Thất kiếm là một bộ phim võ thuật "tinh tuyền" của Từ Khắc được ông thực hiện năm 2005, đúng 10 năm sau thành công cuối cùng của ông - Đao (The Blade, 1995). Đây là một bộ phim dựa trên tiểu thuyết võ hiệp Thất kiếm hạ Thiên sơn của Lương Vũ Sinh - một trong "ngũ đại gia" của tiểu thuyết võ hiệp (cùng Kim Dung, Cổ Long, Ngọa Long Sinh, Ôn Thụy An). Bên cạnh cội rễ kiếm hiệp của mình, Thất kiếm còn là tấm gương phản chiếu một trong những bộ phim kinh điển của điện ảnh thế giới - Bảy samurai (Shichinin no samurai) của Akira Kurosawa được đặt trong bối cảnh sa mạc, ngựa chiến không khác gì phim miền Tây Mỹ (tôi chưa xem The Magnificient Seven của John Sturges nên không dám kết luận là Thất kiếm có làm theo hình mẫu đó không).
Mô-típ của Bảy samurai có thể tóm gọn như sau: Một samurai cao thủ đi tuyển mộ 6 samurai khác để bảo vệ dân làng yếu đuối chống lại bọn cướp hung bạo. Thất kiếm cũng vậy, chỉ có thay vào chỗ một samurai cao thủ thì ở đây khán giả gặp một cao thủ võ lâm từng mang tì vết trong thời gian làm quan cho Cẩm y vệ (tương đương CIA) thời nhà Minh, nay muốn chuộc lại lỗi lầm bằng việc khổ công leo lên tận đỉnh Thiên sơn ngàn năm tuyết phủ để mời các cao thủ khác về bảo vệ cho dân làng chống khỏi bọn cướp chuyên giết người để lĩnh thưởng của nhà Thanh. Bộ phim có tên Thất kiếm, vì vậy bên cạnh các nhân vật "người" truyền thống, Từ Khắc giới thiệu cho chúng ta một tuyến "nhân vật" đặc biệt, đó là bảy cây kiếm báu, mỗi cây có một dáng vẻ riêng, công năng riêng và cách sử dụng riêng. Bảy cao thủ cùng bảy cây kiếm của Thất kiếm lần lượt là:
Mặc dù thắng trận đầu nhưng Phó Thanh Chủ nhận định rằng thể nào Phong Hỏa Liên Thành cũng quay lại trả thù tàn độc, ông khuyên trưởng làng cho dân di tản. Trên đường đi, Phó Thanh Chủ nhận ra rằng trong nội bộ dân làng đã có kẻ phản bội lén đánh dấu để bọn cướp lần theo đoàn người. Cực chẳng đã, ông đành cho đoàn di tản trú lại trong một khu hang động với hy vọng kẻ phản bội sẽ phải thò mặt ra để liên lạc với đồng bọn. Cùng lúc ấy Phong Hỏa Liên Thành mượn được pháo từ tay nhà Thanh đã bao vây chặt hang đá. Để phá vỡ vòng vây, Sở Chiêu Nam nhờ Lục Châu dẫn đến sào huyệt của bọn cướp hòng phá tan kho vàng của bọn chúng buộc Phong Hỏa Liên Thành phải rút quân. Không ngờ rằng mình đã rơi vào bẫy phục kích, Sở Chiêu Nam bị Phong Hỏa Liên Thành bắt giữ, Do Long kiếm cũng về tay bọn cướp, chỉ có Lục Châu trốn được về báo tin cho Thất kiếm. Nhận được hung tin, sáu người còn lại trong Thất kiếm quyết định vào thẳng hang ổ của Phong Hỏa Liên Thành để quyết đấu trận cuối cùng.
