Phim này có trailer rất hay, ý tưởng hấp dẫn, 2 diễn viên chính đầy vẻ "cool" và cháy nổ hành động ầm ầm. Vậy nên tôi không hiểu sao phim này lại kém ăn khách đến thế, hình như chỉ vừa đủ thu hồi vốn (tiền làm phim + quảng cáo), giờ xem thì mới biết là phim này cũng "mắc bệnh" giống The Score, nghĩa là ... cái gì hay nhất thì phô hết lên trailer rồi.
Cuộc sống hạnh phúc của anh kĩ sư hiền lành Shelton cùng vợ và con gái bị đảo lộn hoàn toàn sau khi 2 tên trộm đột nhập vào nhà đâm anh trọng thương và sát hại vợ con Shelton ngay trước mắt anh. Công tố viên phụ trách vụ án là Rice, một luật sư thông minh, có sự nghiệp thành đạt và hiếm khi thua cuộc (= khiến tội phạm bị kết án) trên tòa. Để đảm bảo lý lịch "thành công" của mình, Rice thương lượng để 1 tên trộm đứng ra làm chứng chống lại tên trộm còn lại và vì thế được tha chết (dù chính hắn mới là kẻ ra tay giết người) bất chấp lời cầu xin của Shelton. Phiên tòa kết thúc bằng cái bắt tay "thân mật" giữa tên trộm được tha và Rice, Shelton chứng kiến toàn bộ cảnh đó từ xa, với ánh mắt đã hoàn toàn lạnh lẽo vô cảm, rồi biến mất.
10 năm sau, Shelton quay trở lại, tất nhiên, để trả thù. Ngay đến tên trộm bị kết án tử hình bằng án tiêm thuốc độc cũng không thoát nổi tay Shelton, anh bằng cách nào đó đã khiến gã chết một cách hết sức đau đớn chứ không "nhẹ nhàng" như thủ tục tử hình thông thường. Với tên trộm còn lại, hình phạt của Shelton còn khủng khiếp hơn nhiều lần, gã bị Shelton cắt từng bộ phận trên cơ thể trong trạng thái hoàn toàn tỉnh táo và thậm chí còn phải chính mắt chứng kiến người khác cắt chân, cắt tay, cắt dương vật của mình. Tự tay giết xong hai kẻ gây ra cái chết của vợ con, Shelton sẽ chạy trốn? Không, anh ta thản nhiên để cảnh sát bắt, tống giam với tội danh giết người để từ trong tù thực hiện nốt phần còn lại của kế hoạch - trả thù Rice và cả hệ thống tư pháp của thành phố Philadelphia. Và thật kinh ngạc là Shelton lại tiếp tục thành công, không hiểu bằng cách nào mà từ buồng biệt giam của mình, anh ta lại tiếp tục thành công trong việc cho Rice nếm mùi đau đớn khi phải tận mắt chứng kiến cái chết của từng cộng sự thân tín một. Không dừng lại ở đó, Shelton còn tiến tới giải quyết cả thẩm phán và thị trưởng của thành phố, còn Rice thì vẫn quay cuồng trong mớ manh mối rối tung với hy vọng tìm ra được cách thức mà Shelton thực hiện các vụ án mạng.
Rõ ràng ý tưởng của Law Abiding Citizen là rất hấp dẫn và nửa đầu của phim cũng khai thác khá tốt cái ý tưởng "trong tù gây án" này, khán giả liên tục được giật mình vì những cái chết "trên giời rơi xuống" mà không hiểu bằng cách nào Shelton đã thực hiện được từ trong tù. Tiếc là ở nửa cuối của phim, đặc biệt là phần hạ màn thì lại quá thường, có vẻ như đạo diễn (và biên kịch) của Law Abiding Citizen bị cạn ý tưởng nên sa đà vào những pha hành động không có nhiều ý nghĩa và những câu thoại triết lý nửa mùa của Rice, Shelton và bà thị trưởng (do Viola Davis của Benjamin Button đóng - Obama lên có khác, lãnh đạo Mỹ trên phim giờ ... toàn da đen). Thỉnh thoảng phim thậm chí còn sa vào cliché (giữa Rice với vợ con, Rice và nữ đồng nghiệp,...) là thứ mà tưởng như đã "tuyệt chủng" trong phim hành động Hollywood từ lâu. "Đầu voi đuôi chuột" nên Law Abiding Citizen cuối cùng chỉ ngang hàng với hàng tá phim hành động ra mắt mỗi năm, diễn xuất căng cứng của Jamie Foxx và Gerard Butler tất nhiên chẳng giúp được gì cho chất lượng phim, vì vậy dễ hiểu vì sao phim không ăn khách như vậy.
Phim gì mà nhìn cái poster đã thấy nản, không lôi cuốn được người xem, Bruce Willis trông cũng đã quá mệt mỏi trong vai trò một người hùng hành động.
Surrogates bắt đầu với ý tưởng khá độc đáo, con người do quá lười biếng/sợ hãi với cuộc sống bên ngoài nên dần lệ thuộc vào những surrogate - những người máy thay thế, các surrogate với hình dạng đẹp đẽ, sức mạnh phi thường, trở thành "người chủ" thực sự của xã hội khi mà người chủ của chúng chỉ nằm bẹp trong nhà thỏa mãn với việc điều khiển thông qua máy tính. Vì người máy thì không thể bị "giết", tỉ lệ tội phạm, đặc biệt là án mạng, giảm xuống nhanh chóng và con người có được điều họ mong muốn khi tạo ra surrogate - một xã hội thanh bình. Nhưng một vụ án đã làm thay đổi tất cả vẻ ngoài đẹp đẽ đó - một surrogate bị phá hủy bởi vũ khí bí hiểm đã kéo theo cả cái chết của người điều khiển nó, điều gì sẽ xảy ra nếu như toàn bộ surrogate bị phá hủy theo cách tương tự? Loài người có bị diệt vong? Câu trả lời sẽ nằm trong tay (như thường lệ) Bruce Willis - viên thanh tra duy nhất phát hiện ra sự nguy hiểm của việc dùng surrogate và "chập chững" tự điều tra bằng chính bản thân mình.
Một phim về người máy tất nhiên người xem sẽ chú ý tới đầu tiên là phần kĩ xảo, và kĩ xảo của Surrogates được làm rất tốt, nếu không nói là xuất sắc. Các surrogate được tạo ra trên CGI một cách tinh tế khi chúng vừa thật-hình ảnh thật, cử động thật, lại vừa giả-vẻ ngoài giả tạo để nêu bật được cái chất "người máy" của chúng. Các pha hành động truy đuổi trong phim cũng được làm cực tốt với những pha phi qua mái nhà, nhảy tránh ô tô ấn tượng.
Nhưng tất cả chỉ có vậy, ý tưởng tốt (hóa ra là xuất phát từ một truyện tranh có sẵn) của Surrogates đã trở thành vô giá trị bởi một kịch bản non tay, thiếu hẳn chất kịch tính, căng thẳng cần có của phim hành động. Các câu chuyện vệ tinh của phim như quan hệ giữa Bruce Willis và vợ (do diễn viên dịu dàng nhất cái xứ Hollywood là Rosamund Pike đóng), giữa Willis và cô đồng nghiệp "có vẻ" bí ẩn nhưng cũng lại không được khai thác tới nơi tới chốn dẫn đến những tình huống (và cái chết) rất lãng nhách mà vẫn khiến khán giả chới với vì không biết phim định hướng tới điều gì. Kết quả tất yếu là Surrogates trở thành một blockbuster thất bại cả về thương mại và nghệ thuật của mùa phim hành động năm nay. 2 sao.
Thực ra cốt truyện và ý tưởng của Surrogates hoàn toàn không xạ lạ với người yêu thích phim Nhật vì nó gần như y hệt với Ghost in the Shell, tất nhiên tác phẩm của Mamoru Oshii nằm ở một "level" khác hẳn về cả nội dung, sự sáng tạo và cách dẫn dắt câu truyện. Lẽ ra với số tiền làm Surrogates, Hollywood có thể làm một live action của Ghost in the Shell vì với khả năng CGI siêu việt như đã chứng tỏ trong Surrogates thì tôi tin là Hollywood đủ sức biến những hình ảnh tưởng tượng sáng tạo đến kinh ngạc của Mamoru Oshii trở thành hiện thực. Tất nhiên đó là về hình ảnh, còn nội dung thì là vấn đề khác, nhất là sau khi Hollywood đã tàn phá "thành công" một loạt tác phẩm kinh điển của Nhật như Dragonballs, Blood: The Last Vampire hay Astroboy, oái oăm là tác phẩm mà Hollywood làm lại từ manga/anime Nhật hay nhất lại là một tác phẩm ăn cắp - The Lion King - "phiên bản Disney" của Osamu Tezuka. Có lẽ Nhật nên "thả" cho các "bạn" Mỹ ăn cắp thêm vài tác phẩm nữa chăng.
Phone Booth có ý tưởng khá đơn giản (nhưng hiệu quả), một anh chàng bảnh bao (có vẻ) thông minh nhanh nhậy bị lôi vào trò đùa của một tay sát thủ. "The Voice", bằng khẩu súng bắn tỉa của mình, buộc gã trai bảnh phải bám dính lấy cái bốt điện thoại nếu không muốn bị giết hoặc phải chứng kiến người khác chết dưới tay "The Voice". Tệ hơn nữa, "The Voice" bắt anh chàng khốn khổ phải thú nhận mọi tội lỗi lớn nhỏ của mình với người vợ yêu quý ngay trước con mắt theo dõi của cả triệu người dân New York. Dù đã làm mọi việc theo yêu cầu nhưng gã trai vẫn không thể thoát khỏi sự điều khiển của "The Voice" trong khi xung quanh anh là cảnh sát lăm lăm súng sẵn sàng bắn hạ "kẻ tình nghi" đang ở trong cảnh khóc dở mếu dở.
Người thủ vai anh chàng khốn khổ là Colin Farrell, anh chiếm hầu hết thời lượng diễn xuất của phim (gần tương tự như Tom Hank trong Cast Away), vì thế Phone Booth có thành công hay không là phụ thuộc phần lớn vào Farrell. Thật may là anh chàng chuyên trị phim hành động này (mà tôi vẫn tưởng là "không biết diễn" cho đến khi xem In Bruges) đã hoàn thành tương đối tốt vai diễn, dù rằng nhìn Farrell diễn thì tôi lại nghĩ ngay đến Tom Cruise, cũng dáng vẻ đấy, đôi mắt đấy, cách diễn over đấy, tôi tin là Cruise vào vai này sẽ đạt hơn Farrell nhiều (trùng hợp là vợ của Cruise, Katie Holmes lại đóng vai "bồ nhí" của Farrell trong phim này).
Thực ra Phone Booth không quá hấp dẫn nhưng nhờ đạo diễn (Joel Schumacher "của" Batman & Robin) biết tiết chế thời lượng (phim rất ngắn, 81 phút) và các chi tiết "sến" nên độ giải trí của phim vẫn ở mức tốt (mà không nhảm). Một thành công vừa phải cho Schumacher và Farrell trong một thể loại khó tạo ra sự đột phá nào khác này.
Bad Lieutenant: Port of Call New Orleans kể về quá trình sa ngã của viên trung úy (lieutenant) Terrence McDonagh từ một viên cảnh sát giỏi nghề, có đạo đức trở thành một trung úy tồi (bad lieutenant) vì nghiện ma túy - thứ thuốc giảm đau của McDonagh để chống lại căn bệnh đau lưng hành hạ. Phim này trùng tên với Bad Lieutenant, phim đen (film noir) nổi tiếng năm 1992 của Abel Ferrera, hai phim có điểm tương đồng là cùng nói về sự sa ngã không thể hãm lại được của một viên cảnh sát tốt, nhưng tất cả chỉ có vậy, tuy cùng có màu sắc u ám nhưng Bad Lieutenant: Port of Call New Orleans xem nhẹ nhàng hơn Bad Lieutenant và cách diễn của Nicholas Cage cũng thiên về điên hơn là doomed như Harvey Keitel trong bộ phim năm 1992.
Ngoại trừ diễn xuất khá ấn tượng của Nicholas Cage (vai diễn nghiện ma túy này của Cage rất gần với vai tay nhà văn nghiện rượu mà anh từng đóng cực kì xuất sắc trong Leaving Las Vegas - lâu lắm rồi mới thấy diễn xuất mặt của Cage không bị khô cứng và "lờ đờ" như "thường thấy" trong các phim thương mại) thì Bad Lieutenant không thực sự là một bộ phim ám ảnh người xem như bộ phim năm 1992. Phim có khá nhiều điểm tôi không hiểu, ví dụ hình ảnh cá sấu? hình ảnh con cự đà? phần hạ màn (spoiled!) quá nhẹ nhàng cho cuộc đời McDonagh? ý nghĩa cuối cùng của bộ phim khi mà (spoiled!) không có ai bị trừng phạt? Eva Mendes có một vai gần như y hệt vai cô diễn trong Training Day, cũng là người tình của một viên cảnh sát sa ngã, và diễn xuất của cô thì vẫn nhàn nhạt như vậy. Michael Shannon của Revolutionary Road nhận một vai nhỏ đến bất ngờ trong phim mà không xem bảng cast chắc tôi cũng không nhận ra được sự có mặt của anh. Có lẽ phim sẽ làm hài lòng những người hâm mộ Nicholas Cage và Werner Herzog (như Roger Ebert), và chỉ dừng lại ở đó.
Cuộc sống hạnh phúc của anh kĩ sư hiền lành Shelton cùng vợ và con gái bị đảo lộn hoàn toàn sau khi 2 tên trộm đột nhập vào nhà đâm anh trọng thương và sát hại vợ con Shelton ngay trước mắt anh. Công tố viên phụ trách vụ án là Rice, một luật sư thông minh, có sự nghiệp thành đạt và hiếm khi thua cuộc (= khiến tội phạm bị kết án) trên tòa. Để đảm bảo lý lịch "thành công" của mình, Rice thương lượng để 1 tên trộm đứng ra làm chứng chống lại tên trộm còn lại và vì thế được tha chết (dù chính hắn mới là kẻ ra tay giết người) bất chấp lời cầu xin của Shelton. Phiên tòa kết thúc bằng cái bắt tay "thân mật" giữa tên trộm được tha và Rice, Shelton chứng kiến toàn bộ cảnh đó từ xa, với ánh mắt đã hoàn toàn lạnh lẽo vô cảm, rồi biến mất.
10 năm sau, Shelton quay trở lại, tất nhiên, để trả thù. Ngay đến tên trộm bị kết án tử hình bằng án tiêm thuốc độc cũng không thoát nổi tay Shelton, anh bằng cách nào đó đã khiến gã chết một cách hết sức đau đớn chứ không "nhẹ nhàng" như thủ tục tử hình thông thường. Với tên trộm còn lại, hình phạt của Shelton còn khủng khiếp hơn nhiều lần, gã bị Shelton cắt từng bộ phận trên cơ thể trong trạng thái hoàn toàn tỉnh táo và thậm chí còn phải chính mắt chứng kiến người khác cắt chân, cắt tay, cắt dương vật của mình. Tự tay giết xong hai kẻ gây ra cái chết của vợ con, Shelton sẽ chạy trốn? Không, anh ta thản nhiên để cảnh sát bắt, tống giam với tội danh giết người để từ trong tù thực hiện nốt phần còn lại của kế hoạch - trả thù Rice và cả hệ thống tư pháp của thành phố Philadelphia. Và thật kinh ngạc là Shelton lại tiếp tục thành công, không hiểu bằng cách nào mà từ buồng biệt giam của mình, anh ta lại tiếp tục thành công trong việc cho Rice nếm mùi đau đớn khi phải tận mắt chứng kiến cái chết của từng cộng sự thân tín một. Không dừng lại ở đó, Shelton còn tiến tới giải quyết cả thẩm phán và thị trưởng của thành phố, còn Rice thì vẫn quay cuồng trong mớ manh mối rối tung với hy vọng tìm ra được cách thức mà Shelton thực hiện các vụ án mạng.
