao Best Picture trong mùa giải Oscar năm nay thì theo tôi đó cũng không có gì là "đáng buồn" cho Hollywood, nhất là trong một năm không có quá nhiều phim vượt trội như năm 2009.

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire