Bốn sao cho người hâm mộ phim của Đỗ Kỳ Phong, ba sao rưỡi cho người hâm mộ phim hành động Hồng Kông, hai sao cho các nhóm khán giả khác. A Hero Never Dies mang đầy đủ tất cả những gì "Đỗ Kỳ Phong nhất" - nhân vật có tính cách tối giản, cách kể chuyện không dựa vào cốt truyện, các pha hành động trau chuốt mang tính nghệ thuật cao, nhiều hình ảnh và chi tiết mang tính trừu tượng. Bộ phim (tiếng Hoa là Chân tâm anh hùng) nói về hai tay sát thủ Jack (Lê Minh) và Martin (Lưu Thanh Vân) từ chỗ đối đầu quay sang sát cánh chiến đấu để trả thù ông chủ cũ của họ, những người đã dồn Jack và Martin vào chỗ chết và còn giết chết người yêu của cả hai người. Cái khác của A Hero Never Dies có lẽ là mức độ bạo liệt (extreme) được đẩy lên đến cùng cực mà hình ảnh tiêu biểu là Martin bị cụt cả hai chân, phải khó nhọc lê từng bậc thang để lập kế trả thù. Một truyền thống đã có từ thời Dự Nhượng nuốt than báo thù cho chủ (trong Sử ký của Tư Mã Thiên) và được bậc thầy Ngô Vũ Sâm đưa tới mức độ dữ dội nhất nhưng cũng là thẩm mỹ, hoành tráng nhất trong Bullet in the Head (1990, phim Hồng Kông có lẽ là tiêu biểu nhất cho dòng phim chống Việt Nam) nay được Đỗ Kỳ Phong lập lại với cái "phom" nhân vật và phong cách dàn dựng các pha hành động quen thuộc của họ Đỗ. Bên cạnh "đại ca" Ngô Vũ Sâm, Đỗ Kỳ Phong còn pay homage cho một bậc thầy phim tội phạm khác, đó là Francis Ford Coppola với một trường đoạn "trong bệnh viện" y hệt The Godfather. Lê Minh quả thực là một diễn viên trung bình, anh đẹp trai nhưng diễn xuất vô cùng khô cứng, vai Jack trong phim này của Lê Minh cũng không thoát khỏi số phận đó, nó cũng "cool cool" nhưng nhàn nhạt như vai Lê đóng trong Fallen Angels của Vương Gia Vệ (nhưng còn tệ hơn, cũng có thể vì Fallen Angels dù sao cũng hay hơn?), Lưu Thanh Vân thì như thường lệ vẫn là điểm sáng của phim với cách diễn thoáng chút ranh ma nhưng cũng phớt đời đúng kiểu sát thủ. Dù sao đây cũng là một phim "must" cho ai hâm mộ phim hành động Hồng Kông nói chung và phim của Đỗ Kỳ Phong nói riêng.
Từ ngày Châu Tinh Trì cho ra đời tác phẩm xuất sắc Kung Fu Hustle, điện ảnh Hồng Kông thi nhau cho ra đời các bộ phim có cấu trúc Kung Fu + XYZ với XYZ được nhại lại từ ... chính các phim khác của Châu Tinh Trì, chất lượng thì đương nhiên càng ngày càng tệ phản ánh đúng sự đi xuống của điện ảnh xứ Cảng Thơm mấy năm trở lại đây. Nhìn cái tên Kung Fu Chefs ai am hiểu phim Hồng Kông chắc cũng đoán ngay ra được nó sẽ là công thức "đấu võ Kung Fu" + "nấu ăn kiểu The God of Cookery" với chất lượng "tệ kiểu Kung Fu whatever". Cuối cùng thì quả thực ... Kung Fu Chefs là một phim tệ với kịch bản lộn xộn, hổng lỗ chỗ đến mức khó mà kể được nó định nói về cái gì ngoài điểm nhấn là vài pha đấu võ và thi nấu ăn. Cũng may là người chịu trách nhiệm cho các pha đấu võ là Hồng Kim Bảo - người khổng lồ thập niên 1980 duy nhất còn sót lại cho đến ngày nay, các pha nấu ăn cũng được thực hiện đẹp mắt và ... ngon miệng không kém gì The God of Cookery, vì vậy rút cục Kung Fu Chefs vẫn đáng được xếp vào hạng "xem được" của phim giải trí Hồng Kông, một bất ngờ cho dòng Kung Fu whatever này.
Một phim chỉ cỡ 3 sao nhưng 4 sao cho diễn xuất của Lưu Thanh Vân (giúp Lưu có Giải thưởng Điện ảnh Hồng Kông - HKFA đầu tiên sau ... 7 lần đề cử) và sự xinh xắn đáng yêu của "phát hiện" Hoắc Tư Yến (Huo Si-yan).
Lưu Thanh Vân vào vai Phan Gia Huy (Poon Ka-Fai), một diễn viên từng giành HKFA cho diễn viên triển vọng nhưng rồi mãi không thể thành "sao" do không hòa nhập được với ngành công nghiệp điện ảnh và cũng vì tính cách khó chịu, thường xuyên mắng mỏ bạn diễn vì họ không thể chú tâm tới diễn xuất được như Phan. Ở vào thời điểm sự nghiệp bắt đầu lụi tàn, Phan Gia Huy bất chợt được Ngô Hiểu Phi (Hoắc Tư Yến), một cô gái trẻ xinh đẹp người Đại lục, nhận làm "sư phụ" vì hâm mộ sự tận tâm với vai diễn của anh. Nhanh chóng nhận ra triển vọng thực sự ở cô học trò nhỏ, Phan Gia Huy bỏ hết tâm sức để giúp A Phi trở thành một diễn viên nổi tiếng thực sự (tên phim tiếng Hoa là Ngã yếu thành danh - Tôi phải/cần nổi tiếng). Và rồi A Phi cũng được đạo diễn tên tuổi Trần Gia Thượng (đạo diễn của Beast Cops) để mắt tới và chọn cô cho một vai diễn lớn ở Nhật Bản, chia tay cô học trò, Phan Gia Huy mới nhận ra rằng không chỉ anh đã thay đổi A Phi, mà chính A Phi cũng đã thay đổi anh, đã đem lại cho anh sự khao khát với những vai diễn, với tình yêu điện ảnh vốn tưởng như đã khô cạn trong Phan. Cùng với sự động viên của người bạn cùng tên Lương Gia Huy (Tony Leung Ka-Fai), Phan quyết tâm thuyết phục đạo diễn Hứa An Hoa (Ann Hui, đạo diễn của Thuyền nhân) trao cho anh một cơ hội mới.
Mô-típ ngôi sao già ở buổi xế chiều - ngôi sao trẻ ở buổi ban mai là một mô-típ đã được Hollywood làm đi làm lại nhiều lần với vô số tác phẩm đã trở thành kinh điển như A Star is Born, All About Eve, Sunset Boulevard, vì vậy đạo diễn của My Name is Fame đã rất sáng suốt khi không khai thác mô-típ này theo hướng bi kịch truyền thống (đồng nghĩa với việc Phan Gia Huy chắc chắn sẽ có một kết cục bi thảm), thay vào đó My Name is Fame chỉ như một phim hài nhẹ nhàng để gợi nhớ tới điện ảnh Hồng Kông, có lẽ ở đây có hàng trăm, hàng nghìn những Phan Gia Huy, những Ngô Hiểu Phi đang chờ đợi cơ hội của mình và My Name is Fame chính là lời động viên tốt nhất cho họ - hãy cứ cố gắng, rồi thành công sẽ tới! Ngay từ việc đặt tên nhân vật chính là Phan Gia Huy - chơi chữ từ Lương Gia Huy (vốn cũng xuất hiện trong phim với tư cách "con dế mèn của Pinochio") cũng đã nói lên ý đồ đó của đạo diễn - Lương Gia Huy vốn là một diễn viên cực kì triển vọng của điện ảnh Hồng Kông, "Big Tony" nổi tiếng từ rất trẻ nhưng rồi nhanh chóng sa