Rõ ràng ý tưởng của Law Abiding Citizen là rất hấp dẫn và nửa đầu của phim cũng khai thác khá tốt cái ý tưởng "trong tù gây án" này, khán giả liên tục được giật mình vì những cái chết "trên giời rơi xuống" mà không hiểu bằng cách nào Shelton đã thực hiện được từ trong tù. Tiếc là ở nửa cuối của phim, đặc biệt là phần hạ màn thì lại quá thường, có vẻ như đạo diễn (và biên kịch) của Law Abiding Citizen bị cạn ý tưởng nên sa đà vào những pha hành động không có nhiều ý nghĩa và những câu thoại triết lý nửa mùa của Rice, Shelton và bà thị trưởng (do Viola Davis của Benjamin Button đóng - Obama lên có khác, lãnh đạo Mỹ trên phim giờ ... toàn da đen). Thỉnh thoảng phim thậm chí còn sa vào cliché (giữa Rice với vợ con, Rice và nữ đồng nghiệp,...) là thứ mà tưởng như đã "tuyệt chủng" trong phim hành động Hollywood từ lâu. "Đầu voi đuôi chuột" nên Law Abiding Citizen cuối cùng chỉ ngang hàng với hàng tá phim hành động ra mắt mỗi năm, diễn xuất căng cứng của Jamie Foxx và Gerard Butler tất nhiên chẳng giúp được gì cho chất lượng phim, vì vậy dễ hiểu vì sao phim không ăn khách như vậy.
Phim gì mà nhìn cái poster đã thấy nản, không lôi cuốn được người xem, Bruce Willis trông cũng đã quá mệt mỏi trong vai trò một người hùng hành động.
Surrogates bắt đầu với ý tưởng khá độc đáo, con người do quá lười biếng/sợ hãi với cuộc sống bên ngoài nên dần lệ thuộc vào những surrogate - những người máy thay thế, các surrogate với hình dạng đẹp đẽ, sức mạnh phi thường, trở thành "người chủ" thực sự của xã hội khi mà người chủ của chúng chỉ nằm bẹp trong nhà thỏa mãn với việc điều khiển thông qua máy tính. Vì người máy thì không thể bị "giết", tỉ lệ tội phạm, đặc biệt là án mạng, giảm xuống nhanh chóng và con người có được điều họ mong muốn khi tạo ra surrogate - một xã hội thanh bình. Nhưng một vụ án đã làm thay đổi tất cả vẻ ngoài đẹp đẽ đó - một surrogate bị phá hủy bởi vũ khí bí hiểm đã kéo theo cả cái chết của người điều khiển nó, điều gì sẽ xảy ra nếu như toàn bộ surrogate bị phá hủy theo cách tương tự? Loài người có bị diệt vong? Câu trả lời sẽ nằm trong tay (như thường lệ) Bruce Willis - viên thanh tra duy nhất phát hiện ra sự nguy hiểm của việc dùng surrogate và "chập chững" tự điều tra bằng chính bản thân mình.
Một phim về người máy tất nhiên người xem sẽ chú ý tới đầu tiên là phần kĩ xảo, và kĩ xảo của Surrogates được làm rất tốt, nếu không nói là xuất sắc. Các surrogate được tạo ra trên CGI một cách tinh tế khi chúng vừa thật-hình ảnh thật, cử động thật, lại vừa giả-vẻ ngoài giả tạo để nêu bật được cái chất "người máy" của chúng. Các pha hành động truy đuổi trong phim cũng được làm cực tốt với những pha phi qua mái nhà, nhảy tránh ô tô ấn tượng.
Nhưng tất cả chỉ có vậy, ý tưởng tốt (hóa ra là xuất phát từ một truyện tranh có sẵn) của Surrogates đã trở thành vô giá trị bởi một kịch bản non tay, thiếu hẳn chất kịch tính, căng thẳng cần có của phim hành động. Các câu chuyện vệ tinh của phim như quan hệ giữa Bruce Willis và vợ (do diễn viên dịu dàng nhất cái xứ Hollywood là Rosamund Pike đóng), giữa Willis và cô đồng nghiệp "có vẻ" bí ẩn nhưng cũng lại không được khai thác tới nơi tới chốn dẫn đến những tình huống (và cái chết) rất lãng nhách mà vẫn khiến khán giả chới với vì không biết phim định hướng tới điều gì. Kết quả tất yếu là Surrogates trở thành một blockbuster thất bại cả về thương mại và nghệ thuật của mùa phim hành động năm nay. 2 sao.
Thực ra cốt truyện và ý tưởng của Surrogates hoàn toàn không xạ lạ với người yêu thích phim Nhật vì nó gần như y hệt với Ghost in the Shell, tất nhiên tác phẩm của Mamoru Oshii nằm ở một "level" khác hẳn về cả nội dung, sự sáng tạo và cách dẫn dắt câu truyện. Lẽ ra với số tiền làm Surrogates, Hollywood có thể làm một live action của Ghost in the Shell vì với khả năng CGI siêu việt như đã chứng tỏ trong Surrogates thì tôi tin là Hollywood đủ sức biến những hình ảnh tưởng tượng sáng tạo đến kinh ngạc của Mamoru Oshii trở thành hiện thực. Tất nhiên đó là về hình ảnh, còn nội dung thì là vấn đề khác, nhất là sau khi Hollywood đã tàn phá "thành công" một loạt tác phẩm kinh điển của Nhật như Dragonballs, Blood: The Last Vampire hay Astroboy, oái oăm là tác phẩm mà Hollywood làm lại từ manga/anime Nhật hay nhất lại là một tác phẩm ăn cắp - The Lion King - "phiên bản Disney" của Osamu Tezuka. Có lẽ Nhật nên "thả" cho các "bạn" Mỹ ăn cắp thêm vài tác phẩm nữa chăng.
Phone Booth có ý tưởng khá đơn giản (nhưng hiệu quả), một anh chàng bảnh bao (có vẻ) thông minh nhanh nhậy bị lôi vào trò đùa của một tay sát thủ. "The Voice", bằng khẩu súng bắn tỉa của mình, buộc gã trai bảnh phải bám dính lấy cái bốt điện thoại nếu không muốn bị giết hoặc phải chứng kiến người khác chết dưới tay "The Voice". Tệ hơn nữa, "The Voice" bắt anh chàng khốn khổ phải thú nhận mọi tội lỗi lớn nhỏ của mình với người vợ yêu quý ngay trước con mắt theo dõi của cả triệu người dân New York. Dù đã làm mọi việc theo yêu cầu nhưng gã trai vẫn không thể thoát khỏi sự điều khiển của "The Voice" trong khi xung quanh anh là cảnh sát lăm lăm súng sẵn sàng bắn hạ "kẻ tình nghi" đang ở trong cảnh khóc dở mếu dở.
Người thủ vai anh chàng khốn khổ là Colin Farrell, anh chiếm hầu hết thời lượng diễn xuất của phim (gần tương tự như Tom Hank trong Cast Away), vì thế Phone Booth có thành công hay không là phụ thuộc phần lớn vào Farrell. Thật may là anh chàng chuyên trị phim hành động này (mà tôi vẫn tưởng là "không biết diễn" cho đến khi xem In Bruges) đã hoàn thành tương đối tốt vai diễn, dù rằng nhìn Farrell diễn thì tôi lại nghĩ ngay đến Tom Cruise, cũng dáng vẻ đấy, đôi mắt đấy, cách diễn over đấy, tôi tin là Cruise vào vai này sẽ đạt hơn Farrell nhiều (trùng hợp là vợ của Cruise, Katie Holmes lại đóng vai "bồ nhí" của Farrell trong phim này).
Thực ra Phone Booth không quá hấp dẫn nhưng nhờ đạo diễn (Joel Schumacher "của" Batman & Robin) biết tiết chế thời lượng (phim rất ngắn, 81 phút) và các chi tiết "sến" nên độ giải trí của phim vẫn ở mức tốt (mà không nhảm). Một thành công vừa phải cho Schumacher và Farrell trong một thể loại khó tạo ra sự đột phá nào khác này.
Bad Lieutenant: Port of Call New Orleans kể về quá trình sa ngã của viên trung úy (lieutenant) Terrence McDonagh từ một viên cảnh sát giỏi nghề, có đạo đức trở thành một trung úy tồi (bad lieutenant) vì nghiện ma túy - thứ thuốc giảm đau của McDonagh để chống lại căn bệnh đau lưng hành hạ. Phim này trùng tên với Bad Lieutenant, phim đen (film noir) nổi tiếng năm 1992 của Abel Ferrera, hai phim có điểm tương đồng là cùng nói về sự sa ngã không thể hãm lại được của một viên cảnh sát tốt, nhưng tất cả chỉ có vậy, tuy cùng có màu sắc u ám nhưng Bad Lieutenant: Port of Call New Orleans xem nhẹ nhàng hơn Bad Lieutenant và cách diễn của Nicholas Cage cũng thiên về điên hơn là doomed như Harvey Keitel trong bộ phim năm 1992.
Ngoại trừ diễn xuất khá ấn tượng của Nicholas Cage (vai diễn nghiện ma túy này của Cage rất gần với vai tay nhà văn nghiện rượu mà anh từng đóng cực kì xuất sắc trong Leaving Las Vegas - lâu lắm rồi mới thấy diễn xuất mặt của Cage không bị khô cứng và "lờ đờ" như "thường thấy" trong các phim thương mại) thì Bad Lieutenant không thực sự là một bộ phim ám ảnh người xem như bộ phim năm 1992. Phim có khá nhiều điểm tôi không hiểu, ví dụ hình ảnh cá sấu? hình ảnh con cự đà? phần hạ màn (spoiled!) quá nhẹ nhàng cho cuộc đời McDonagh? ý nghĩa cuối cùng của bộ phim khi mà (spoiled!) không có ai bị trừng phạt? Eva Mendes có một vai gần như y hệt vai cô diễn trong Training Day, cũng là người tình của một viên cảnh sát sa ngã, và diễn xuất của cô thì vẫn nhàn nhạt như vậy. Michael Shannon của Revolutionary Road nhận một vai nhỏ đến bất ngờ trong phim mà không xem bảng cast chắc tôi cũng không nhận ra được sự có mặt của anh. Có lẽ phim sẽ làm hài lòng những người hâm mộ Nicholas Cage và Werner Herzog (như Roger Ebert), và chỉ dừng lại ở đó.
Cái Bad Lieuternant tui coi cũng chả thích, mặc dù biết nó được nhiều positive reviews. Hình ảnh con cá sấu, con tắc kè/kỳ đà với những góc quay từ hướng của chúng chẳng qua làm khán giả cảm tưởng như đang phê thuốc, tạo cả mood say say - điên điên cho cả phim. Cage đóng khá đạt vai trong phim, một số chỗ vẫn còn trơ. Nói chung ngoài Face/Off ra thì tui ko thấy Cage đóng được phim nào cả (The Rock cũng trên trung bình 1 chút - cũng ko thích Cage trong Leaving Las Vegas luôn). Phim ko mang 1 thông điệp ý nghĩa gì cả, đơn giản chỉ là 1 câu chuyện xảy ra thành ra mọi thứ cứ nhàn nhạt.
RépondreSupprimerTui thấy phim của Herzog hay ở trong trạng thái ảo giác như thế, nhưng Bad Lt. không thể so với những "siêu phẩm" trước đây của ông như Fitzcarraldo được, toàn phim (Bad Lt.) làm người xem mất phương hướng vì không thể nắm được cách kể truyện của đạo diễn.
RépondreSupprimerBạn Sirius lại không thích Cage trong Leaving Las Vegas à :(! Tui thích phim đó điên luôn, bị ám ảnh bao nhiêu lâu bởi cái scene giữa Cage và Sue bên bể bơi. Phim gần đây nhất mà tui thấy Cage đóng khá là Matchstick Men, xem vui vui hài hài lại có em Alison Lohman xinh đẹp. Mà Sirius xem Cage trong Raising Arizona của anh em Coen chưa, phim đấy theo tui là Cage đóng cũng khá.
Cái Raising Arizona xem cũng khá lâu rồi. Nói chung Cage thì thời kỳ đầu là hay, ngay sau khi đoạt Oscar thì cũng có mấy phim Action đóng vô, từ từ tệ dần đi. Cái Leaving Las Vegas thì Cage đóng tốt nhưng ko thích phim đó lắm thành ra cũng ko thích Cage trong phim đó. hehe
RépondreSupprimerTui thì cứ phim nào buồn bã, đau đớn kiểu Leaving Las Vegas là mê mẩn :p!
RépondreSupprimer