Ai đã từng xem Bảy samurai hoặc đọc nhiều truyện chưởng thì sẽ không lạ gì với cốt truyện của Thất kiếm, thực ra ý tưởng của Lương Vũ Sinh là biến bảy cây kiếm trở thành "nhân vật chính" của tác phẩm, nhưng việc truyền tải ý tưởng đó lên phim quả thực quá khó khăn, vì không thể sử dụng những vật vô hồn (đúng hơn là không "biết" diễn xuất) để thể hiện những dòng chữ bay bướm trên giấy thành hình ảnh trên phim được. Vì vậy ở đây, Thất kiếm vẫn là những nhân vật chính, và họ cùng Phong Hỏa Liên Thành là những người quyết định sự hay, dở của tác phẩm. Thật tiếc, Thất kiếm lại chỉ là bảy hình ảnh mờ nhạt, khác hẳn với bảy samurai của Kurosawa trước kia. Họ mờ nhạt một phần cũng vì Từ Khắc đã bỏ qua, hoặc không coi trọng, phần "tuyển mộ" đầu phim. Đây là nội dung đã mang lại tính cách mạng cho Bảy samurai vì lần đầu tiên trong lịch sử điện ảnh, các nhân vật của một bộ phim hành động được giới thiệu một cách chi tiết và nghệ thuật đến vậy. Thất kiếm thì khác, người xem chưa kịp làm quen với bảy cao thủ thì đã bị cuốn theo những cuộc giao đấu, chạy trốn diễn ra liên tục, chẳng ai còn thời gian để mà nhận ra từng nét riêng của mỗi người trong Thất kiếm. Cộng thêm vào đó là tài nghệ diễn xuất rất hạn chế của bảy người thủ vai Thất kiếm, vẫn biết là phim hành động thì không thể đòi hỏi diễn viên phải như Lương Triều Vỹ, Trương Mạn Ngọc được, nhưng thật khó mà chấp nhận việc Chân Tử Đan mặt lúc nào cũng hầm hè (phim nào cũng vậy!), Lê Minh thì cơ mặt hầu như không bao giờ thay đổi, Dương Thái Ni đã già lại phải cố làm ra vẻ ngây thơ còn Lục Nghị thì dù cố gắng nhưng cũng không thể nào làm toát lên nét nóng nẩy của Hàn Chí Bang. Nhân vật nổi bật nhất của Thất kiếm hóa ra lại chính là Phong Hỏa Liên Thành với diễn xuất ấn tượng của Tôn Hồng Lôi, nét diễn tưng tửng và điệu cười kì quái của anh khiến Phong Hỏa Liên Thành thực sự vừa là một tên cướp vừa kì quái, tàn bạo lại vừa đầy mưu mô, bí ẩn. Diễn viên đáng chú ý thứ hai của Thất kiếm là Trương Tịnh Sơ trong vai Lưu Úc Phương, trường đoạn Úc Phương hoảng loạn chạy trốn trong hang động với rất nhiều cảnh quay cận cảnh có lẽ mới là trường đoạn tốt nhất của Thất kiếm chứ không phải các trường đoạn giao đấu.
Nói về giao đấu, quả thực phần chỉ đạo võ thuật của Thất kiếm làm tôi khá thất vọng, các pha giao đấu không có gì đặc sắc vì chúng thường bị cắt cảnh đột ngột, đổi góc quay liên tục khiến người xem cảm giác các diễn viên không còn "đấu thật" nữa. Công năng khác nhau của từng thanh kiếm cũng không được thể hiện, trừ thanh Thiên Bộc kiếm của Vũ Nguyên Anh rất độc đáo ra còn lại sáu thanh khác đều na ná nhau mặc dù bề ngoài của chúng rất khác nhau. Chỉ đạo võ thuật của Thất kiếm do đích thân Lưu Gia Lương đảm nhiệm, dường như sức sáng tạo của ông đã cạn ở vào cái tuổi gần thất thập cổ lai hy (ông sinh năm 36), vả lại một đại sư Hồng quyền như ông vốn thường nổi tiếng với các pha đấu tay không như trong 36 phòng Thiếu Lâm hơn là các pha đấu binh khí (sở trường của Viên Hòa Bình). Bằng chứng là trước Thất kiếm 10 năm, Lưu Gia Lương từng rất thành công với Túy quyền 2 - bộ phim có những cảnh giao đấu tay không đã trở thành kinh điển của Thành Long (phim võ thuật thực sự cuối cùng của ngôi sao này).
Trong làng điện ảnh người ta thường ví Từ Khắc như một "Steven Spielberg của Hồng Kông" vì vai trò tiên phong của ông trong việc biến các phim võ thuật thành phim võ thuật-sử thi (Hoàng Phi Hồng), võ thuật-thần thoại (Thanh xà, Thục Sơn truyện), thành công (tương đối) trong những thể loại tay trái (Đao mã đán - phim sân khấu) và tài sản xuất các bộ phim ăn khách (loạt Anh hùng bản sắc, loạt Thiến nữ u hồn). Nhưng khác với Spielberg, đỉnh cao sự nghiệp của Từ Khắc có lẽ đã dừng lại vào năm 1995 với Đao - một "Mad Max của Hồng Kông", bộ phim làm lại từ tác phẩm kinh điển Độc tý đao của Trương Triệt này đã phá vỡ hoàn toàn công thức cũ của phim võ hiệp (mà Hoàng Phi Hồng của chính Từ Khắc đã lập nên vài năm trước đó) bằng việc chuyển bối cảnh cổ trang thường thấy của phim kiếm hiệp vào một bối cảnh kì lạ, tách rời khỏi thực tại, bẩn thỉu và hoang dã, Từ Khắc đồng thời cũng "thiết kế" lại cái cách nhân vật chính từ chỗ bị dìm xuống đáy tới lúc vươn đến đỉnh cao võ lâm - dữ dội hơn, bạo liệt hơn, đau đớn hơn và gần gũi với con người thật hơn. Thất kiếm đáng tiếc không có được bất cứ điểm nào mà Đao từng đạt tới, dù Từ Khắc cũng cố dùng cái bối cảnh kì lạ, xa rời thực tế với những nhân vật quái đản, bẩn thỉu "kiểu Mad Max", nhưng nội dung của phim thì vẫn đi theo lối mòn kiểu Hoàng Phi Hồng với những nhân vật anh hùng cư xử chẳng khác nào Quách Tỉnh cổ điển của Anh hùng xạ điêu chứ không phải là một Lệnh Hồ Xung hiện đại của Tiếu ngạo giang hồ hoặc Vi Tiểu Bảo láu cá của Lộc đỉnh ký. Và Thất kiếm cũng làm lộ ra một điểm yếu chết người của Từ Khắc, đó là mức độ sáng tạo, thực tế thì tuy phim võ thuật của ông được đánh giá rất cao nhưng chủ yếu là vì bối cảnh hoành tráng, nội dung đậm tính sử thi (epic), nhân vật anh hùng kiểu điển - những tiêu chuẩn của phim bom tấn (blockbuster), chứ những gương mặt mang tính đột phá của phim võ thuật Hồng Kông từ thập niên 1980 trở lại phải kể tới Viên Hòa Bình (Trương Tam Phong, Thiết hầu) và Trình Tiểu Đông (Thiến nữ u hồn, Tiếu ngạo giang hồ: Đông Phương Bất Bại). Quãng thời gian 10 năm đã không giúp Từ Khắc chuẩn bị được một tác phẩm gây tiếng vang, Thất kiếm cuối cùng lại chỉ là một phim bom tấn bình thường với nội dung dễ xem nhưng cũng dễ quên, thậm chí là còn thua xa những phim võ thuật "tay trái" của Trương Nghệ Mưu như Anh hùng, Thập diện mai phục. Sự nhàm chán của Thất kiếm còn thể hiện trong cách giải quyết những pha đấu võ ở không gian hẹp giữa Phong Hỏa Liên Thành và Sở Chiêu Nam, trông không khác gì (nhưng ở mức độ thấp hơn nhiều!) pha đấu tương tự giữa Hoàng Phi Hồng và Nạp Lan Nguyên Thuật trong Hoàng Phi Hồng: Nam nhi đương tự cường, điều khác biệt duy nhất là trong Hoàng Phi Hồng thì Chân Tử Đan "phải" vào vai phản diện, ở ở Thất kiếm anh "được" đóng vai chính diện. Cách khai thác hình ảnh trẻ thơ trong bạo tàn của Từ Khắc cũng vẫn vậy, các cảnh dính đến trẻ em trong Thất kiếm, đặc biệt là các cảnh một nhóm trẻ em bị kẻ thủ ác truy sát trông không khác gì replay cảnh phim trong nhà thờ của Hoàng Phi Hồng khi Hoàng Phi Hồng (the mighty Lý Liên Kiệt) và Thập tam muội (the beauty Quan Chi Lâm) che chở cho lũ trẻ của trường dòng. Ngay cả bối cảnh lịch sử của phim, vốn đã được stylize theo kiểu Đao vẫn dính đến một chủ đề "xuyên suốt" qua các phim cổ trang, chủ đề khiến cho người xem ngán ngẩm từ lâu - Phản Thanh. Không rõ là Từ Khắc có sinh ra trong một gia đình Minh hương ở Sài Gòn hay không mà hầu như phim cổ trang nào của ông các nhân vật thuộc phe nhà Thanh cũng được mô tả như một lũ mọi rợ, tàn bạo, chỉ biết đàn áp, giết chóc người Hán (đến cả một cái phim hài về ... ẩm thực là Kim chi ngọc diệp Từ Khắc cũng "không tha" cho người Mãn). Về khoản này thì Từ Khắc còn thua xa cả ... Châu Tinh Trì từ cái thời đầu thập niên 1990, thời đó Châu đã có những phim có cách nhìn rất tân tiến về nhà Thanh, đó là Tân Lộc Đỉnh ký hay Võ trạng nguyên Tô Khất Nhi.