sút và bị "Little Tony" (Tony Leung Chiu-Wai - Lương Triều Vỹ) vượt mặt lúc nào không hay, mãi về sau sự nghiệp của Lương Gia Huy mới lại được hồi phục nhờ sự phấn đấu không ngừng nghỉ của anh cùng sự trợ giúp từ những tên tuổi trong nghề như Đỗ Kỳ Phong (người đã chọn Lương vào vai diễn rất quan trọng trong Hắc xã hội). Người hâm mộ điện ảnh Hồng Kông còn yêu thích My Name is Fame vì trong phim có rất nhiều vai khách mời (cameo) là các nhân vật tên tuổi của điện ảnh xứ Cảng thơm (vào vai chính họ!) như các đạo diễn Hứa An Hoa, Trần Gia Thượng, Trần Quả (Fruit Chan), các ngôi sao Trịnh Y Kiệt (Ekin Cheng), Chu Lệ Kì (Niki Chow), Tiết Khải Kỳ (Fiona Sit). Việc chọn Lưu Thanh Vân cho vai Phan Gia Huy cũng đã đủ khiến nhiều người yêu điện ảnh Hồng Kông cười "nổ bụng" vì Lưu Thanh Vân đúng là một ... Phan Gia Huy thứ thật, anh xấu trai, không ăn hình vì vậy không thể nổi tiếng bằng các bạn đồng niên như Lưu Đức Hoa, Lê Minh và mãi mà không đoạt nổi một giải HKFA nào (dù sao thì Lưu Thanh Vân cũng được an ủi bằng giải HKFA đầu tiên nhờ chính vai Phan Gia Huy này, và ngoài đời thì anh cũng có cô vợ rất xinh đẹp và nổi tiếng - Quách Ái Minh, cựu hoa hậu Hồng Kông). Người đóng cặp với Lưu Thanh Vân là một phát hiện mới của điện ảnh Hồng Kông - Hoắc Tư Yến, một diễn viên có nét xinh xắn đáng yêu đúng kiểu của con gái Tô Hàng (Tô Châu - Hàng Châu), tuy nhiên vai của cô bị lồng tiếng khá dở (phim Hồng Kông ít khi thu tiếng trực tiếp) nên nếu khán giả nào khó tính thì chắc cũng bị giảm đôi phần hứng thú khi xem "A Phi" diễn xuất. My Name is Fame làm tôi nhớ tới Viva Erotica của Nhĩ Đông Thăng, một bộ phim khác cũng nói về điện ảnh Hồng Kông (nhưng là về điện ảnh ... cấp III), cặp đôi trong Viva Erotica là Trương Quốc Vinh - Thư Kỳ (một diễn viên phim cấp III khi đó) có rất nhiều điểm tương đồng với cặp Lưu Thanh Vân - Hoắc Tư Yến, tuy nhiên kịch tính trong Viva Erotica cao hơn nhiều so với My Name is Fame và diễn xuất của Thư Kỳ cũng tốt hơn nhiều so với Hoắc Tư Yến (vai diễn trong Viva Erotica đã "kéo" Thư Kỳ lên hàng diễn viên "thực sự" để rồi nổi tiếng được như ngày nay), Viva Erotica còn có một yếu tố bất ngờ khác đó là diễn xuất khác lạ (và tuyệt vời) của Từ Cẩm Hồng, diễn viên trước đó chỉ được biết tới qua những vai "ông ba bị" (đặc biệt ấn tượng là vai Ngao Bái trong Tân Lộc Đỉnh ký của Châu Tinh Trì) hay phim cấp III. Mặc dù vậy thì My Name is Fame vẫn là một tác phẩm đáng xem, trong thời buổi khó khăn có lẽ người ta cần nhiều những bộ phim nhẹ nhàng và có tính động viên thế này.
Từ ngày Châu Tinh Trì cho ra đời tác phẩm xuất sắc Kung Fu Hustle, điện ảnh Hồng Kông thi nhau cho ra đời các bộ phim có cấu trúc Kung Fu + XYZ với XYZ được nhại lại từ ... chính các phim khác của Châu Tinh Trì, chất lượng thì đương nhiên càng ngày càng tệ phản ánh đúng sự đi xuống của điện ảnh xứ Cảng Thơm mấy năm trở lại đây. Nhìn cái tên Kung Fu Chefs ai am hiểu phim Hồng Kông chắc cũng đoán ngay ra được nó sẽ là công thức "đấu võ Kung Fu" + "nấu ăn kiểu The God of Cookery" với chất lượng "tệ kiểu Kung Fu whatever". Cuối cùng thì quả thực ... Kung Fu Chefs là một phim tệ với kịch bản lộn xộn, hổng lỗ chỗ đến mức khó mà kể được nó định nói về cái gì ngoài điểm nhấn là vài pha đấu võ và thi nấu ăn. Cũng may là người chịu trách nhiệm cho các pha đấu võ là Hồng Kim Bảo - người khổng lồ thập niên 1980 duy nhất còn sót lại cho đến ngày nay, các pha nấu ăn cũng được thực hiện đẹp mắt và ... ngon miệng không kém gì The God of Cookery, vì vậy rút cục Kung Fu Chefs vẫn đáng được xếp vào hạng "xem được" của phim giải trí Hồng Kông, một bất ngờ cho dòng Kung Fu whatever này.
Một phim chỉ cỡ 3 sao nhưng 4 sao cho diễn xuất của Lưu Thanh Vân (giúp Lưu có Giải thưởng Điện ảnh Hồng Kông - HKFA đầu tiên sau ... 7 lần đề cử) và sự xinh xắn đáng yêu của "phát hiện" Hoắc Tư Yến (Huo Si-yan).
Lưu Thanh Vân vào vai Phan Gia Huy (Poon Ka-Fai), một diễn viên từng giành HKFA cho diễn viên triển vọng nhưng rồi mãi không thể thành "sao" do không hòa nhập được với ngành công nghiệp điện ảnh và cũng vì tính cách khó chịu, thường xuyên mắng mỏ bạn diễn vì họ không thể chú tâm tới diễn xuất được như Phan. Ở vào thời điểm sự nghiệp bắt đầu lụi tàn, Phan Gia Huy bất chợt được Ngô Hiểu Phi (Hoắc Tư Yến), một cô gái trẻ xinh đẹp người Đại lục, nhận làm "sư phụ" vì hâm mộ sự tận tâm với vai diễn của anh. Nhanh chóng nhận ra triển vọng thực sự ở cô học trò nhỏ, Phan Gia Huy bỏ hết tâm sức để giúp A Phi trở thành một diễn viên nổi tiếng thực sự (tên phim tiếng Hoa là Ngã yếu thành danh - Tôi phải/cần nổi tiếng). Và rồi A Phi cũng được đạo diễn tên tuổi Trần Gia Thượng (đạo diễn của Beast Cops) để mắt tới và chọn cô cho một vai diễn lớn ở Nhật Bản, chia tay cô học trò, Phan Gia Huy mới nhận ra rằng không chỉ anh đã thay đổi A Phi, mà chính A Phi cũng đã thay đổi anh, đã đem lại cho anh sự khao khát với những vai diễn, với tình yêu điện ảnh vốn tưởng như đã khô cạn trong Phan. Cùng với sự động viên của người bạn cùng tên Lương Gia Huy (Tony Leung Ka-Fai), Phan quyết tâm thuyết phục đạo diễn Hứa An Hoa (Ann Hui, đạo diễn của Thuyền nhân) trao cho anh một cơ hội mới.
