some quotes....

I just want to tell you, I'm the one who was supposed to take care of everything. I'm the one who was supposed to make everything okay for everybody. It just didn't work out like that. And I left. I left you... And now, I'm an old broken down piece of meat... and I'm alone. And I deserve to be all alone. I just don't want you to hate me.

-Randy 'The Ram' Robinson, The Wrestler

mardi 6 décembre 2016

The Red Turtle (2016)



Đạo diễn người Hà Lan Michaël Dudok de Wit là một hiện tượng đặc biệt của dòng phim hoạt hình thế giới. Sinh năm 1953, vị đạo diễn 63 tuổi này cho đến trước năm nay mới chỉ cho ra đời đúng bốn phim hoạt hình ngắn với tổng thời lượng vỏn vẹn 21 phút. Tuy nhiên khi nhắc tới một trong số bốn tác phẩm đó – bộ phim Father and Daughter thì hẳn bất cứ người yêu điện ảnh nào cũng sẽ phải ồ lên thán phục dù tác phẩm này đã được công chiếu từ 16 năm trước. Giành tới 21 giải thưởng điện ảnh của năm 2000, trong đó có cả hai giải thưởng cao quý bậc nhất cho dòng phim him hoạt hình ngắn là Giải Oscar và Giải BAFTA, Father and Daughter mang đến cho khán giả những gì tinh túy nhất của Dudok de Wit, đó là phần hình họa tối giản, hạn chế chi tiết thừa, gam màu trầm, nội dung cực kì tinh tế, xúc động dù không hề sử dụng thoại, và nhạc phim sâu lắng với những nốt nhạc đi vào lòng người của tuyệt khúc The Danube Waves.

Kể từ khi công chiếu năm 2000, thông điệp mang tính phổ quát về tình phụ tử của Father and Daughter không chỉ chinh phục các giải thưởng điện ảnh mà còn chiếm được tình cảm của khán giả quốc tế, trong số đó có một cái tên quen thuộc – đạo diễn huyền thoại Hayao Miyazaki. Sau khi xem tác phẩm của đạo diễn người Hà Lan, Miyazaki đã tuyên bố rằng nếu hãng hoạt hình Studio Ghibli của ông có sản xuất phim cho đạo diễn bên ngoài, người đó phải là Dudok de Wit. Từng bày tỏ rằng mình không thực sự muốn làm phim hoạt hình dài, nhưng có lẽ tên tuổi của Hayao Miyazaki và Studio Ghibli là quá đủ để Dudok de Wit đổi ý. Sau một thời gian dài sản xuất, thành quả của mối lương duyên giữa đạo diễn người Hà Lan, hãng phim Nhật Bản, và một loạt tên tuổi của dòng phim nghệ thuật Pháp như hãng Wild Bunch và Why Not Production cuối cùng cũng được ra mắt khán giả tại Liên hoan phim Cannes 2016. Dài đúng 80 phút, The Red Turtle là bộ phim hoạt hình dài đầu tiên Michaël Dudok de Wit viết kịch bản và đạo diễn.

The Red Turtle mở đầu với cảnh một người đàn ông vô danh bị bão tạp đánh dạt lên một hoang đảo, với duy nhất một bộ quần áo trên người và niềm tin tìm về với đất liền trong tâm trí. Có lẽ bối cảnh này của bộ phim sẽ khiến nhiều khán giả nghĩ ngay tới tác phẩm của Robert Zemeckis do Tom Hanks thủ vai chính – Cast Away. Cũng ra mắt công chúng năm 2000 như Father and Daughter, Cast Away là câu truyện sinh tồn của Chuck Noland (Tom Hanks) và người “bạn” của anh – Wilson-quả-bóng-chuyền. Nửa đầu của The Red Turtle gần như đi theo đúng mô típ của Cast Away, khi bộ phim tập trung mô tả sự tuyệt vọng của người đàn ông vô danh trên hòn đảo hoang vắng chỉ có thiên nhiên, cua cá, hải cẩu, và sự yên tĩnh trống trải đến lặng người. Với chút sức lực có được nhờ quả dại và nước ngọt trên đảo, người đàn ông quyết vượt biển khơi bao la bằng cách dựng bè từ những thân tre nhặt được trong cánh rừng bên bờ biển. Theo gió ra khơi mang theo niềm hy vọng trở về với thế giới, nhưng những chiếc bè tre của người đàn ông vô danh nhanh chóng vỡ vụn giữa biển cả bởi một thế lực bí ẩn nào đó dưới đáy sâu. Gắng sức bơi trở lại đảo, đóng những tấm bè mới lớn hơn, vững chắc hơn để rồi lại bị đánh chìm khi chưa ra được bao xa, người đàn ông dồn cả nghi ngờ con rùa đỏ to lớn, trầm mặc luôn có mặt trong các chuyến ra khơi thất bại của mình. Uất ức đến cùng cực, người đàn ông đánh rồi lật ngửa con rùa với hy vọng nó sẽ không thể phá hoại hành trình của ông ta một lần nào nữa. Nhưng sợi dây trói chặt ông với hòn đảo hoang không vì thế mà nới lỏng, bởi con rùa định mệnh lại biến mình thành một người phụ nữ xinh đẹp làm đảo lộn mọi quyết tâm và dự định của người đàn ông vô danh.

Với khán giả đã từng phải lòng phong cách nghệ thuật duyên dáng của Father and Daughter thì The Red Turtle chắn chắn sẽ không làm họ thất vọng bởi Dudok de Wit trong tác phẩm dài đầu tay này vẫn trung thành với sự tối giản đầy tính biểu tượng với những khung hình sử dụng ít màu sắc, đường nét thừa nhưng lại hết sức chăm chút vào từng chi tiết, nét vẽ mô tả thiên nhiên và nhân vật. Rất hiếm khi sử dụng những góc quay cận cảnh, con người trong các tác phẩm của Dudok de Wit luôn hiện ra nhỏ bé, mỏng manh như chính số phận của họ, bởi vậy với đạo diễn người Hà Lan thiên nhiên với sự vĩnh hằng vốn có của nó cũng trở thành một “nhân vật” với tầm quan trọng không hề thua kém trong The Red Turtle. Từ biển xanh sâu thẳm đầy bí ẩn, rừng tre xào xạc hiền hoà, cho tới những cơn sóng thần phẫn nộ và huỷ diệt, thiên nhiên trong The Red Turtle được mô tả không chỉ với nhiều góc cạnh, “tính cách”, mà còn đầy tính biểu tượng khi chính sự hùng vĩ, bao la, và biến đổi không lường của nó đã nói lên được sự ngắn ngủi, cô độc, phù du của mỗi kiếp người. Được cộng hưởng bởi phần nhạc phim sâu lắng của Laurent Perez del Mar, sự tương phản này giữa thiên nhiên và con người trong The Red Turtle chắc chắn sẽ để lại dư âm lâu dài trong lòng nhiều khán giả. Đây có lẽ là nét mới mẻ nhất trong tác phẩm dài đầu tay này của Dudok de Wit khi so sánh với các bộ phim ngắn trước đây của ông, bởi chỉ có thời lượng và kinh phí thoả đáng của một bộ phim điện ảnh mới là sân chơi sáng tạo đủ lớn để đạo diễn người Hà Lan bộc lộ hết tài năng của ông.

Tại thời điểm The Red Turtle mới công chiếu trong Liên hoan phim Cannes, giới báo chí đã đề cập rất nhiều tới mối liên hệ giữa tác phẩm này và hãng phim Studio Ghibli, một phần vì danh tiếng của Ghibli với tư cách ngọn cờ đầu của phim hoạt hình Nhật Bản, một phần vì sự tương đồng giữa tính nhân văn thấm đẫm trong các tác phẩm của Studio Ghibli và thông điệp ý nhị về đời người trong những bộ phim ngắn của Dudok de Wit. Quả thực cố vấn nghệ thuật của The Red Turtle không phải ai khác ngoài Isao Takahata, đạo diễn đồng sáng lập Studio Ghibli với Hayao Miyazaki, và là người vừa cho ra đời The Tale of the Princess Kaguya (2013) - một tuyệt phẩm hoạt hình về gia đình, về tình yêu cuộc sống ẩn sau những nét vẽ đơn giản trừ tượng. Tuy nhiên sẽ là không công bằng cho cả Studio Ghibli và Michaël Dudok de Wit nếu các bài bình phim luôn tập chung nhấn mạnh vào “chất Ghibli” của The Red Turtle, bởi thực tế người xem khó lòng có thể tìm đấy khí chất Nhật Bản đó từ bộ phim được làm chủ yếu tại Pháp và Bỉ của đạo diễn người Hà Lan. Bởi các bộ phim của Studio Ghibli, bất kể là do Miyazaki hay Takahata đạo diễn, luôn được xây dựng trên khung kịch bản hết sức rõ ràng với cốt truyện và tuyến nhân vật thống nhất, giúp khán giả dễ hiểu, dễ cảm nhận thông điệp của các nhà làm phim Nhật Bản. Trái ngược với sự nghiêm cẩn rất Á Đông này, The Red Turtle lại có một kịch bản hết sức trừu tượng với hai câu truyện tương đối tách biệt về sự sinh tồn giữa thiên nhiên và tầm quan trọng của gia đình, của tình yêu đối với số phận mỗi con người. Có cảm giác với hai nửa truyện phim riêng rẽ của The Red Turtle được ngăn cách bởi người phụ nữ hoá thân từ con rùa đỏ kỳ lạ, Dudok de Wit đã mời gọi chính khán giả cùng ông suy ngẫm về giá trị của cuộc sống, về lựa chọn của mỗi con người hãy tiếp tục đương đầu với sóng gió để tìm lấy những mảnh đất mới, những khúc quanh mới cho số phận, hay bằng lòng với hạnh phúc giản đơn vốn có như chú rùa đỏ tận hưởng sự yên bình của biển xanh.


Tương tự như chiếc mai rùa vỡ làm người đàn ông vô danh phải bối rối khó hiểu, điều đáng tiếc nhất của The Red Turtle có lẽ là bộ phim thiếu vắng sự kết nối giữa nửa đầu vừa nửa sau của truyện phim, khiến khán giả có cảm giác hẫng hụt sau khi họ đã dành rất nhiều tình cảm, suy nghĩ, và lo lắng cho số phận người đàn ông ở nửa đầu phim để rồi được chứng kiến những bối cảnh hoàn toàn mới không hề có chút liên hệ nhân quả nào với cuộc đấu tranh sinh tồn ở phần đầu phim. Có lẽ vì lý do này mà một số nhà phê bình phim đã cho rằng The Red Turtle là “quá dài” cho Michaël Dudok de Wit bởi những suy nghĩ trừu tượng và hiện sinh của ông thích hợp hơn với khuôn khổ ngắn, gọn của các bộ phim hoạt hình ngắn. Tuy nhiên, nhận xét này cũng chưa hoàn toàn thoả đáng khi qua suốt 80 phút của The Red Turtle, Dudok de Wit đã hoàn toàn chứng tỏ được tài năng của mình qua phần hình ảnh, tạo hình của phim. Có lẽ điều tốt nhất khán giả có thể mong đợi lúc này cho Dudok de Wit đó là thời gian, và cảm hứng, bởi với một kịch bản tốt, đạo diễn người Hà Lan chắc chắn sẽ không làm khán giả thất vọng trong tương lai, dù là ở thể loại phim dài hay phim ngắn.

====

lundi 28 novembre 2016

Loving (2016)



Năm 1958 đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời của cặp tình nhân trẻ tuổi Richard Loving (Joel Edgerton) và Mildred Jeter (Ruth Negga) khi hai người quyết định tiến tới hôn nhau sau khi Mildred mang thai đứa con đầu lòng của hai người. Sinh ra và lớn lên ở vùng đồng quê yên bình bang Virginia nước Mỹ, được bạn bè, gia đình ủng hộ và động viên, tưởng như chẳng gì có thể ngăn cản anh thợ xây 25 tuổi Richard gây dựng tổ ấm với cô gái của đời anh, ngoại trừ một rắc rối – Richard da trắng còn Mildred da màu. Chỉ cách thủ đô của mảnh đất tự do chưa đầy 200 cây số, nhưng bang Virginia – thành lũy năm xưa của phe Liên minh miền Nam ủng hộ chế độ nô lệ trong cuộc Nội chiến Hoa Kỳ vẫn duy trì đạo luật cấm người da trắng kết hôn với người da màu. Tin rằng đạo luật lỗi thời từ năm 1924 kia thực sự chỉ là một trở ngại “nhỏ“, Richard và Mildred lái xe lên thủ đô Washington, D.C. làm lễ kết hôn rồi quay lại vùng quê xanh ngắt xứ Virginia với mảnh giấy giá thú lồng trang trọng trong khung kính. Nhưng ở nơi chủ nghĩa phân biệt chủng tộc vẫn được coi là “Ý Chúa” như Virginia, tấm giấy giá thú đó chỉ là mảnh giấy lộn. Vợ chồng nhà Loving lập tức bị bắt giữ giữa đêm khuya vì tội “phá hoại sự bình yên và phẩm giá của Virginia” và bị tống vào tù bất chấp việc Mildred đang bụng mang dạ chửa ở cái tuổi 19. Để tránh cảnh tù tội và tiếp tục được sống bên nhau, Richard và Mildred buộc phải “nhận tội” trước tòa và nhận hình phạt cấm quay trở lại quê hương trong vòng 25 năm. Không còn lựa chọn nào khác, vợ chồng nhà Loving buộc phải chuyển tới đô thành Washington, D.C. sống mà trong lòng luôn nặng trĩu nỗi thương nhớ những đồng cỏ xanh, những cánh đồng bông, những trang trại thơ mộng nơi quê nhà. Như nhánh cây xanh chẳng thể sống thiếu đất, gia cảnh êm ấm ở thủ đô chẳng thể khiến Mildred yên lòng, dù thấp cổ bé họng nhưng cô quyết tâm đứng lên phản kháng lại quyết định bất công của tòa án Virginia để giành lại quyền được sống ở quê hương. 


Loving là tác phẩm mới nhất của một trong những tên tuổi đáng chú ý nhất của Hollywood thời điểm hiện tại – đạo diễn 37 tuổi Jeff Nichols. Chỉ trong vòng năm năm trở lại đây, Nichols đã cho ra đời bốn tác phẩm đáng chú ý là Take Shelter (2011), Mud (2012), và hai tác phẩm cùng trong năm 2016 là Midnight SpecialLoving. Cùng lấy bối cảnh chính là đồng quê và thiên nhiên Hoa Kỳ, các tác phẩm đậm chất nhân văn của Nichols thường tập trung mô tả vẻ đẹp tâm hồn và xung đột nội tâm của những người dân thuộc tầng lớp lao động trong xã hội nước Mỹ. Không nằm ngoài khuôn khổ này, nhưng Loving có lẽ là bộ phim mang tinh thần nhập thế hơn cả khi tác phẩm đề cập tới đề tài nóng bỏng nhất của nước Mỹ thời điểm hiện tại – nạn phân biệt chủng tộc. Với những người không am hiểu lịch sử nước Mỹ, có lẽ khó ai có thể tượng tưởng được rằng đến tận giữa thế kỷ 20 ở một nơi được coi là ngoại vi của thủ đô của cường quốc số 1 thế giới, nam nữ lại không thể đến được với nhau chỉ vì khác biệt màu da. Phải chờ đến khi lời oán thán đơn giản nhưng xuất phát từ sâu thẳm tâm can của Richard Loving – “Tôi yêu vợ tôi, và thật bất công khi tôi không được sống cùng cô ấy ở Virginia” được Tòa án Tối cao Hoa Kỳ xem xét năm 1964, tình trạng này mới được chính thức xóa bỏ. 


Với bối cảnh là một trong những thời khắc quan trọng nhất của cuộc đấu tranh đòi quyền bình đẳng cho người da màu tại Hoa Kỳ thế kỷ 20, nhưng trung thành với cái tên của mình – Loving (vừa là họ của vợ chồng nhà Loving, vừa mang nghĩa “Yêu thương” trong tiếng Anh), bộ phim mới nhất của đạo diễn Nichols chủ yếu tập trung khắc họa tình yêu thương của Richard và Mildred dành cho nhau, và dành cho quê hương xứ sở, dành cho giá trị tự do thay vì những xung đột sắc tộc, kịch tính, thậm chí là bạo lực, chết chóc vốn rất phổ biến tại Hoa Kỳ giai đoạn những năm 1950, 1960. Kịch bản chú trọng tính nhân văn, đặt nặng vào tình yêu thương giữa người với người giúp Loving tạo được nét khác biệt so với những bộ phim Hollywood có cùng đề tài trong những năm gần đây như 12 Years a Slave (2013) hay Selma (2014) đồng thời một lần nữa chứng tỏ tài năng của Jeff Nichols trong việc truyền tải vẻ đẹp nội tâm của nhân vật đến với khán giả. Quan trọng hơn thế, chất nhân văn thấm đẫm của Loving còn giúp Jeff Nichols nói lên được một thông điệp hết sức tích cực về niềm tin vào công lý, vào sức mạnh của lý trí, vào phương thức đấu tranh bất bạo động – thứ niềm tin nước Mỹ, người dân Mỹ đang rất cần ở thời điểm hiện tại. 


Trong thành công của Loving, bên cạnh bàn tay đạo diễn của Jeff Nichols, tất nhiên người ta không thể không kể tới tài năng diễn xuất và sự ăn ý của bộ đôi Joel Edgerton và Ruth Negga. Nếu như nam diễn viên người Úc Edgerton đã có được vị trí nhất định tại Hollywood với những vai diễn gai góc trong Animal Kingdom (2010), Zero Dark Thirty (2012), hay Black Mass (2015), thì nữ diễn viên người Ireland gốc Ethiopia Ruth Negga thực sự là một bất ngờ của Loving khi cô thể hiện một cách xuất sắc hình ảnh Mildred Loving đẹp đẽ với tâm hồn phản kháng rực lửa. Một bên là Richard thô mộc, kiệm lời nhưng đặc biệt nhạy cảm, một bên là Mildred mong manh, dịu dàng nhưng không kém phần dứt khoát, Edgerton và Negga là hai mảnh ghép hoàn hảo cho bức tranh “yêu thương” của Loving. Khi so sánh những khung hình mô tả tình yêu ngập tràn của Richard và Mildred dành cho nhau trong bộ phim với bộ ảnh của nhiếp ảnh gia Grey Villet thực hiện cho tạp chí Life năm 1966 về nhà Loving của đời thực (Michael Shannon – diễn viên thân thiết của đạo diễn Jeff Nichols là người thủ vai Villet trong phim), người xem chắc chắn sẽ cảm nhận được sự thành công của Edgerton và Negga trong việc tái hiện sự yêu thương qua nụ cười, ánh mắt, cử chỉ của vợ chồng nhà Loving. Bổ sung cho diễn xuất ăn ý của bộ đôi Edgerton-Negga là phần hình ảnh và nhạc phim mang đậm hơi thở của một nước Mỹ đa dạng những năm giữa thế kỷ 20. Thành công tương đối trọn vẹn về mặt nghệ thuật của Loving cho thấy rằng khán giả hoàn toàn có thể hy vọng vào những bộ phim xuất sắc trong tương lai của bộ tứ đạo diễn Jeff Nichols, biên tập phim Julie Monroe, quay phim Adam Stone, và soạn nhạc David Wingo. 


Tuy là một tác phẩm hết sức xuất sắc về một đề tài khó và hiếm phim hay như nạn phân biệt chủng tộc tại Mỹ, nhưng Loving chưa hẳn là một tác phẩm hoàn hảo. Điểm yếu lớn nhất của Loving có lẽ là việc tác phẩm có nhịp phim chậm, thiếu kịch tính và cao trào. Dù biết rằng lựa chọn nghệ thuật này của đạo diễn Nichols trong việc trung thành với câu truyện “người thật, việc thật” là một lựa chọn đáng trân trọng trong bối cảnh nhiều tác phẩm Hollywood thường xuyên cường điệu, thập chí là bóp méo, xuyên tạc sự thật để tạo dựng kịch tính, thu hút người xem, nhưng kịch bản thiếu vắng điểm nhấn cùng thời lượng phim dài tới 120 phút đã khiến “Loving” mất đi phần nào sự hấp dẫn tương xứng với tầm vóc lịch sử của cuộc đấu tranh đòi quyền được sống của gia đình Loving.


Gần nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ ngày Chánh án Tòa án Tối cao Hoa Kỳ Earl Warren trao lại quyền được sống trên quê hương Virginia cho Richard và Mildred với phán quyết lịch sử: “Hôn nhân là một trong những quyền công dân cơ bản của con người, là quyền lợi cơ bản nhất cho sự tồn tại và sống còn của chúng ta”. Nhưng mãi tới năm 2000, bang miền Nam Alabama mới chính thức loại bỏ luật phân biệt chủng tộc trong kết hôn, và cho đến ngày hôm nay những người đồng giới Hoa Kỳ vẫn còn phải tiếp tục chiến đấu để giữ lấy cái quyền vô cùng cơ bản ấy cho họ. Trong bối cảnh này, Loving là một tác phẩm xứng đáng được xem, được suy ngẫm, được trân trọng khi bộ phim không chỉ nhắc nhớ khán giả về một thời khắc lịch sử trong cuộc đấu tranh bình quyền tại nước Mỹ, mà còn truyền tới họ thông điệp rằng chúng ta cần tiếp tục yêu thương lẫn nhau, và tiếp tục làm hết sức mình để bảo vệ cái quyền cơ bản ấy cho tất cả mọi người trong xã hội.


==========

Bản đã biên tập trên Zing.

One sentence reviews (10)

Phần 5
Phần 6
Phần 7
Phần 8
Phần 9

01. All the President's Men (1976): 4/5

The dry tone of the film may turn off some people, as it does not have any actual action or over-the-top sequence. Other than that, this film is a good example of the excellent quality of the New Hollywood period (from around 1969 to 1979) - a period full of films with perfect cast, thoughtful script, next-to-none fanciful yet useless details, social awareness, and resistance against political correctness. That is also what "All the President's Men" was all about. Having two of the most prominent faces of the New Hollywood generation clearly did not hurt, but the way Redford and Hoffman were selected for two totally opposite yet fully complementary characters really elevated the quality of the film and helped show the everyday dilemma that journalists have to face - be quick (but lack of credible and verified information) or (trying to find the root of the matter and) be dead? Despite the recency of the events depicted in the film, "All the President's Men" is also very commendable for avoiding the unnecessary dramatisation of the fact, and rather following the fact closely by unveiling event by event, character by character to the audience with utmost care, especially regarding the script logics of a journalistic investigation, the authentic ambiance of a biographical cinematic work, and the value of true journalism. Much less dramatic (and with way fewer accolades) than "Spotlight", but "All the President's Men" to me really is a superior film about journalism.

02. Florence Foster Jenkins (2016): 3/5

Not as good as "Marguerite", not too bad though, for a film full of over-the-top actings like this. Meryl Streep is as dependable as ever, but it is Hugh Grant that stole the show with his back-to-form role. Still, the script does not possess the same depth as "Marguerite", and the obvious casualties are the lack of character development (the supporting characters are especially disappointing, in comparison with the very impressive cast of "Marguerite") and a somewhat disappointingly conventional ending. A fine film, but "Marguerite" is preferable.

03. Under The Sun (2016): 3/5

Promising premise thanks to the unprecedented access to North Korea, yet the film failed to impress under the tight control of North Korean officers. The film is way too long with too many repetitions of contexts and activities (when the "double takes" scene was repeated for the third time, I was so bored that I amost quited watching) and few "new" factors. The manipulative shots of the kids are also unsettling, as they somehow distorted the portraiture of the kids, which have already been deformed by the propaganda and censorship machine of North Korea. Some images are pretty powerful (the dark building without elevator of the textile plant, the performing kids with the "5th nuclear test" headbands, the learn-by-heart poems of hatred, etc), but the film in a whole is nothing new in comparison with the depiction of North Korea by Western media throughout the years. A disappointment, given the fact that the negative outcome from this "outreach" attempt by the North Korean authority will surely narrow the chance for other filmmakers to get into this country to make (probably) better films.

04.  Yellow Flowers on the Green Grass (2015): 3.5/5

A film with decent cinematography but shallow story and poor ending. Not as good as I expected.

05.  Saint Amour (2016): 3.5/5

The chaotic opening sequence at the agriculture fair made the film very unattractive and hard to follow, but if the audience is patient enough, they would be rewarded with a heart-warming tale of three mismatched "losers", who found themselves, and understood each other, step-by-step through the simplicity and honesty of the beautiful French wine regions and their people. You can hardly find a more "French" film than this, with all the qualities from tradition, from humanity, from nature, from wine, that once made France the global hub of culture and cuisine but have since gradually lost, especially in the urban areas.

06.  A Violent Prosecutor (2016): 2.5/5

Despite its creative opening credit and a somewhat fast-paced introduction, the film is pretty disappointing with its lack of creativity, twist-and-turn, or character development. A decent piece of entertainment but a forgetful film that is.

07. Sherlock: Season 3 (2013-2014): 4.5/5

Clumsy start yet brilliant ending.

08. Sherlock: Season 2 (2012): 4.5/5

"The Hounds of Baskerville" is boring but "A Scandal in Belgravia" is absolutely amazing, the best episode so far (Season 3 including).

09. Sherlock: Season 1 (2010): 4.5/5

A brilliant opening for a terrific series.

10. Hannibal: Season 1 (2013): 2/5

Pretentious, irritating, a total waste of my precious time! Never again, American TV series!

11. True Detective : Season 1 (2014): 4/5

The two leading characters are exceptionally crafted in both physical and mental aspects. They are also put in one hell of an environment, which is terrifying, mythical, abandoned, and savage. Despite the two distinctive stories lines laid out in three different periods, the plot and characters were consistently developed, and beautifully developed they are. This TV series is not about solving the case, but about dwelling upon the psychological states of the moral-yet-childlike detective Martin Hart and his lonesome, seemingly cold-hearted, and deeply pessimistic companion Rust Cohle. These two rough guys, put in a tough environment with a tough case, are depicted so well (and acted so well by Woody Harrelson and Matthew McConaughey) that the audience can feel their humanity, their mental and physical fragility when confronting the inhumanity of crime and the cruelty of life, for which they were not really well prepared in term of human-social creatures. This is exactly the message that Davind Fincher brought to the audience almost twenty years ago in his masterpiece Seven (my favourite) - also a tale about two detectives facing their worst enemy - the existential question of being among the inhumanities. Of course Seven is much more biblical and dramatic (given its nature as a cinematic oeuvre - not a lengthy series of 1-hour episodes like this TV series (frankly speaking, I hate this formula - if True Detective had been "compressed" into a 3-, even 4-hour film (instead of a 10-hour TV series), I would have been much more satisfied - but the two detectives of True Detective are, in my opinion, even more richer sources for creation than Seven's, because Harrelson's Hart is somehow similar to Brad Pitt's naive detective but McConaughey's on-a-league-of-its-own Cohle is a better character (and better acted) than Morgan Freeman's sage detective. If only a small dose of love/feeling could be injected to Rust in the course of the series (and not only at the last minutes of the finale), this character would be even more human, and more compelling, but sometime we can not demand everything... The lesser aspect of the series is its two final episodes, which focus too much on solving the crime and thus derail, a little bit, in character development by making them function just like a two normal detectives in any procedural crime TV series these days. Still, the TV series in a whole is a very, very satisfying piece of work (and of art, really), and of course a much better, and more honest series than the pretentious Hannibal (the anthological form of the series is also a plus, because the audience will not have to tiredly follow the fate of their beloved characters persisting from one season to another). Finally, the music composed by T Bone Burnett (I always love him since Cold Mountain) is compellingly brilliant, a top-notch OST which is comparable to any (good) Hollywood film. [I lower my rating of this film to 4-star due to the much-better "Fargo", which I gave a five].

12. The Thick of It: Season 3 (2009): 4.5/5

The first two seasons have their ups and downs with many brilliant sequences but also some shaky moments, especially at the beginning (due to the lack of chemistry among actors, perhaps) , but the third season is simply terrifyingly terrific, especially the final two episodes, which reveal a very different Malcolm Tucker and an equally different Nicola Murray that one can hardly expect. Still, I think the film is superior (although a little bit one-side in depicting Malcolm) due to its "concise" format (still cannot appreciate the lengthy style of sitcoms, no matter how good they are).

13. The Thick of It: Season 4 (2012): 3/5

The weakest season of the series (so far) with a poor chemistry between the cast, complicatedly parallel plot with confusing script and directing. A more cynical Malcolm Tucker cannot help either, naturally.

14. Fargo: Season 1 (2014): 5/5

Holy cow! This series is so good that it makes "True Detective" look like a half-assed one. If "True Detective" started strong but gradually fell short of its prospect, "Fargo" started impressive enough but went even way better afterwards (except for the out-of-place Episode 2) and ended in an extraordinary note. Episodes 6 and 7 might be the best of the bunch, with many wonderful shots that carry the cinematic flavours of "Leon the Professional" or "The Shining", but the whole Series is simply amazing in maintaining the balance between Coen-Brothers-esque quirkiness and the subtle allegory of the Good vs. the Bad, the Human vs. the Evil. Even better, the film delivered such complexity in a very entertaining way, thanks to a top-notch cast with the never-been-better Billy Bob Thornton, the ever-awkward Doctor Watson aka. Bilbo Baggins aka. Martin Freeman, the formidable Allison Tolman, and almost everyone else. The "dragging" issue of the television format is still there, which reflected fully through a boring Episode 2 and some half-developed characters (the deaf assassin or the "second Mrs. Nygaard", for example), but this series really convinces me that a TV series can be almost as good as a cinematic piece, almost.

15. Wolf Hall: Series 1 (2015): 3.5/5

Similar to the novel, the series have a pretty slow start and build-up and even look less glamorous or cinematically colourful than I expected (in order to stay true to the history, probably, as some frames of Cromwell or More look exactly the same like their portraits by Hans Holbein). The series only really take off from Episode 3, and become terrific in the last Episode, an extremely satisfying one. I often dislike the television format for any dramatic works as it almost always makes the "work" feel dragging, less engaging with poor cinematic values (except for superb series like "Sherlock Holmes" or "Fargo"). But only six episodes of "Wolf Hall" really cannot do justice for the two novels as this adaptation has to leave out many subtle and important details, especially related to Cromwell himself. On the other hand, Anne Boleyn is depicted even better in this series, with beauty, depth, and stories. Any cinematic adaptation of Hilary Mantel's "Cromwell trilogy" should learn from this series on this aspect. And I do hope that there will be such cinematic adaptation, as the trilogy is too good to stay only in this television form of an adaptation.

16. Sherlock: The Abominable Bride (2016): 3/5

After an opening that promised so much potential, the episode regressed itself into gimmick after gimmick (aka. "fan services"). The alternate reality was severely under-used despite the fact the Victorian mysterious setting is way more suitable for a "Sherlock" episode than the modern setting, the premise and revelation of "the crime" were disappointing to say the least, detailing of the plot and character development were nowhere to be found, and the cast was unimpressive (even worse, Martin Freeman's Dr. Watson appeared to be a tragically annoying character in this episode). Of course, the episode is still significantly better than any other crime TV series, but by "Sherlock"'s own standard, this is a low point. Not sure Moffat et al. can regain the momentum for the series after another year of hiatus...

17. Loving (2016): 3.5/5

A film with good intention and honest script but detrimentally slow pacing. I was not surprised by Joel Edgerton's performance - he always excels in such "strong outside but weak inside" roles, but the nobody Ruth Negga really caught my attention with her superb depiction of Mildred Loving, who appeared to be a passive and "lady-like" woman but turned out to be a tour-de-force of activism and feminism. I do appreciate the fact that the director did not try to "dramatize" the historical facts, which in many case are more mundane than we can imagine, but the lack of climax throughout the whole two-hour length of the film made watching (and enjoying) it a difficult task.

18. Father and Daughter (2000): 5/5

Almost two decades have passed, and this still is the most heart-breaking short film that I have watched. The funny thing is that probably I have yet been able to catch the underlying message of Michael Dudok De Wit after all those years, but the emotional impact of the film remains the same to me, no matter how different I am now.

19. Michael Moore In TrumpLand (2016): 2/5

Meh, your time has passed, Mr. Moore. The public now is either too politically savvy to be able to enjoy your politically charged works or so politically ignorant that they refuse your message altogether. And even when one can set politics aside, this film was simply poorly, and lazily made. Even in a year of disappointing films like this year, your film still disappointed me, such a waste.

20. The Red Turtle (2016): 3/5

The first one-third is good, "Father and Daughter" good, but the last two-third is just confusing. The film's simplicity may invoke thoughts, but may also make the audience bored to death with the nondescript setting, uneventful plot, and oversimplified characters. Despite its poster and stills, this film does not have a lot of colorful frames either, and thus might easily dampen the mood of ones who seek a bright "Studio Ghibli"-style piece of entertainment. This would have been an excellent short film instead of a strenuous full feature. 

21. Dr. Strange (2016): 2.5/5

Predictably disappointing and a total waste of talents, from the lead to the villains. I didn't expect much, and was still disappointed by the lazy film-making of this blockbuster. Of course the visual is A-okay, but its excellence only magnified the poor quality of the script.

22. The Age of Adaline (2015): 2.5/5

This film proves once again that as a plot device, it is very difficult to tame the beast that is time machine. To resolve the time paradox, this film employed a range of "coincidences" that are way too predictable, while character development was totally neglected (for such character building in the time machine context, "Groundhog Day" is a classic case study). Instead trivial and cheesy "love stories", with forgettable protagonists, unnecessarily occupied the larger part of its length. Of course Blake Lively is as lovely as always, but her beauty alone could not redeem the whole film.

23. Notting Hill (1999): 3.5/5

Lovely film with charming leads. Julia Roberts at her peak was really something different.

24. The Grand Heist (2012): 2.5/5

Funny but forgettable.

25. The Place Beyond the Pines (2013): 3.5/5

The Shakespearean inspiration is strong with this film, but the lack of character development or investment in plot gave the audience a shallow feeling about the allegoric nature of the film. The disruptive plot-line, which was cut into two separate parts near the middle, did not help either, as such disruption also broke any bond that the audience was able to form with the protagonists, whereas the "karmic" connection between the characters of the first and the second parts seems to be conveniently coincidental rather than causal, as it should be. Given the film's extremely interesting premise, such lacklustre film-making really was a missed chance. After finishing this film, I just realised how "The Light Between Oceans" (Cianfrance's next film after this one) could be underwhelmed despite its intense trailer. We shall see.

26. The Intern (2015): 3.5/5

Hey, this film is pretty decent. Despite the endless venture of Robert De Niro into being type-cast in bad comedies and the post-Oscar notoriety of Anne Hathaway, the film turned out to be a fine cooperative effort of the two, with De Niro's subdued father-figure perfectly complimented the bright but arrogant youthfulness of Hathaway. The film did try "to be cool" but its sincere approach to the world of start-ups should be commended, especially given its very progressive but not too provocative touch on feminism and the conflict between career and family. It might get some laughs out of the audience too, albeit cheap laughs. Many things about this film can be considered unrealistic, including its heart-warming ending, but unrealistic optimism is sometimes still in need, especially in such "dark" worlds of young entrepreneurs and old "retirees". One last thing - the costume designer of this film deserves an award, or at least a raise, as not only De Niro and Hathaway, but even small roles of nameless supporting actors/actresses were dressed extremely well.

27. Sherlock: Season 4 - Episode 1: The Six Thatchers (2016): 4/5

Why is the first episode rated so low? I found it intriguing, fast-paced, well layered, albeit a little bit too sentimental. Packed with different stories, and able to somehow detach from the boring theme of Moriarty, this opening sequence promises a season different from the last boring one. Still, we have to wait for the developments of the next two episodes.

28. Trivisa (2016): 4/5
Another terrific product of Milky Way Studio. Although short in length, "Trivisa" represents all the cinematic features that Johnnie To et al. have built up throughout the years for Milky Way, from the extreme yet stylish violence, to characters that are both over-the-top and humanly subtle, and complicated plots full of twist-and-turn, foreshadowing, nuances, and social commentaries. Although longtime fans of Johnnie To's action films might be disappointed with the lack of "true" action sequences in this film, the excellent character development was somehow compensate for that with three well-built "villains" whose "glorious" criminal pasts also served as a melancholic reminisce of the thriving "pre-handover" years of Hong Kong and its cinema, and struggling presence reflects the growingly difficult co-existence of Hong Kong and Mainland, with Hong Kong natives feeling more and more worried about losing their own identity under the economic and cultural pressure from the other side of the Pearl River. Although this film was not directed by Master To himself, its heart-breaking ending reflects extremely well his spirit and philosophy of Buddhist karma, oriental ironies, and nostalgia about a Hong Kong of the past that will never come back. Given the overwhelming financial benefit from the mainland market, it will be very very difficult, if not impossible, for Hong Hong's cinema to regain its creativity and identity that was once unparalleled in Asia, but at least with films like this, it can still linger for a while before disappearing in the horizon of the milky way. Yes, probably the destiny of the "trivisa" would be the future of Hong Kong's cinema, and even of Hong Kong itself, that was the reason why the final and painful sequence of this film must be cherished, for it will repeat in a different form in the near future of the once-prosperous island.

29. American Honey (2016): 3/5
Such a strange film. I was very impressed by the trailer of this film, which is sensuous, melancholic, and reminds me of my favourite coming-of-age films like "Almost Famous" or "A Brighter Summer Day". The opening of this almost-three-hour-long film did reflect the spirit of the trailer, but along the way (as this is indeed a road film) it felt stranger and stranger. The carefree attitude of almost all characters, who are mostly coming-of-age, being put in a rough setting of the South Central U.S. is often a harbinger of human tragedy, or at least unresolvable conflicts between hope and reality. Yet, this film just rolled through such pretext without much tension, and with only a little character development for the protagonist and no one else. The soundtrack, which is wonderful by the quality of each song, did not help either, as its loud, and pervasive appearance sometimes drowned the thin veil of feeling and reflexion over the characters. The camera work is equally strange, as the film's beautiful yellowish palette was sometimes destroyed by the unnecessarily shaky cinematography that tried its best to depict the film's characters up-close (a popular style of indie films these days) but failed to convey their thoughts, their inner conflicts, and their uncertain destiny. With better character development, it would have been a very good coming-of-age film.

30. I, Daniel Blake (2016): 4/5
Ken Loach's humanism has never failed to amaze me, and this film is no exception. Mr. Loach has dedicated his whole artistic life to depict various poor British faces, who have to try their best every single day just to get food on the table, but never lose their hearts, their souls, and their loves for other working-class fellows. This film began with a very simple pretext and characters, but ended up with a "bang" that brought out the stark difference between the endless hopelessness that the protagonists have to suffer throughout the film, and their heartbreaking tenacity in keeping every last pieces of their dignity, and humanity. Someone looking for a sophisticated cinematic work that was able to win the "Palme d'Or" over much more prominent films like "The Salesman" or "Toni Erdmann" would probably be disappointed with this film's simplicity and its repeated theme from other Ken Loach's works. But no matter how complex we are, human is actually simple at heart (literally and metaphorically), especially when facing hardships in life. For that reason, let us enjoy this and other "simple" works of Ken Loach - a "modern Balzac" of cinema.

31. Your Name. (2017): 4/5
The melancholic and cheerful nature of this film really warmed my heart (which also means that several plot-holes were disregarded in order to keep the consistency in term of feeling build-up and character development). This film in short can be considered a fancier "The Girl Who Leapt Through Time" as the "time-travelling" theme is the same, the approach to "initial love" is the same, the strong female lead is the same, and the only differences might be that "Your Name" is better illustrated, but "The Girl" has much more solid treatment of the plot-holes caused by the time-travelling context. Still a very, very good film, though.

32. Sweet Bean (An) (2016): 4/5
The plot felt forceful in some parts, but the acting is deeply sincere, heart-warming, and more than enough to offset the melodramatic cliches of this film. The cinematography is also simple yet stunning in revealing the seasonal beauties of Japan. All in all, a very satisfactory and humanistic film. 

33. In This Corner of the World (2016): 4.5/5
This terrific film felt exactly like another version of Isao Takahata's "Grave of the Fireflies", from the horrific theme of war, to the seemingly simplistic but actually meticulous style of illustration and colorization, and of course the cheerful characters that defied the death, famine, and other fearful aspects of the war in their quest for survival. True to its root of Japanese philosophy of animation (according to which animated films are for everyone, and about any subject), tThis extremely heartfelt film touched on the most difficult period of Japan's modern history and never shied away from depicting the losses and hardships that Japanese people had to endure during that time in a simple but deeply realistic way, from script, characters, to illustration. The best thing about this film, however, is the fact that its characters were elevated beyond such suffering by the eternal desire for survival, for happiness, for a better future that radiated from every Japanese in the film, no matter what their fates would finally be. The only weak point of this film might be its close attachment with the real history of a Japan in warring time, as only people with a decent understanding of Japanese history can really graft all the meaningful details and implications that were "planted" throughout the film.

34.Death Note: Light Up the New World (2016): 2.5/5
Not too campy as I worried, but not really good either - another disappointment in fact. A totally unnecessary sequel for two pretty decent films, with a cast that lacks the charisma of the duo Tatsuya Fujiwara-Kenichi Matsuyama of the previous parts, and a predictable plot with very disappointing third act. If Hollywood must be blamed for their failed attempts to adapt manga for the big screen, Japanese cinema also has its fair share of responsibility in degrading Japan's superb manga works with crappy cinematic adaptations. I haven't seen a good "live action" for years, and don't expect such thing come any time soon either. 

35. Jason Bourne (2016): 2.5/5
Disappointingly bland film with nothing rememberable whatsoever. Despite the return of Damon and Julia Stiles (one the my two favourite actresses in the whole series, alongside with Franka Potente!), and the addition of the talented Alicia Vikander, Vincent Cassel, and Tommy Lee Jones (whose talents were definitely wasted in this film), this poorly-scripted film was not able to provide a single explosive moment despite endless killings and chases. I cannot tell what was wrong with this film, other than it just felt wrong, maybe because it was dumbed down in order to attract more audience (and successful indeed it was in this aspect), maybe because a decade-long distance between this and the last "authentic" Bond film has cooled down the interest of Bourne's fan like me in any meaningful sequel, or maybe the conclusion of the third Bourne film was so good that it left no chance for this film to move forward except leaning on some cheesy and repetitive back stories that only reminded the audience of similar but much better-written and free of plot holes ones of the prequels, or maybe simply because the up-to-date setting of this film (with a Google-style corporation and the extreme and unnecessary focus on surveillance) made it difficult to swallow for ones who were already used to the action-oriented authenticity of the Bourne trilogy like me. Of course this film is not at all a disaster, but unnecessary it totally is.

36. Suicide Squad (2016): 2/5
Not as bad as I thought it was, especially the second half. Of course the first half is pure rubbish with lower quality than even a direct-to-video B-movie in term of script, character presentation, and especially editing. The shockingly poor editing was not improved in the second half with unnecessary jump cuts all over the place, the plot stayed as convoluted as ever, but at least the "flow" of the film became more coherent and "made sense" with an ending that is naturally disappointing but at least on par with the mediocre ones produced en masse by Disney/Marvel every year. Surprisingly though, to me this cast has been put on enough "meat" for an inevitable sequel, let's hope that WB/DC has come to realise that exotic characters with exotic setting, but without an incomprehensible plot, will never add up to anything remotely good.

37. Elle (2016): 4/5
A strange film that is both exhilarating and frustrating at the same time. Exhilarating for it has an excellent performance from Isabelle Huppert (which is on par with her haunting and sadistic role in "The Piano Teacher") and a perfect setting for an urban thriller à-la-Michael Haneke's "Hidden". Frustrating for it seems to have some tonal issue as the plot shifted from a PTSD-focused "rape film" (horrible name for a genre film but has been actually used by major outlets), to a religious tale of the "Crime and Punishment" type full of Catholic implications, and of course to Verhoeven's trademark - a raw thriller full of sexual innuendos and psychological repressions. Such tonal shift made the film difficult to interpret, especially with a confusing ending that may require a second watch for full appreciation, as many details throughout the films were not fully developed (Michele's background, her employees' strange behaviors, the fate of the other participants of "the Last Supper" - this film has so many interesting characters and details). Nevertheless, this is definitely one of the best urban thrillers in recent years. The lighthearted but accurate touch on the gaming industry is also interesting ("Styx" is an actual game that was indeed developed for PS4 by a French firm, posters of games and comics on the wall are also of real and popular products), as this setting has been hardly explored by the film industry.

38. Jack Reacher: Never Go Back (2016): 2/5
Such a mediocre film with very uninspiring plot and actions. I cannot believe this film has the same director with exhilarating action films like "The Last Samurai" or "Blood Diamond". Tom Cruise is as dependable as ever, but his supporting cast is simply disappointing. The lovely pre-"Gone Girl" Rosamund Pike was not at all impressive in the first "Jack Reacher", but at least she commanded her role with grace and beauty. In her place in this sequel is  Cobie Smulders, who I am pretty sure will never be half as big as her "How I Met Your Mother" fame "thanks" to her lack of charisma, and "wooden" acting. Without Tom, this film would be totally mistaken for a B-movie with single-digit budget, because it actually is one. 

39. Moonrise Kingdom (2012): 4/5
Such a lovely film! Wes Anderson really is a master in blending bright and cheerful vibes with dark underlying themes. Here we have a heartwarming coming-of-age tale of a boy and a girl finding each other through pure feelings and innocent dreams, but with a colorful setting overshadowed by numerous vile aspects of the society like bullying, child abuse, unfaithfulness, depression, abandonment, and social ignorance. The way innocence of the childhood prevailed such social prejudices indeed helped lighten the mood of the audience, but many among them may still feel uncomfortable observing such especially dark depictions of humanity (Wes Anderson is no stranger in illustrating the dark sides of humans, but inexplicably I found this film a note darker than his previous ones). Wes Anderson's treatment of the two main characters is especially admirable, with the pinnacle scene of Sam and Suzy dancing to Françoise Hardy's "Le temps de l'amour" on the Moonrise Kingdom beach that will surely invoke a melancholic feeling of childhood and initial loves from the viewers. The acting of those two are not particularly outstanding, though, and the cast of this film in a whole, while very versatile, still seems to be less impressive than the cast of Wes Anderson's next one "The Grand Budapest Hotel". Still, a very moving coming-of-age film that is rare these days.

40. Godzilla Resurgence (2016): 4/5
As a monster film, this is not really an impressive one - lacklustre and uncreative CGI, confusing subplots, poor acting. But as a social commentary film, "Shin Godzilla" is a terrific one, and in fact it might probably be the only one so far that is successful in depicting the ridiculous ineffectiveness of the Japanese government in dealing with urgent issues, and also in portraying the physical and mental obstacles that Japanese people had to face right after the 3-11 earthquake, tsunami, and nuclear meltdown. These strengths may be the reason why this film won the Japan Academy Prize over more artistically-rounded ones like "In This Corner of the World" - Japanese people must love such a satirical picture of their incompetent government that at the same time is able to convey their traumatic experiences into cinematic language.