Điểm sáng lớn nhất của Thất kiếm có lẽ là phần hình ảnh, phim được quay rất đẹp với nhiều cảnh trên sa mạc ấn tượng, ít ra về điểm này thì Từ Khắc cũng đã thành công trong việc đưa dòng phim miền Tây (Western) lồng vào phim võ thuật Trung Quốc (để tạo thành Eastern movie). Những cảnh nhóm Thất kiếm cưỡi ngựa trong ánh bình minh và hoàng hôn được Từ Khắc dụng công quay tuyệt đẹp, người xem vừa cảm nhận được cái vĩ đại của không gian sa mạc, vừa thấy được sự hiên ngang, vững chãi trước thiên nhiên của các cao thủ.
Tóm lại, Thất kiếm vẫn là một phim kiếm hiệp xem được nhưng nếu ai mong muốn được thấy lại thời hoàng kim của Từ Khắc với Hoàng Phi Hồng, Thanh xà thì tác phẩm này sẽ làm họ thất vọng, tôi là một trong số đó.
Mô-típ của Bảy samurai có thể tóm gọn như sau: Một samurai cao thủ đi tuyển mộ 6 samurai khác để bảo vệ dân làng yếu đuối chống lại bọn cướp hung bạo. Thất kiếm cũng vậy, chỉ có thay vào chỗ một samurai cao thủ thì ở đây khán giả gặp một cao thủ võ lâm từng mang tì vết trong thời gian làm quan cho Cẩm y vệ (tương đương CIA) thời nhà Minh, nay muốn chuộc lại lỗi lầm bằng việc khổ công leo lên tận đỉnh Thiên sơn ngàn năm tuyết phủ để mời các cao thủ khác về bảo vệ cho dân làng chống khỏi bọn cướp chuyên giết người để lĩnh thưởng của nhà Thanh. Bộ phim có tên Thất kiếm, vì vậy bên cạnh các nhân vật "người" truyền thống, Từ Khắc giới thiệu cho chúng ta một tuyến "nhân vật" đặc biệt, đó là bảy cây kiếm báu, mỗi cây có một dáng vẻ riêng, công năng riêng và cách sử dụng riêng. Bảy cao thủ cùng bảy cây kiếm của Thất kiếm lần lượt là:
- Phó Thanh Chủ sử dụng Mạc Vấn kiếm (đại diện cho trí tuệ). Phó Thanh Chủ là người đi mời các cao thủ về bảo vệ cho dân làng. Người thủ vai này là Lưu Gia Lương, một cái tên huyền thoại của điện ảnh Hồng Kông, ông là đệ tử đời thứ 5 của Hoàng Phi Hồng (vì vậy được người trong nghề gọi kính trọng là Lưu sư phụ) và là đạo diễn của 36 phòng Thiếu Lâm (Thiếu Lâm tam thập lục phòng) nổi tiếng.
- Sở Chiêu Nam sử dụng Do Long kiếm (đại diện cho tấn công). Sở Chiêu Nam là đại đệ tử của phái Thiên sơn, người có võ thuật cao cường nhất và cũng là người bí hiểm, ít nói nhất trong Thất kiếm. Người thủ vai quan trọng nhất trong số 7 người này là một cao thủ thật sự khác của điện ảnh Hồng Kông - Chân Tử Đan.
- Dương Vân Thông sử dụng Thanh Can kiếm (đại diện cho phòng thủ). Dương Vân Thông là nhị đệ tử của phái Thiên sơn, người có bề ngoài và phong cách như một thư sinh. Người thủ vai trầm lắng này là Lê Minh, một trong Tứ đại thiên vương của làng nhạc Hồng Kông, tiếc là tài nghệ diễn xuất của họ Lê không được tương xứng với tài nghệ ca hát.
- Tân Long Tử sử dụng Cạnh Tinh kiếm (đại diện cho hy sinh). Tân Long Tử là tam đệ tử của phái Thiên sơn, người lầm lì và giỏi khinh công nhất, vai này do Đới Lập Thiên đóng.
- Mục Lang sử dụng Nhật Nguyệt kiếm (đại diện cho hy vọng). Mục Lang là tứ đệ tử của phái Thiên sơn, người vui tính và hay đùa nhất, vai này do Chu Quân Đạt đóng.
- Vũ Nguyên Anh sử dụng Thiên Bộc kiếm. Vũ Nguyên Anh là nữ duy nhất trong Thất kiếm, cô là dân làng vì tin tưởng Phó Thanh Chủ mà lặn lội cùng ông lên Thiên sơn rồi được trao thanh Thiên Bộc kiếm là thanh kiếm biến hóa và khó sử dụng nhất, vai này do Dương Thái Ni, mỹ nhân của Đông Tà Tây Độc, đóng.
- Hàn Chí Bang sử dụng Xá Thần kiếm (đại diện cho kiên nghị), Hàn Chí Bang cũng là dân làng như Vũ Nguyên Anh, đây là người nông nổi và nóng tính nhất Thất kiếm, vai này do Lục Nghị đóng. Hàn Chí Bang có người yêu là Lưu Úc Phương (Trương Tịnh Sơ đóng), con gái yêu của trưởng làng.
The weirdest character - em gái này diễn rất ấn tượng, cảm giác như một cô lesbian luôn luôn phê thuốc
Mặc dù thắng trận đầu nhưng Phó Thanh Chủ nhận định rằng thể nào Phong Hỏa Liên Thành cũng quay lại trả thù tàn độc, ông khuyên trưởng làng cho dân di tản. Trên đường đi, Phó Thanh Chủ nhận ra rằng trong nội bộ dân làng đã có kẻ phản bội lén đánh dấu để bọn cướp lần theo đoàn người. Cực chẳng đã, ông đành cho đoàn di tản trú lại trong một khu hang động với hy vọng kẻ phản bội sẽ phải thò mặt ra để liên lạc với đồng bọn. Cùng lúc ấy Phong Hỏa Liên Thành mượn được pháo từ tay nhà Thanh đã bao vây chặt hang đá. Để phá vỡ vòng vây, Sở Chiêu Nam nhờ Lục Châu dẫn đến sào huyệt của bọn cướp hòng phá tan kho vàng của bọn chúng buộc Phong Hỏa Liên Thành phải rút quân. Không ngờ rằng mình đã rơi vào bẫy phục kích, Sở Chiêu Nam bị Phong Hỏa Liên Thành bắt giữ, Do Long kiếm cũng về tay bọn cướp, chỉ có Lục Châu trốn được về báo tin cho Thất kiếm. Nhận được hung tin, sáu người còn lại trong Thất kiếm quyết định vào thẳng hang ổ của Phong Hỏa Liên Thành để quyết đấu trận cuối cùng.
Ai đã từng xem Bảy samurai hoặc đọc nhiều truyện chưởng thì sẽ không lạ gì với cốt truyện của Thất kiếm, thực ra ý tưởng của Lương Vũ Sinh là biến bảy cây kiếm trở thành "nhân vật chính" của tác phẩm, nhưng việc truyền tải ý tưởng đó lên phim quả thực quá khó khăn, vì không thể sử dụng những vật vô hồn (đúng hơn là không "biết" diễn xuất) để thể hiện những dòng chữ bay bướm trên giấy thành hình ảnh trên phim được. Vì vậy ở đây, Thất kiếm vẫn là những nhân vật chính, và họ cùng Phong Hỏa Liên Thành là những người quyết định sự hay, dở của tác phẩm. Thật tiếc, Thất kiếm lại chỉ là bảy hình ảnh mờ nhạt, khác hẳn với bảy samurai của Kurosawa trước kia. Họ mờ nhạt một phần cũng vì Từ Khắc đã bỏ qua, hoặc không coi trọng, phần "tuyển mộ" đầu phim. Đây là nội dung đã mang lại tính cách mạng cho Bảy samurai vì lần đầu tiên trong lịch sử điện ảnh, các nhân vật của một bộ phim hành động được giới thiệu một cách chi tiết và nghệ thuật đến vậy. Thất kiếm thì khác, người xem chưa kịp làm quen với bảy cao thủ thì đã bị cuốn theo những cuộc giao đấu, chạy trốn diễn ra liên tục, chẳng ai còn thời gian để mà nhận ra từng nét riêng của mỗi người trong Thất kiếm. Cộng thêm vào đó là tài nghệ diễn xuất rất hạn chế của bảy người thủ vai Thất kiếm, vẫn biết là phim hành động thì không thể đòi hỏi diễn viên phải như Lương Triều Vỹ, Trương Mạn Ngọc được, nhưng thật khó mà chấp nhận việc Chân Tử Đan mặt lúc nào cũng hầm hè (phim nào cũng vậy!), Lê Minh thì cơ mặt hầu như không bao giờ thay đổi, Dương Thái Ni đã già lại phải cố làm ra vẻ ngây thơ còn Lục Nghị thì dù cố gắng nhưng cũng không thể nào làm toát lên nét nóng nẩy của Hàn Chí Bang. Nhân vật nổi bật nhất của Thất kiếm hóa ra lại chính là Phong Hỏa Liên Thành với diễn xuất ấn tượng của Tôn Hồng Lôi, nét diễn tưng tửng và điệu cười kì quái của anh khiến Phong Hỏa Liên Thành thực sự vừa là một tên cướp vừa kì quái, tàn bạo lại vừa đầy mưu mô, bí ẩn. Diễn viên đáng chú ý thứ hai của Thất kiếm là Trương Tịnh Sơ trong vai Lưu Úc Phương, trường đoạn Úc Phương hoảng loạn chạy trốn trong hang động với rất nhiều cảnh quay cận cảnh có lẽ mới là trường đoạn tốt nhất của Thất kiếm chứ không phải các trường đoạn giao đấu.
Nói về giao đấu, quả thực phần chỉ đạo võ thuật của Thất kiếm làm tôi khá thất vọng, các pha giao đấu không có gì đặc sắc vì chúng thường bị cắt cảnh đột ngột, đổi góc quay liên tục khiến người xem cảm giác các diễn viên không còn "đấu thật" nữa. Công năng khác nhau của từng thanh kiếm cũng không được thể hiện, trừ thanh Thiên Bộc kiếm của Vũ Nguyên Anh rất độc đáo ra còn lại sáu thanh khác đều na ná nhau mặc dù bề ngoài của chúng rất khác nhau. Chỉ đạo võ thuật của Thất kiếm do đích thân Lưu Gia Lương đảm nhiệm, dường như sức sáng tạo của ông đã cạn ở vào cái tuổi gần thất thập cổ lai hy (ông sinh năm 36), vả lại một đại sư Hồng quyền như ông vốn thường nổi tiếng với các pha đấu tay không như trong 36 phòng Thiếu Lâm hơn là các pha đấu binh khí (sở trường của Viên Hòa Bình). Bằng chứng là trước Thất kiếm 10 năm, Lưu Gia Lương từng rất thành công với Túy quyền 2 - bộ phim có những cảnh giao đấu tay không đã trở thành kinh điển của Thành Long (phim võ thuật thực sự cuối cùng của ngôi sao này).
Trong làng điện ảnh người ta thường ví Từ Khắc như một "Steven Spielberg của Hồng Kông" vì vai trò tiên phong của ông trong việc biến các phim võ thuật thành phim võ thuật-sử thi (Hoàng Phi Hồng), võ thuật-thần thoại (Thanh xà, Thục Sơn truyện), thành công (tương đối) trong những thể loại tay trái (Đao mã đán - phim sân khấu) và tài sản xuất các bộ phim ăn khách (loạt Anh hùng bản sắc, loạt Thiến nữ u hồn). Nhưng khác với Spielberg, đỉnh cao sự nghiệp của Từ Khắc có lẽ đã dừng lại vào năm 1995 với Đao - một "Mad Max của Hồng Kông", bộ phim làm lại từ tác phẩm kinh điển Độc tý đao của Trương Triệt này đã phá vỡ hoàn toàn công thức cũ của phim võ hiệp (mà Hoàng Phi Hồng của chính Từ Khắc đã lập nên vài năm trước đó) bằng việc chuyển bối cảnh cổ trang thường thấy của phim kiếm hiệp vào một bối cảnh kì lạ, tách rời khỏi thực tại, bẩn thỉu và hoang dã, Từ Khắc đồng thời cũng "thiết kế" lại cái cách nhân vật chính từ chỗ bị dìm xuống đáy tới lúc vươn đến đỉnh cao võ lâm - dữ dội hơn, bạo liệt hơn, đau đớn hơn và gần gũi với con người thật hơn. Thất kiếm đáng tiếc không có được bất cứ điểm nào mà Đao từng đạt tới, dù Từ Khắc cũng cố dùng cái bối cảnh kì lạ, xa rời thực tế với những nhân vật quái đản, bẩn thỉu "kiểu Mad Max", nhưng nội dung của phim thì vẫn đi theo lối mòn kiểu Hoàng Phi Hồng với những nhân vật anh hùng cư xử chẳng khác nào Quách Tỉnh cổ điển của Anh hùng xạ điêu chứ không phải là một Lệnh Hồ Xung hiện đại của Tiếu ngạo giang hồ hoặc Vi Tiểu Bảo láu cá của Lộc đỉnh ký. Và Thất kiếm cũng làm lộ ra một điểm yếu chết người của Từ Khắc, đó là mức độ sáng tạo, thực tế thì tuy phim võ thuật của ông được đánh giá rất cao nhưng chủ yếu là vì bối cảnh hoành tráng, nội dung đậm tính sử thi (epic), nhân vật anh hùng kiểu điển - những tiêu chuẩn của phim bom tấn (blockbuster), chứ những gương mặt mang tính đột phá của phim võ thuật Hồng Kông từ thập niên 1980 trở lại phải kể tới Viên Hòa Bình (Trương Tam Phong, Thiết hầu) và Trình Tiểu Đông (Thiến nữ u hồn, Tiếu ngạo giang hồ: Đông Phương Bất Bại). Quãng thời gian 10 năm đã không giúp Từ Khắc chuẩn bị được một tác phẩm gây tiếng vang, Thất kiếm cuối cùng lại chỉ là một phim bom tấn bình thường với nội dung dễ xem nhưng cũng dễ quên, thậm chí là còn thua xa những phim võ thuật "tay trái" của Trương Nghệ Mưu như Anh hùng, Thập diện mai phục. Sự nhàm chán của Thất kiếm còn thể hiện trong cách giải quyết những pha đấu võ ở không gian hẹp giữa Phong Hỏa Liên Thành và Sở Chiêu Nam, trông không khác gì (nhưng ở mức độ thấp hơn nhiều!) pha đấu tương tự giữa Hoàng Phi Hồng và Nạp Lan Nguyên Thuật trong Hoàng Phi Hồng: Nam nhi đương tự cường, điều khác biệt duy nhất là trong Hoàng Phi Hồng thì Chân Tử Đan "phải" vào vai phản diện, ở ở Thất kiếm anh "được" đóng vai chính diện. Cách khai thác hình ảnh trẻ thơ trong bạo tàn của Từ Khắc cũng vẫn vậy, các cảnh dính đến trẻ em trong Thất kiếm, đặc biệt là các cảnh một nhóm trẻ em bị kẻ thủ ác truy sát trông không khác gì replay cảnh phim trong nhà thờ của Hoàng Phi Hồng khi Hoàng Phi Hồng (the mighty Lý Liên Kiệt) và Thập tam muội (the beauty Quan Chi Lâm) che chở cho lũ trẻ của trường dòng. Ngay cả bối cảnh lịch sử của phim, vốn đã được stylize theo kiểu Đao vẫn dính đến một chủ đề "xuyên suốt" qua các phim cổ trang, chủ đề khiến cho người xem ngán ngẩm từ lâu - Phản Thanh. Không rõ là Từ Khắc có sinh ra trong một gia đình Minh hương ở Sài Gòn hay không mà hầu như phim cổ trang nào của ông các nhân vật thuộc phe nhà Thanh cũng được mô tả như một lũ mọi rợ, tàn bạo, chỉ biết đàn áp, giết chóc người Hán (đến cả một cái phim hài về ... ẩm thực là Kim chi ngọc diệp Từ Khắc cũng "không tha" cho người Mãn). Về khoản này thì Từ Khắc còn thua xa cả ... Châu Tinh Trì từ cái thời đầu thập niên 1990, thời đó Châu đã có những phim có cách nhìn rất tân tiến về nhà Thanh, đó là Tân Lộc Đỉnh ký hay Võ trạng nguyên Tô Khất Nhi.
Điểm sáng lớn nhất của Thất kiếm có lẽ là phần hình ảnh, phim được quay rất đẹp với nhiều cảnh trên sa mạc ấn tượng, ít ra về điểm này thì Từ Khắc cũng đã thành công trong việc đưa dòng phim miền Tây (Western) lồng vào phim võ thuật Trung Quốc (để tạo thành Eastern movie). Những cảnh nhóm Thất kiếm cưỡi ngựa trong ánh bình minh và hoàng hôn được Từ Khắc dụng công quay tuyệt đẹp, người xem vừa cảm nhận được cái vĩ đại của không gian sa mạc, vừa thấy được sự hiên ngang, vững chãi trước thiên nhiên của các cao thủ.
Tóm lại, Thất kiếm vẫn là một phim kiếm hiệp xem được nhưng nếu ai mong muốn được thấy lại thời hoàng kim của Từ Khắc với Hoàng Phi Hồng, Thanh xà thì tác phẩm này sẽ làm họ thất vọng, tôi là một trong số đó.
Thực sự thì tui vẫn đánh giá Thất kiếm cao chỉ sau Đao trong những phim kiếm hiệp sau này của Từ Khắc. Thất Kiếm thấy còn hay hơn Thục sơn anh hùng nhảm nhí. Cái vụ lấy bối cảnh thị trấn hoang vu chắc có từ Tân Long Môn Khách Sạn chứ hả? Có một điều lạ là tui xem Đông Tà Tây Độc (Ashes of Time) của Vương Gia Vệ rất hay có ý nghĩ về Tân Long Môn Khách sạn nha, chắc bối cảnh cũng na ná nhau. Công nhận TK thành công trong việc lồng western style vào phim kiếm hiệp thương hiệu HK như Thất Kiếm. Công nhận là diễn xuất của dàn diễn viên chính làm hư hết bộ phim.
RépondreSupprimerKhông hiểu sao tui thích Chung Tử Đơn (Chân Tử Đan) hơn Lý Liên Kiệt nha mặc dù cả 2 đơ như nhau (CTĐ đơ ít hơn LLK haha). Tui xem 2 phim na ná nhau là Hoắc Nguyên Giáp với Diệp Vấn thì thích Diệp Vấn hơn gấp nhiều lần nha.
P.S: Motif của TK y chang Magnificent Seven chứ. Mà kiếm coi Magnificent gấp nha, đâu dễ có phim western nào mà Charles Bronson đóng chung với Steve McQueen. Xem để thấy Steve McQueen lãng tử thế nào. :))
Nói thêm về các võ sư kiêm diễn viên điện ảnh Hong Kong. Hồi nhỏ tui có coi 1 cuốn tập dán các hình cắt trên báo (báo VN trước 1975) của các diễn viên Hong Kong thời xưa (70s) của ông chú tui. Toàn hình của các diễn viên giỏi võ của HK hông à. Trang đầu là hình Lý Tiểu Long. Mấy trang sau là các diễn viên như Lưu Gia Lương, Trần Quan Thái, Khương Đại Vệ, Địch Long, Xương Điền Bảo Chiêu...Tui còn nhớ trang cuối là hình của Cao Hùng. Chắc bữa nào phải đọc thêm tài liệu về mấy người này mà viết 1 bài quá :D
RépondreSupprimerBên Pháp này vẫn hâm mộ mấy phim kiểu Thiệu Thị đấy lắm, mà giờ Thiệu Thị phá sản về tay hãng khác rồi :(.
RépondreSupprimerTôi chê Thất kiếm hơi ác có lẽ vì kì vọng vào phim này nhiều quá, nếu không kì vọng nhiều có lẽ sẽ thấy nó hay hơn :p. Mà công nhận không hiểu sao lại quên béng cái phim Tân Long môn khách sạn của tình yêu Lâm Thanh Hà!
Ừ để đi kiếm Bảy tay súng oai hùng về xem, hồi đấy McQueen mới vào nghề nên chắc còn rón rén, chứ về sau đố ông đạo diễn nào ghép Bronson với McQueen được đấy :)).