Mô-típ ngôi sao già ở buổi xế chiều - ngôi sao trẻ ở buổi ban mai là một mô-típ đã được Hollywood làm đi làm lại nhiều lần với vô số tác phẩm đã trở thành kinh điển như A Star is Born, All About Eve, Sunset Boulevard, vì vậy đạo diễn của My Name is Fame đã rất sáng suốt khi không khai thác mô-típ này theo hướng bi kịch truyền thống (đồng nghĩa với việc Phan Gia Huy chắc chắn sẽ có một kết cục bi thảm), thay vào đó My Name is Fame chỉ như một phim hài nhẹ nhàng để gợi nhớ tới điện ảnh Hồng Kông, có lẽ ở đây có hàng trăm, hàng nghìn những Phan Gia Huy, những Ngô Hiểu Phi đang chờ đợi cơ hội của mình và My Name is Fame chính là lời động viên tốt nhất cho họ - hãy cứ cố gắng, rồi thành công sẽ tới! Ngay từ việc đặt tên nhân vật chính là Phan Gia Huy - chơi chữ từ Lương Gia Huy (vốn cũng xuất hiện trong phim với tư cách "con dế mèn của Pinochio") cũng đã nói lên ý đồ đó của đạo diễn - Lương Gia Huy vốn là một diễn viên cực kì triển vọng của điện ảnh Hồng Kông, "Big Tony" nổi tiếng từ rất trẻ nhưng rồi nhanh chóng sa sút và bị "Little Tony" (Tony Leung Chiu-Wai - Lương Triều Vỹ) vượt mặt lúc nào không hay, mãi về sau sự nghiệp của Lương Gia Huy mới lại được hồi phục nhờ sự phấn đấu không ngừng nghỉ của anh cùng sự trợ giúp từ những tên tuổi trong nghề như Đỗ Kỳ Phong (người đã chọn Lương vào vai diễn rất quan trọng trong Hắc xã hội). Người hâm mộ điện ảnh Hồng Kông còn yêu thích My Name is Fame vì trong phim có rất nhiều vai khách mời (cameo) là các nhân vật tên tuổi của điện ảnh xứ Cảng thơm (vào vai chính họ!) như các đạo diễn Hứa An Hoa, Trần Gia Thượng, Trần Quả (Fruit Chan), các ngôi sao Trịnh Y Kiệt (Ekin Cheng), Chu Lệ Kì (Niki Chow), Tiết Khải Kỳ (Fiona Sit). Việc chọn Lưu Thanh Vân cho vai Phan Gia Huy cũng đã đủ khiến nhiều người yêu điện ảnh Hồng Kông cười "nổ bụng" vì Lưu Thanh Vân đúng là một ... Phan Gia Huy thứ thật, anh xấu trai, không ăn hình vì vậy không thể nổi tiếng bằng các bạn đồng niên như Lưu Đức Hoa, Lê Minh và mãi mà không đoạt nổi một giải HKFA nào (dù sao thì Lưu Thanh Vân cũng được an ủi bằng giải HKFA đầu tiên nhờ chính vai Phan Gia Huy này, và ngoài đời thì anh cũng có cô vợ rất xinh đẹp và nổi tiếng - Quách Ái Minh, cựu hoa hậu Hồng Kông). Người đóng cặp với Lưu Thanh Vân là một phát hiện mới của điện ảnh Hồng Kông - Hoắc Tư Yến, một diễn viên có nét xinh xắn đáng yêu đúng kiểu của con gái Tô Hàng (Tô Châu - Hàng Châu), tuy nhiên vai của cô bị lồng tiếng khá dở (phim Hồng Kông ít khi thu tiếng trực tiếp) nên nếu khán giả nào khó tính thì chắc cũng bị giảm đôi phần hứng thú khi xem "A Phi" diễn xuất. My Name is Fame làm tôi nhớ tới Viva Erotica của Nhĩ Đông Thăng, một bộ phim khác cũng nói về điện ảnh Hồng Kông (nhưng là về điện ảnh ... cấp III), cặp đôi trong Viva Erotica là Trương Quốc Vinh - Thư Kỳ (một diễn viên phim cấp III khi đó) có rất nhiều điểm tương đồng với cặp Lưu Thanh Vân - Hoắc Tư Yến, tuy nhiên kịch tính trong Viva Erotica cao hơn nhiều so với My Name is Fame và diễn xuất của Thư Kỳ cũng tốt hơn nhiều so với Hoắc Tư Yến (vai diễn trong Viva Erotica đã "kéo" Thư Kỳ lên hàng diễn viên "thực sự" để rồi nổi tiếng được như ngày nay), Viva Erotica còn có một yếu tố bất ngờ khác đó là diễn xuất khác lạ (và tuyệt vời) của Từ Cẩm Hồng, diễn viên trước đó chỉ được biết tới qua những vai "ông ba bị" (đặc biệt ấn tượng là vai Ngao Bái trong Tân Lộc Đỉnh ký của Châu Tinh Trì) hay phim cấp III. Mặc dù vậy thì My Name is Fame vẫn là một tác phẩm đáng xem, trong thời buổi khó khăn có lẽ người ta cần nhiều những bộ phim nhẹ nhàng và có tính động viên thế này.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire