some quotes....

I just want to tell you, I'm the one who was supposed to take care of everything. I'm the one who was supposed to make everything okay for everybody. It just didn't work out like that. And I left. I left you... And now, I'm an old broken down piece of meat... and I'm alone. And I deserve to be all alone. I just don't want you to hate me.

-Randy 'The Ram' Robinson, The Wrestler

jeudi 18 mars 2010

Copying Beethoven (2006), The Visitor (2008)


Copying Beethoven là một phim tiểu sử mô tả lại giai đoạn cuối đời của Ludwig van Beethoven khi ông phải vật lộn với chứng điếc để cho ra đời tác phẩm vĩ đại nhất của mình - Bản giao hưởng số 9. Hình ảnh thiên tài của Beethoven (Ed Harris) trong phim được nhìn qua con mắt của một cô gái yêu nhạc cổ điển có tên Anna Holtz (Diane Kruger). Là sinh viên xuất sắc nhất của Nhạc viện Viên, Anna được chọn làm người chép nhạc (copyist) cho Beethoven, thiên tài số một của thành Viên nói riêng và giới sáng tác nhạc cổ điển nói chung. Tràn ngập niềm vui sướng được làm việc cho thần tượng, Anna tìm tới căn phòng tồi tàn và bừa bãi của Beethoven và phát hiện ra bộ mặt thứ hai của nhà soạn nhạc - một người khó chịu, trái tính trái nết, thường xuyên làm mất lòng người khác và nhất là đã ở cuối sườn dốc của sự nghiệp khi hào quang đã qua và chẳng còn ai muốn nghe những bản nhạc do thiên tài một thời ấy sáng tác. Beethoven không chỉ gần như điếc đặc, ông còn chẳng bao giờ muốn lắng nghe những mong muốn của người khác mà luôn xét đoán mọi việc theo ý của mình, kết quả là nhà soạn nhạc trở thành con người cô độc khi mà chính cháu trai của Beethoven, người ông hết mực yêu quý, cũng ghét bỏ ông chú và chỉ tìm tới căn hộ của nhà soạn nhạc mỗi khi thiếu tiền.

Nhưng chính trong giờ phút khó khăn nhất, Beethoven mới bộc lộ hết tư chất của một thiên tài âm nhạc, một nhạc sĩ không chỉ có sức cảm thụ phi thường "những âm thanh của Thượng Đế" mà còn sẵn sàng dốc hết sức lực để lao động sáng tạo. Người ta không bao giờ thấy Beethoven ngủ, vì mỗi khi buồn ngủ ông lại tự dội lên đầu vài gáo nước lạnh (một trong những nguyên nhân dẫn đến căn bệnh điếc của Beethoven) để có thể tiếp tục làm việc. Kết quả của những giờ phút lao động miệt mài ấy là Bản giao hưởng số 9 - tác phẩm vĩ đại nhất của Beethoven, một trong số ít những bản giao hưởng có đời sống vượt ra bên ngoài khuôn khổ của nhạc cổ điển (Bản giao hưởng số 9 đã được EU chọn làm "Liên quốc ca" của cộng đồng này). Trường đoạn Beethoven chỉ đạo dàn nhạc giao hưởng cùng dàn đồng ca trình diễn Bản giao hưởng số 9 chắc chắn là trường đoạn hoành tráng, xúc động và ấn tượng nhất của phim.


Trường đoạn xúc động nhất phim

Ý tưởng thì hay là vậy nhưng Copying Beethoven thực tế chỉ dừng lại ở mức một phim trung bình khá. Lý do đầu tiên là vì đạo diễn đã quá tham khi cố gắng khắc họa rõ cả hình ảnh của một Beethoven-thiên tài nhưng đầy tật xấu, và một Anna Holtz-đam mê âm nhạc bất chấp thân phận phụ nữ, và kết quả cuối cùng là ... "dở ông dở thằng", chẳng nhân vật nào để lại ấn tượng trong lòng khán giả. Cũng vì cố công miêu tả nhân vật Anna nên Copying Beethoven đã bỏ qua một chi tiết rất quan trọng liên quan đến việc sáng tác Bản giao hưởng số 9 của Beethoven, đó là việc ông thực sự gần như điếc hẳn khi sáng tác bản giao hưởng này chứ không chỉ hơi điếc, vẫn nghe loáng thoáng được nhạc và người khác nói như mô tả trong phim. Thật đáng tiếc cho Copying Beethoven vì đó mới thực sự là chi tiết đắt giá và thường xuyên được nhắc lại trong các sách tiểu sử của Beethoven như một minh chứng cho thiên tài và nghị lực phi thường của ông. Bên cạnh đó, do chỉ xoay quanh việc Beethoven sáng tác nhạc thế nào, Anna vật lộn với những tính xấu của ông ra sao, thành ra Copying Beethoven không có điểm nhấn và lại càng thiếu cảm xúc - cái cần nhất ở một bộ phim xoay quanh âm nhạc như thế này. Để so sánh thì có thể thấy Copying Beethoven kém rất xa Amadeus, bộ phim tiểu sử về cuộc đời đầy bất hạnh của một thiên tài nhạc cổ điển khác - Wolgang Amadeus Mozart. Amadeus tràn ngập cảm xúc, kịch tính (hơi nhiều quá mức) và dàn diễn viên thì diễn xuất tuyệt vời, Copying Beethoven thì chẳng có lấy một điểm nào khiến tôi hài lòng ngoại trừ trường đoạn biểu diễn Bản giao hưởng số 9 như đã nói ở trên. Thật tiếc cho một cái tứ hay đã không chuyển thể được thành những hình ảnh đẹp.


Một bộ phim quá chậm rãi và não nề. Phim nói về Walter Vale, một giáo sư đại học nhạt nhẽo và gần như không "sống" kể từ sau khi vợ ông, một nghệ sĩ dương cầm, qua đời. Walter bắt đầu tìm lại được giá trị cuộc sống nhờ cuộc gặp gỡ bất ngờ với Tarek, một tay trống người Syria, cùng vợ anh. Trong một lần giúp Walter tại ga tàu điện ngầm, Tarek bị cảnh sát New York bắt và đứng trước nguy cơ bị trục xuất vì là người nhập cư trái phép. Walter, giờ đã là một con người hoàn toàn khác, không còn cách nào khác ngoài việc bỏ dạy để lo cho Tarek và mẹ của anh.

Đạo diễn kiêm biên kịch của phim hóa ra chính là diễn viên đóng vai ông bố dượng trong 2012. Thomas McCarthy có vẻ rất hào hứng với đề tài người già cô đơn (dù anh mới chỉ tầm 40), ngoài The Visitor, McCarthy còn viết kịch bản cho Up. Nhìn chung thật khó nói The Visitor hay dở thế nào vì phim quá chậm, xem rất nản, lại mắc phải những hình mẫu (leimotif) cũ rích kiểu Hollywood khiến tôi rất khó chịu - người nhập cư tại sao cứ phải là nhập cư vì chính trị và đến từ Syria? Sống tốt nhưng sống bất hợp pháp thì làm sao có cảm giác "hòa nhập" trong xã hội được?... Với một kịch bản đầy những triết lý đi theo lối mòn như The Visitor thì không lạ khi Up cũng không thể có một kịch bản sáng tạo từ cùng một tác giả.

7 commentaires:

  1. anh TP đâu mất rồi????

    em đã offline cho anh ở YM... nhiều hơn 1 lần, và đã nhắn tin theo số ở Pháp anh cho em hồi SN anh cũng nhiều hơn 1 lần... nhưng vẫn không thấy trả lời?

    RépondreSupprimer
  2. thế anh còn dùng số điện thoại đấy ko?
    Mà sao em ko bao h liên lạc được :(

    Em cứ tưởng anh TP tự nhiên biến mất, ko thèm trả lời comment của mm nữa...

    what's going on with you???

    RépondreSupprimer
  3. Ơ thế vẫn sống à ? Keep alive msg với sms mấy lần mà không thấy reply.


    Vichenka became a fan of I Hate People That Dont Text Back. · Comment · Like

    RépondreSupprimer
  4. vẫn ko hiểu gì??? :-?? -.- =.=

    RépondreSupprimer