some quotes....

I just want to tell you, I'm the one who was supposed to take care of everything. I'm the one who was supposed to make everything okay for everybody. It just didn't work out like that. And I left. I left you... And now, I'm an old broken down piece of meat... and I'm alone. And I deserve to be all alone. I just don't want you to hate me.

-Randy 'The Ram' Robinson, The Wrestler

lundi 25 mai 2009

Amadeus (1984)


Dạo này chuyển về xem phim kinh điển, thứ nhất là để "nâng cao dân trí", thứ hai là dễ kiếm DVD ở thư viện hơn (thay vì phải đi down, mà thời gian down giờ không còn nhiều). Mới xem "Amadeus" của Milos Forman (bản Director's Cut), Oscar Phim hay nhất năm 1984. Cảm nhận chung là buồn xơ xác. Mozart và vợ chẳng khác gì hai đứa trẻ giữa cuộc đời đầy bon chen và bội bạc, bi kịch hơn nữa là tài năng xuất chúng của Mozart không được xã hội Wien thừa nhận, mỗi vở opera tuyệt tác của ông ra đời chỉ công chiếu được vài ba buổi trong tiếng vỗ tay lẻ tẻ rồi bị xếp vào xó. Có lẽ đó là nỗi đau lớn nhất đời của Mozart, ông chẳng cần cuộc sống giàu sang, ông không màng tới danh vọng, "đứa trẻ Mozart" chỉ cần một điều duy nhất, đó là lời khen thực lòng từ phía khán giả dành cho các tác phẩm vĩ đại của ông, và oái oăm thay, khán giả trung thành nhất, người hiểu được đầy đủ nhất giá trị vượt thời đại của những "Cây sáo thần", "Don Giovanni", "Đám cưới Figaro" lại chính là kẻ thù ghét ông nhất, kẻ sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn để nhấn chìm cuộc đời và tên tuổi nhà soạn nhạc - Salieri. Mình thích cách Forman xây dựng hình ảnh Mozart-một thiên tài của mọi thiên tài nhưng cũng nhiều khiếm khuyết như mọi người bình thường khác, Constanze Mozart cũng là một hình ảnh đặc sắc, một cô gái ngây thơ, thậm chí là quá thiếu sự thông minh cần thiết của một người vợ thiên tài, nhưng khó có ai có thể ghét Constanze, bởi một lẽ cô yêu thương Mozart hết mực, một tình yêu chân thành không xuất phát từ danh tiếng hay tài năng của nhạc sĩ, không phai nhạt cho dù cuộc sống của hai người mỗi ngày một khó khăn.

Nhạc phim của "Amadeus" thì khỏi bàn, hào hùng và cực kì cảm động, bên cạnh đó thì những cảnh trích từ các vở opera của Mozart đều được thiết kế hết sức công phu và làm toát lên được sự khác biệt của Mozart đối với Salieri, trích đoạn hay nhất có lẽ là của Don Giovanni với những câu hát bi ai như bộc lộ tâm trạng của Mozart khi người cha của ông nhắm mắt mà không được thấy đứa con thân yêu thành đạt. Có lẽ hiếm bộ phim nào mà phần nhạc đóng góp được nhiều vào việc tạo dựng cao trào như "Amadeus", đặc biệt là ở cuối phim với những nốt nhạc thống thiết của bản "Khúc nguyện cầu" ("Requiem"). Forman quả thực là một đạo diễn bậc thầy, cũng với một đề tài về số phận con người dù trong lúc cùng khốn vẫn giữ cho mình niềm tin vào cuộc đời mà không khí điện ảnh của "One Flew Over the Cuckoo's Nest" và "Amadeus" lại khác hẳn nhau. Tuy nhiên thì cả hai đều có một điểm chung, chúng đều là những kiệt tác điện ảnh.

jeudi 21 mai 2009

Le premier jour du reste de ta vie (2008)


Năm vừa rồi (2008) là một năm bội thu phim hay, trong đó về thể loại phim gia đình phải kể tới Rachel Getting Married, một phim làm hết sức giản dị, xúc động và giàu màu sắc về tình cảm cha-con, mẹ-con, chị-em trong một gia đình tưởng chừng đã tan vỡ nhưng thực ra vẫn còn gắn bó sâu sắc. Hôm qua thật may mắn tôi lại được xem một phim gia đình hay như thế, thậm chí theo tôi còn là hay hơn, đó là Le premier jour du reste de ta vie (Ngày đầu tiên của phần còn lại đời tôi).

Đây là một phim Pháp chính hiệu với đạo diễn Pháp, dàn diễn viên Pháp, bối cảnh Pháp, những chi tiết thoại cũng rất Pháp, nhưng cốt truyện và chuyển cảnh lại gọn gàng, sáng sủa đến bất ngờ, một điều mà ít phim Pháp nào trong giai đoạn gần đây, vốn thường có nội dung rườm rà-chậm chạp-lê thê, làm được. Bộ phim là 5 ngày quan trọng, hay nói cách khác là 5 ngày đánh dấu bước ngoặt trong cuộc sống của một gia đình có 5 thành viên hết sức đặc biệt. Trong gần 2 tiếng của phim, người xem được trải qua đủ mọi cung bậc cảm xúc, từ niềm hạnh phúc của một lễ cưới, nỗi đau đớn của một cô gái khi bị mọi người lãng quên sinh nhật tuổi 16, niềm vui của những bữa ăn gia đình, nỗi buồn khi phải chia xa một người thân thuộc,... Tất cả trạng thái tình cảm đó được hòa quyện lại trong những bài hát, bản nhạc được soạn hết sức tinh tế phù hợp với từng giai đoạn, bối cảnh, cá nhân và cảm xúc.

Có lẽ cảm xúc đọng lại sau khi xem xong Le premier jour du reste de ta vie là sự xúc động, xúc động vì tình cảm ấm áp của một gia đình, vì cái cách đối xử mà mọi người giành cho nhau-không phải lúc nào cũng đúng đắn, nhưng ẩn phía sau luôn là sự quan tâm, lo lắng cho những người ruột thịt:

"Vous regarder grandir tout les trois c’est le plus beau spectacle auquel j’ai assisté dans toute ma vie. Avoir des enfants, c’est une chance merveilleuse."

("Được chứng kiến cả ba đứa lớn lên là vở diễn tuyệt vời nhất mà bố được thưởng thức trong đời. Có con, đó là một may mắn lớn lao")

Với riêng tôi, xem được một bộ phim hay và sâu sắc như Le premier jour du reste de ta vie cũng đủ là một "chance merveilleuse" rồi.

mardi 19 mai 2009

Casablanca (1942)

Mình vốn không có cảm tình với những phim cổ vì hay mang định kiến cổ = cũ kĩ, chậm chạp, trong số các phim cổ từng xem thì chỉ thực sự thích có Vertigo của Alfred Hitchcock vì có nút thắt (twist) khá độc đáo, Kim Novak rất xinh và mối tình bi thảm trong phim cũng hợp gu với mình. Giờ có thể liệt thêm một phim nữa vào danh sách này, Casablanca.

Thực tế thì về tổng thể không thể xét Casablanca là một phim hay (so với tiêu chuẩn "phim hay" thời hiện đại) vì nó không ra phim tình cảm, cũng không ra phim trinh thám, lại càng chẳng phải phim sử thi, hoặc cũng có thể là vì biên kịch của Casablanca muốn phim dính mỗi thể loại một chút, đâm cuối cùng phim chẳng thuộc về thể loại cụ thể nào. Nhưng cũng không phải vô lý khi phim được trao giải Oscar kịch bản chuyển thể xuất sắc nhất, Casablanca có phần thoại cực hay và văn hoa, dù có hơi cliché (sến) nhưng thể hiện rất rõ tình yêu của Rick dành cho Ilsa (và ngược lại). Từ đau khổ:

Annina: Oh, monsieur, you are a man. If someone loved you very much, so that your happiness was the only thing that she wanted in the world, but she did a bad thing to make certain of it, could you forgive her?
Rick: Nobody ever loved me that much.
---
Rick: Of all the gin joints, in all the towns, in all the world, she walks into mine.

hay lãng mạn:
Ilsa: With the whole world crumbling, we pick this time to fall in love.
Rick: Yeah, it's pretty bad timing. Where were you, say, ten years ago?
Ilsa: Ten years ago? Well, let's see...
Ilsa: Oh, yes, I was having a brace put on my teeth. Where were you?
Rick: Looking for a job.
---
Ilsa: But what about us?
Rick: We'll always have Paris. We didn't have, we, we lost it until you came to Casablanca. We got it back last night.
Ilsa: When I said I would never leave you.
Rick: And you never will. But I've got a job to do, too. Where I'm going, you can't follow. What I've got to do, you can't be any part of. Ilsa, I'm no good at being noble, but it doesn't take much to see that the problems of three little people don't amount to a hill of beans in this crazy world. Someday you'll understand that. Now, now... Here's looking at you kid.

tới hạnh phúc:

Ilsa: I can't fight it anymore. I ran away from you once. I can't do it again. Oh, I don't know what's right any longer. You have to think for both of us. For all of us.
Rick: All right, I will. Here's looking at you, kid.
Ilsa: I wish I didn't love you so much.

Thoại phim và phong cách diễn tưng tửng của Humphrey Bogart cũng làm toát lên được cái nét tưng tửng bên ngoài và nỗi đau tinh thần bên trong của Rick, tiếc là phần kết của phim hơi hoàn hảo quá, nếu nó u tối hơn thì có lẽ Rick của Bogart sẽ còn đẹp hơn nữa:

Yvonne: Where were you last night?
Rick: That's so long ago, I don't remember.
Yvonne: Will I see you tonight?
Rick: I never make plans that far ahead.
---
Captain Renault: What in heaven's name brought you to Casablanca?
Rick: My health. I came to Casablanca for the waters.
Captain Renault: The waters? What waters? We're in the desert.
Rick: I was misinformed.

Người đóng cặp với Bogart trong Casablanca là một huyền thoại khác của Hollywood, Ingrid Bergman. Không hiểu có phải đạo diễn phim cố tình tạo hiệu quả hình ảnh không mà mỗi khi Ilsa của Bergman xuất hiện, mọi thứ dường như đều trở nên lung linh hơn nhờ vẻ đẹp của cô gái 28 tuổi. Mình hơi bất ngờ vì vẻ đẹp long lanh đến khó tin của Ingrid Bergman, có lẽ vì ấn tượng quá nhiều bởi vai diễn bà già yếu đuối khắc khổ trong Murder on the Orient Express, quả thực 30 năm là quãng thời gian thử thách quá dài cho một nhan sắc.

Ngoài cốt truyện chính thì phim có một cảnh ngắn nhưng rất cảm động về lòng yêu nước của người Pháp. Đó là cảnh phim các sĩ quan Đức đang hào hức hát Die Wacht am Rhein thì Victor Laszlo hô mọi người hát La Marseillaise, quốc ca Pháp, trông em gái Yvonne vừa hát mắt vừa rơm rớm cực kì hào hùng mà cảm động. Chỉ buồn cười là Laszlo là người Tiệp Khắc mà lại hô hào hát quốc ca của Pháp trên mảnh đất thuộc địa của người Pháp thì ý nghĩa của cảnh phim cũng giảm đi vài phần. À còn một nhược điểm nữa là tiếng Pháp trong phim quá chán, không hiểu có phải do chất lượng âm thanh tồi không.

Dù sao vẫn phải thừa nhận Casablanca là một phim tình cảm xuất sắc và xứng đáng với vị trí của nó trong lịch sử Hollywood.

jeudi 14 mai 2009

Breakfast at Tiffany's (1961)


Vừa xem liền hai phim của Audrey Hepburn, Roman Holiday và Breakfast at Tiffany's. Không thích Roman Holiday lắm (mặc dù Hepburn thì vẫn xinh như thế ) nhưng Breakfast at Tiffany's thì khác, lời thoại cực hay và văn hoa, không hổ danh là chuyển thể từ truyện ngắn của Truman Capote:

Paul Varjak: Sing Sing?
Holly Golightly: [she gargles] . Yes. I always thought it was a ridiculous name for a prison. Sing Sing, I mean. Sounds more like it should be an opera house or something.

Mặc dù có nhiều chi tiết khá "sến" và cách xây dựng nhân vật Yunioshi quá nhảm nhưng lời thoại hay cộng thêm trang phục thanh lịch, ca khúc Moon River và nhất là vẻ đẹp của Audrey Hepburn, Breakfast at Tiffany's xứng đáng là bộ phim huyền thoại của một ngôi sao huyền thoại.

mercredi 13 mai 2009

Movie quotes

Xem phim có thú rất hay là để ý mấy chi tiết tưởng như lặt vặt nhưng lại là điểm kết nối của cả câu chuyện, rồi xem góc máy, cảm tưởng chỉ pause lại 1 đoạn là rút ra được một cái ảnh đẹp. Thú nữa là xem xong thì ngồi xem preview, review của các siêu nhân phim ảnh như bác Linh phanxine, chú Quang Hisashi, chị Mất dép, rồi xem wiki, xem IMDb xem có cái gì hay ho xung quanh phim không, có chi tiết nào mình bỏ qua không, phức tạp phết.

Làm tí câu thoại hay trong phim.

Trùng Khánh Sâm Lâm (Chungking Express)

Phim này nhiều người thích, mình thì không thích lắm, chả hiểu sao. Nhưng thấy ông Vương làm phim này cứ tưng tửng, nửa thực nửa hư, may mà còn đỡ hơn cái Đông Tà Tây Độc, túm lại là chả có đầu có cuối, xem xong hẫng mà bụng sôi ành ạch. Diễn viên xinh nhất phim là Lâm Thanh Hà thì tuyệt đối cả phim không thấy mắt, chỉ chơi quả tóc giả và kính đen to bự, chỉ càng lộ rõ cái sự già của da mặt.



Cảnh sát số 233, anh này chả hiểu cảnh sát gì mà sến khiếp đảm:
- We're all unlucky in love sometimes. When I am, I go jogging. The body loses water when you jog, so you have none left for tears.
- Somehow everything comes with an expiry date. Swordfish expires. Meat sauce expires. Even cling-film expires. Is there anything in the world which doesn't?
- If memories could be canned, would they also have expiry dates? If so, I hope they last for centuries.

Em gái buôn ma túy:
- Somehow I've become very cautious. When I put on a raincoat, I put on sunglasses too. Who knows when it will rain, or when it will turn out sunny?

Em tiếp viên hàng không viết trong thư đá anh cảnh sát 663:
- Change of flight. Your plane cancelled. Here's your key. Bye.

Cảnh sát số 663:
- She's gone. To try something else. she said. I guess she's right. Plenty of choice in men, just like food.

The Usual Suspects

Phim này thì khủng rồi. Hóa ra anh Kevin Spacey cũng 2 Oscar như ai, kinh phết, hic! Phim này có đoạn line up đúng là đỉnh, như kiểu iconic rồi. Mà thực ra phim này cái gì cũng đỉnh, sướng nhất mất đoạn ẩn dụ đầu phim, mãi cuối phim mới hiểu nó là cái gì.



Luật sư Kobayashi:
- One cannot be betrayed if one has no people.

Verbal Kint:
- Keaton always said, "I don't believe in God, but I'm afraid of him." Well I believe in God, and the only thing that scares me is Keyser Soze.
- The greatest trick the devil ever pulled was convincing the world he did not exist. And like that... he is gone.
- To a cop the explanation's always simple. There's no mystery to the street, no arch criminal behind it all. If you find a body and you think his brother did it, you're gonna find out you're right.

Dave Kujan:
- First day on the job, you know what I learned? How to spot a murderer. Let's say you arrest three guys for the same killing. You put them all in jail overnight. The next morning, whoever's sleeping is your man. You see, if you're guilty, you know you're caught, you get some rest, you let your guard down.

American Gangster

Phim này đang chiếu ở nhà, ai thích thể loại phim kiểu Bố già đi xem phim này chắc sướng. Anh Denzel đáng hâm mộ thật, tưởng anh chết dí với dạng vai FBI agent kiểu The Bone Collector, Déjà Vu, Inside Man rồi, ai ngờ anh đóng phim này khá phết. Anh này cũng 2 Oscar, hic, khổ thân Tom Cruise chả hiểu thù hằn gì với AMPAS mà đến giờ không có giải nào, trong khi người ta thì tèn tèn nhận giải. American Gangster có chi tiết cái áo lông không hiểu sao mình rất thích, đúng kiểu triết lý Á Đông - Anh hùng không qua được ải mỹ nhân, nhưng thể hiện rất tinh tế.



Frank Lucas:
- My man! (câu này cộng với nụ cười để lộ hàm răng trắng ởn của anh Denzel rất chi là iconic)
- That's a clown suit. That's a costume, with a big sign on it that says "Arrest me". You understand? You're too loud, you're making too much noise. Listen to me, the loudest one in the room is the weakest one in the room.
- This is my home. My country. Frank Lucas don't run from nobody. This is America.
- I got Harlem. I took care of Harlem, so Harlem's gonna take care of me.

Richie Roberts:
- A successful black man like yourself? You represent progress. A progress which will un-glue their world. With you behind bars everything can go back to normal.

Atonement

"Phim sến" của năm. Thấy bảo tiểu thuyết Atonement còn hay hơn phim, chắc hay lắm, không biết ở nhà dịch ra tiếng Việt chưa. Thấy tung hô em Keira Knightley kinh quá, nhưng thấy em đóng phim này cũng thường, vai em cũng không nhiều đất diễn như anh James McAvoy, mà mình thấy em Keira diễn cũng không ấn tượng bằng em Saoirse Ronan mặt đầy tàn nhang. Phim này xem đoạn đầu thấy hơi vụn, khó xem, đoạn giữa thì tạm được, phần kết thì cực hay, lạ và ý nghĩa. Hình như phim này tháng 3 sẽ chiếu ở Việt Nam, thế mà không cố chiếu sớm lên dịp 14-2 thì hẳn ăn khách lắm, nói chung xem phim này phải đi với các chị em gái, hehe.



Định quote vài câu thoại của phim này nhưng thôi, vì nó dính đến nội dung phim, xem xong thoại thì chả còn gì hứng thú mà xem phim nữa.

10 phim Hàn sến "kinh điển"

Trên Movieweek chuyên về phim Hàn Xẻng có bài này nói về sự phát triển của dòng phim sến (melodrama hay soap film) Hàn Quốc trong gần 2 thập niên trở lại đây. Thấy có cái top 10 phim sến "kinh điển" trong 20 năm trở lại đây của Hàn, phải vội mail ngay cho anh Sergey Brin để anh ý dịch cho mình. Và kết quả là cái trang này.

Trước hết là phải phân biệt phim sến Hàn Quốc với phim tình cảm hài (rom-com) Hàn Quốc. Cả 2 loại thì đều tập trung vào tình yêu tình báo thôi, nhưng phim tình cảm hài (romance + comedy) thì thường "hướng đối tượng" là giới trẻ, học sinh, sinh viên vì vậy tình yêu cũng nhẹ nhàng (rất ít khi hôn, thường cảnh hôn chỉ diễn ra lúc kết phim hoặc là 2 nhân vật chính sắp ... bỏ nhau), nội dung phim thường hài hước, cũng có cảnh sướt mướt nhưng không đến nỗi bi lụy lắm và hay kết thúc tốt đẹp (happy ending). Ngược lại phim sến (melody + drama) hướng đối tượng là thanh niên "nhớn" hơn một tí hoặc những khán giả lớn tuổi hơn, tình yêu trong phim rất là mature "người lớn", kết thúc phim không bi thảm (sad ending) thì trong phim cũng phải có vô số scene là bi thảm, khóc lóc, thiểu não. Phim có thể có chi tiết hài hước nhưng ít, hay có những tình huống rất là accidental đôi khi vô lý ("tự nhiên" gặp mưa để nảy sinh tình cảm, "tự nhiên" suốt ngày anti nhau để nảy sinh tình cảm...), đặc biệt là hay có "tình trạng" 1 trong 2 nhân vật chính chết trước khi phim kết thúc, không vì tai nạn thì cũng vì ung thư, AIDS (không có tự tử hoặc nếu có thì cũng không chết, tự tử là content không được khuyến khích, suicide scene hình như "được" xếp ngang hàng với các cảnh xxx hoặc extremely violent). Thực ra cái vấn đề chết hay là có những tình huống accidental cũng chỉ là để tạo tình huống bộc lộ cảm xúc cho nhân vật trong phim, nhưng việc phim nào cũng dùng cái motif này thì làm khán giả nhàm ngay, mà chứng tỏ khâu kịch bản của điện ảnh Hàn Quốc có lẽ cũng chưa được ổn lắm, cũng lý giải một phần cho việc Hàn chưa bao giờ có đề cử cho Oscar phim nói tiếng nước ngoài hay nhất (trong khi láng giềng Nhật đã có 11 đề cử và 3 giải - đương nhiên cũng phải thông cảm cho điện ảnh Hàn mới thực sự phát triển trong cỡ gần 20 năm trở lại đây).

Phim rom-com thì bối cảnh rất hay có trường học và nhân vật kiểu gì cũng có cảnh khoác đồng phục học sinh, vì thế nó gần gũi với dân "teen" Việt Nam và được yêu thích là đương nhiên. Phim melodrama thì khó xem hơn, nên chiếu ở Việt Nam cũng ít, nhà phát hành dại gì vác về phim toàn cảnh suy tư đau khổ, khán giả xem được nửa bỏ về hết thì toi. Đánh dấu cho trào lưu rom-com có lẽ là Cô nàng ngổ ngáo, còn melodrama thì phải kể tới Giáng sinh tháng Tám (Christmas in August - sẽ nói sau). Cá nhân tôi thì vẫn hâm mộ Cổ điển (The Classic) nhất, đặc biệt là nửa đầu phim (theo đúng tông rom-com) xem bao nhiêu lần rồi vẫn không thấy chán, nửa sau thì đạo diễn hơi tham nội dung (giống Ngọn gió yêu thương - Windstruck sau này của cùng đạo diễn) nên đâm hơi sướt mướt (tông melodrama) và kịch, kém nửa đầu. Trên cái link tôi để ban đầu cũng có giới thiệu về sự phát triển của phim sến Hàn rồi, còn bạn nào thích đọc về rom-com Hàn Quốc thì có bài này rất hay của em Quang Hisashi.

Nào thì giới thiệu cái list phát cho bạn nào có nhu cầu thì ra hàng đĩa thuê về xem nhé.

01. Christmas in August (1998)



Nhìn cái poster đã thấy 2 chữ sến rồi! Phim này rất nổi tiếng luôn vì nó được coi là phim kinh điển của dòng melodrama, diễn viên cũng nổi tiếng nữa (Han Suk-kyu và Shim Eun-ha). Phim nhẹ nhàng, diễn viên đóng tốt (đặc biệt là Han Suk-kyu, một trong những diễn viên được kính trọng nhất của điện ảnh Hàn), nhạc phim hay, nhưng bối cảnh mọi người bây giờ xem thì chắc buồn cười vì mốt quần áo, cách bày tỏ tình cảm đều rất cũ. Nội dung phim khá sâu sắc, nói về cách người ta yêu và sống, nhưng tiết tấu chậm, tóm lại là ai muốn tham khảo bộ phim đặt gạch cho melodrama Hàn, xem lại mặt của nữ diễn viên nổi tiếng nhất Hàn giữa thập niên 1990 (hic tiếc là Shim ít đóng phim quá, chưa gì đã chồng, đọc hoahoctro.vn thì vừa đẻ đứa thứ hai) thì hẵng xem.

02. You are my sunshine (2005)



Review chi tiết (blog em Quang). Phim hay! Thể hiện tình yêu rất thật (kiểu mature nhé), gần như không có tình huống lên gân, có lẽ một phần cũng vì phim dựa vào chuyện có thật nên ít phải đưa các cảnh "kịch" vào hơn. Diễn viên đóng rất đạt, cả Hwang Jeong-min và Jeon Do-yeon (giải diễn xuất ở LHP Cannes vừa rồi) đều đóng tốt, không thể phàn nàn được gì về anh nông dân Hwang và em cave Jeon. Điểm sáng của phim này là kịch bản không quá bi lụy mặc dù hoàn cảnh thì rất đáng sướt mướt, xem phim xong người ta thấy "sunshine" thật, vì thế phim này xứng đáng để mọi người thuê về xem nhất trong list 10 phim.

03. One Fine Spring Day (2001)



Phim chưa xem nên chả biết nói gì. 2 diễn viên chính là Lee Young-ae (em "Đi Chan Cơm", giờ mới thấy em này xinh rất giống kiểu Shim Eun-ha) và Yu Ji-tae, đáng chú ý là em Lee hơn Yu tận 5 tuổi, không hiểu yêu nhau "kiểu gì", hay lại YC club.

04. The Contact (1997)



Tình hình là phim này cũng chưa xem, nhưng có anh Han Suk-kyu và chị Jeon Do-yeon thì chắc chất lượng diễn xuất đảm bảo, chỉ không biết nội dung thế nào, chắc lại sad ending (hiếm khi thấy anh Han đóng phim happy ending).

05. Bungee Jumping on Their Own (2001)



Review chi tiết (blog em Quang). Phim này có diễn viên tôi rất thích là Lee Eun-joo (đóng Lover's Concerto hay) và cả anh Lee Byung-hun mặt lạnh. Hồi xem All in và A Bittersweet Life cứ tưởng anh Lee cả đời sẽ chết gí với những vai hành động mặt lạnh, hóa ra anh đóng phim tình cảm ngọt phết. Nhưng phim này khó xem, tiết lộ nội dung luôn là có những đoạn hơi "gay" (mặc dù không phải là "gay" thật) và nội dung cũng hơi bốc phét, đoạn đầu thì hay thế mà đoạn cuối thì lại "kịch" quá, đâm làm người xem thất vọng. Mà tại sao Hàn Quốc hay khoái kiểu life-long love thế nhỉ, phim này cũng thế, Love Phobia cũng thế, chả biết có phét không nhưng cứ lý tưởng hóa tình yêu thế này thì chết con nhà người ta. Nhưng phim này xem cũng được, lạ, lạ về nội dung và diễn xuất.

06. Art Museum by The Zoo (1998)



Một phim nữa của em Shim Eun-ha và Lee Sung-jae (đóng Daisy - Hoa cúc dại). Phim này xếp vào loại rom-com thì hợp lý hơn, cả list hình như mỗi phim này là "vui" nhất (tính về ending). Nhưng nhược điểm muôn đời của mấy phim "đời đầu" là tiết tấu chậm, các đoạn cao trào cũng làm không tốt lắm (so với các phim "đời sau") nên ... thuê được thì xem, không thuê được thì cũng chẳng mất gì.

07. Failan (2001)



Phim này có nữ diễn viên Hồng Kông tôi yêu thích nhất là Trương Bá Chi đóng, lại có thêm anh Choi Min-sik của Oldboy nên lúc down về cũng rất hy vọng là phim hay, và cuối cùng thì đúng là nó ... hay thật. Phim này khá là đa quốc gia, cốt truyện Nhật, diễn viên Hàn Quốc - Hồng Kông, kể về 1 mối tình Trung Quốc - Hàn Quốc của một anh trai già (oldboy) hết thời thuộc dạng "tao là mày thì tao chết quách đi cho rồi" và một em gái cực trẻ, cực yêu đời và yêu người (mặc dù đời không "yêu" em ý lắm, ném em ý vào giữa đất Hàn Quốc trong cảnh không có ai thân thích, không biết tiếng Hàn, chẳng khác nào sống giữa hoang đảo). "Người thân" duy nhất của em Trung Quốc là anh trai già, còn người duy nhất làm anh trai già cảm thấy mình chưa hết thời lại là em gái Trung Quốc. Hai người cứ thế mà ... yêu nhau thôi, tình yêu giản dị của những người (chắc là) chưa yêu bao giờ. Ending của phim làm cũng tốt, phim này xem được, rất được.

08. A Moment to Remember (2004)



Phim này thì phải hỏi bạn Hạnh cú. Riêng tôi thì không thích lắm vì phim gì mà bi thương từ đầu phim đến cuối phim, khó mà mê được, em Son Ye-jin thì chuyên môn những vai ủy mị, xem 1 Cổ điển, 2 Lover's Concerto còn thấy hay, chứ đến cái phim thứ 3 là không mê được rồi.

09. Oasis (2002)



Phim có lẽ là hay nhất trong số 10 phim, nhưng hơi khó xem. 2 diễn viên chính Sol Kyung-gu và Moon So-ri đóng tuyệt vời, đặc biệt là Moon So-ri - nữ diễn viên ... xấu bậc nhất nhưng đóng tốt bậc nhất trong làng điện ảnh Hàn. Phim có nhiều trường đoạn cảm động, bạn nào xem xong mà không thấy "xi-nhê" gì đề nghị đến ngay bác sĩ tâm lý.

10. Letter (1997)



Chưa xem nên không có nhận xét.

10 phim có đoạn kết bất ngờ

Anh Phanxine có bài "12 đoạn kết bất ngờ", tớ cũng học đòi đưa ra 10 phim có đoạn kết bất ngờ phát. Trước hết cảnh báo là bạn nào chưa xem phim thì đừng đọc entry này, vì đọc xong đến lúc xem phim mất hay thì đừng trách tớ ác. Thứ hai phải nói thêm là đây là "bất ngờ" theo ý kiến cá nhân tớ, chứ không phải theo ý kiến của "các nhà chuyên môn". Ví dụ cái poster ở trên là của phim The Usual Suspects, phim có twist (nôm na là sự lắt léo của kịch bản) và cái kết vào loại hay và bất ngờ nhất của phim hình sự Mỹ, vì thế mà nó mới đứng được thứ 20 trong top phim của IMDb. Nhưng theo cá nhân tớ phim này kết thúc không bất ngờ, vì tớ xem nó khi đã biết là anh Kevin Spacey được 2 giải Oscar, tức đã mặc định ngầm trong đầu là kiểu gì anh cũng là nhân vật chính - là ông trùm của phim, cho dù anh có giả vờ dặt dẹo ngu đần thì tớ vẫn đoán là anh sẽ là thằng thông minh nhất phim, hay là ông trùm Keyser Sozë mà cảnh sát tìm kiếm, vì thế sẽ moi móc bằng được các chi tiết chứng minh "anh ý là trùm" từ phim. Điều này khán giả xem phim thời đầu không có được, vì anh Spacey khi đó gần như vô danh, và đến cái poster cũng đá anh ý ra ngoài lề, tức là đạo diễn cố ý lừa khán giả ngay từ cái poster, chiêu marketing này tuyệt!

Quay lại phần kết phim, tớ coi một phim kết thúc bất ngờ vì nhiều lẽ. Có thể là cái kết quá hay so với cả phim (The Kingdom), hoặc quá dở so với cả phim (L.A Confidential) cũng là "bất ngờ". Có thể là cái kết làm tớ xem xong vẫn chả hiểu nó định nói lên cái gì, truyện phim kết thúc ra sao, cũng là "bất ngờ" (Memento). Hoặc có thể là cái kết khác hoàn toàn so với những cái kết theo suy nghĩ thông thường, cũng là "bất ngờ" (Pulp Fiction). Sau đây là 10 phim tớ cho là có cái kết vào loại bất ngờ (chưa thể coi là "bất ngờ nhất" được vì tớ xem cũng ít phim).

01. American Beauty (1999) - IMDb: 8.5



Để anh Kevin Spacey đỡ dỗi vì đã không lấy The Usual Suspects của anh ý, tớ chọn phim American Beauty, bộ phim mang lại Oscar Nam chính cho Spacey. Phim nói về xã hội Mỹ hiện đại thông qua một gia đình nhà loser - ông bố là loser trong mắt vợ và con gái, loser trong công việc, bà mẹ là loser trên giường và cũng là loser trong công việc, đứa con gái là loser ở trường theo kiểu loser của con gái (tức là không xinh, không có gì nổi bật, luôn phải đi cạnh 1 em nổi bật khác), túm lại là một gia đình tiềm tàng sự đổ vỡ và có thể nổ tung bất cứ lúc nào. "Tô điểm" cho gia đình nhà loser này là những gia đình rất "Mỹ" khác, một cặp đôi đồng tính, một gia đình với ông bố bạo hành, bà mẹ trầm cảm và thằng con thì tưởng nghệ sĩ nhưng hóa ra lại là thằng bán cần sa. Thực ra xem phim không hiểu lắm vì tớ ... không ở Mỹ mà cũng không hiểu văn hóa Mỹ nhiều (đọc mỗi quyển Hồ sơ văn hóa Mỹ của bác Hữu Ngọc), nhưng thấy nó cũng hay vì triết lý "trông thì thế mà thực ra thì không phải là thế". Tiềm ẩn trong mỗi con người là rất nhiều những ước mơ, mong muốn mà người ta không thể thực hiện, nếu có một ngòi nổ hoặc thời điểm nào đó thích hợp, những ước mơ đó sẽ turn out và biến con người thành những tính cách khác hẳn.

Phim này có đoạn kết bất ngờ ở chỗ nhân vật do Kevin Spacey thủ vai tự tuyên bố sẽ chết ở ngay đầu phim. Thậm chí đến ngày giờ chết của anh cũng được "cập nhật" liên tục, nhưng khán giả vẫn không thể hiểu nổi anh sẽ chết thế nào, và tại sao anh phải chết. Như kiểu đang phi xe trên đường quốc lộ lại gặp vực thẳm, mọi thứ đang tốt đẹp, bỗng "bòm", anh chết, chết mà không hiểu sao mình chết. Người xem thì hiểu, nhưng chắc không ai muốn thấy nhân vật của mình phải "chết", và chết một cách lãng nhách như vậy. Nên phim hết, người ta vẫn phải suy nghĩ tiếp, thế nào là "vẻ đẹp Mỹ", tại sao poster lại bắt chúng ta "look closer".

02. Se7en (1995) - IMDb: 8.5



Phim điển hình cho thể loại điều tra giết người hàng loạt, điểm chung với phim số 01 là cũng có anh Spacey tham gia, nhưng phim này anh chỉ đóng vai phụ. Hai nhân vật chính của phim là hai thanh tra, một cực kì kinh nghiệm và sắp về hưu (sau 7 ngày) do Morgan Freeman thủ vai, một trẻ tuổi nhiều nhiệt huyết nhưng nông nổi do Brad Pitt thủ vai. Đây là giai đoạn rực rỡ trong sự nghiệp của Pitt khi anh có rất nhiều phim hay như Legend of the Fall (Fall ở đây không phải là Mùa thu như ở nhà hay dịch, bây giờ mới biết), Twelve Monkeys và Se7en. Về mưu mẹo giết người và điều tra của phim này cũng không có gì đặc biệt lắm, trừ một số cảnh tăm tối kinh tởm khá đặc sắc của phim (đạo diễn tạo tông màu u ám cho cả phim khá hay, cứ cảnh nào ngoài trời là mưa tầm tã hết). Thêm nữa là tớ không khoái kiểu lấy triết lý Thiên Chúa giáo nhét vào phim, mình đã không hiểu (và không thích) những cái gì dính dáng đến tôn giáo thì chớ.

Đoạn kết phim này bất ngờ ở chỗ tên tội phạm giết người hàng loạt sử dụng biện pháp không thể tin nổi để lôi cái bản ngã của anh cảnh sát do Pitt thủ vai lên, buộc anh phải dùng nó trong khi luôn lý tưởng hóa cái nhiệm vụ cao cả của người cảnh sát - thay vì ngăn không cho kẻ khác giết người, chính anh lại ra tay giết người. Xem phim xong người ta lắc đầu lè lưỡi vì hai người, tên tội phạm quá thông minh và am hiểu tâm lý con người, ông thanh tra già thì quá lọc lõi và am hiểu cuộc đời, nhưng ông có minh triết đến đâu thì cũng không thể ngăn được bản ngã của anh thanh tra trẻ, cuộc đời là thế.

03. Fight Club (1999) - IMDb: 8.6



Phim này có cùng đạo diễn và diễn viên chính với phim số 02, chỉ có anh Freeman già được thay bằng anh Norton trẻ. 03 đặc sắc hơn 02 khá nhiều, nó kể về một anh nhân viên văn phòng (Edward Norton thủ vai) có cuộc sống nhàm chán bỗng nhiên mắc chứng mất ngủ, bỗng nhiên anh gặp một tay buôn ... xà phòng quái dị (Brad Pitt thủ vai), bỗng nhiên căn hộ của anh bốc cháy, anh thành người vô gia cư, bỗng nhiên anh gặp lại tay buôn xà phòng và được gã cho ở nhờ, bỗng nhiên hai người nghĩ ra cái gọi là "Fight Club" nơi mọi người có thể ... đánh nhau thoải mái, không tiền bạc, không cá độ, không giải thưởng, chỉ để ... cho vui. Nói chung là cuộc đời anh Norton full of "bỗng nhiên" và người xem không thể nào đoán nổi cái "bỗng nhiên" tiếp theo nó như thế nào, vì bao giờ những cái "bỗng nhiên" sau nó cũng quái dị hơn cái "bỗng nhiên" trước.

Đương nhiên vì thế phim cũng phải kết bằng một cái "bỗng nhiên" không ai ngờ được, đấy là tay buôn xà phòng và anh nhân viên văn phòng chẳng qua là một, ảo giác đã khiến anh Norton "đẻ" ra thêm một anh "Pitt" để giải tỏa những suy nghĩ mà anh ta có - nhưng không thể/không muốn để lộ ra ngoài. Và khi nhận ra mình có một con người thứ hai - không thể kiểm soát nổi, anh Norton đã lại chọn một giải pháp bất ngờ nữa, đó là gí thẳng súng vào mồm mà bóp cò. Đoạn kết bất ngờ thực sự, nó tưng tửng như cả phim, nhưng ngẫm cho cùng thì đó cũng là cách kết phim duy nhất.

04. American History X (1998) - IMDb: 8.5



Một phim khác có anh Norton tham gia, anh này đóng phim rất hay, giọng cũng hay, không hiểu có phải tại anh là người "thành phố" (Boston) không (chả bù cho anh Pitt giọng nghe nhạt nhẽo). American History X là câu chuyện về nguồn gốc của một tay phát xít mới, phim giải thích vì sao một cậu thanh niên thông minh, học giỏi, yêu quý những người thân thiết (bố mẹ, các em và người yêu), lại có thể trở thành một thủ lĩnh của phong trào phát xít mới, một người coi dân da-không-trắng và dân Do Thái như cỏ rác, một tên sát thủ máu lạnh sẵn sàng giết hai người da đen mà vẫn tươi cười khi bị công an bắt. Nói phim đã phác họa những góc khuất của xã hội Mỹ thì hơi quá, nhưng phim chân dung có đầu có cuối, làm rõ sự hình thành tính cách nhân vật như thế này thì chắc không nhiều. Thêm nữa là phim này quay rất đẹp, rất nhiều cảnh đẹp dù là đen trắng hay màu.

American History X có cái kết làm người ta suy nghĩ. Anh Norton sau khi vào tù và "hoàn lương" bắt đầu cảm thấy những hậu quả do mình gây ra đã ảnh hưởng tới gia đình và em trai thế nào. Đoạn cuối phim dồn dập làm khán giả có lẽ nhiều người đoán rằng anh Norton sẽ phải chết để "đền tội" hoặc ít ra sẽ phải chết để làm phim kết đẹp hơn. Nhưng hóa ra người phải chết lại là em trai của anh Norton, một cậu thiếu niên giống hệt anh trai lúc bằng tuổi, cậu chết cũng kinh khủng và lãng nhách, bị thằng bạn da đen bắn bòm cái, trong khi tay vẫn đang cầm bài luận về chống phân biệt chủng tộc thông qua cuộc đời anh trai. Cái chết của cậu em làm sự trả giá của anh Norton tăng lên gấp bội, và nó cũng là cái kết mở vì tuy đã hoàn lương, chẳng nhẽ anh Norton lại để một "gã mọi đen" giết em trai mình. Tiếc là phim này không được đề cử Oscar phim hay nhất, hay tại nó phản ánh hiện thực xã hội hay quá.

05. Pulp Fiction (1994) - IMDb: 8.8



Có lẽ điểm số IMDb của phim này đã nói lên nhiều điều. Pulp Fiction được coi là một trong những phim hay nhất của thập niên 1990, nó hiện xếp thứ 5 trong top phim của IMDb. Phim này hình như dân Mỹ rất thích, vì nó hợp văn hóa Mỹ thì phải, tớ xem nhiều đoạn không hiểu lắm (về ý nghĩa câu thoại) nhưng vẫn thấy rất hay vì thoại của phim cực nhắng, chửi nhau rất thâm thúy (như kiểu "chém gió" của học sinh bây giờ). Đạo diễn phim là anh Quentin Taratino, anh này cũng đóng một vai trong phim, tớ cực thích vai của anh này luôn, trông ngu ngu, đụt, nhát chết nhưng lại lải nhải luôn mồm với 2 thằng sát thủ, mà câu lải nhải nào của anh cũng hài hước chết thôi. Phim này chắc khó ai dịch thoại được ra tiếng Việt mà hay và giữ ý được, thôi mọi người chịu khó học tiếng Anh mà đọc thoại vậy, hehe.

Nói luôn Pulp Fiction có đoạn kết ... ở giữa phim, còn đoạn cuối phim thì lại là mở đầu phim! Vì thế trong phim có những chi tiết liên hệ với nhau rất tinh tế và chắc là ai cũng phải xem đến lần thứ 2, thứ 3 mới nhận ra được hết những sợi dây liên kết đó. Đoạn kết phim đặc sắc nữa là nó cũng không thể hiểu nổi, anh John Travolta lững lẫy như thế, đoạn đầu phim hoành tráng như thế, vậy mà tự nhiên bị bắn chết khi từ trong toilet đi ra, chưa kịp nói câu nào, chưa kịp bắn phát súng nào, đúng là không thể hiểu nổi.

06. Memento (2000) - IMDb: 8.6



Một phim nữa được xây dựng với mục đích làm cho người xem loạn óc, đơn giản vì ... đoạn kết của truyện phim chính là đoạn mở đầu của phim! Phim là một chuỗi kí ức bị đảo ngược của một anh mắc "bệnh Hàn Quốc" (bệnh mất trí ý mà), hay một thời còn được gọi là bệnh "cá Dory". Trí nhớ của anh chỉ tốt cho tới thời điểm vợ anh bị giết, còn sau đó anh mất trí tạm thời, cứ sau một khoảng thời gian anh lại quên sạch những việc vừa xảy ra. Với cái đầu "thiểu năng" thế thì làm sao tìm ra được thủ phạm giết vợ? Thế mà anh vẫn cố tìm, và nghĩ ra cách để tìm được. Phim hay ở chỗ là nó sắp xếp lộn xộn, khiến cho người xem phải tự xếp lại câu chuyện của phim theo ý mình, tức là cuối cùng mỗi một khán giả có một Memento của riêng mình. Nói thêm diễn viên chính người Úc của phim, anh Guy Pearce rất quen thuộc với khán giả Hà Nội, hehe, vì anh là diễn viên chính của bộ phim truyền hình Người đàn ông trên dòng sông băng mà chắc nhiều bạn ở đây (trong đó có tớ) đã xem mòn tivi hồi bé.

07. The Prestige (2006) - IMDb: 8.3



Đạo diễn phim số 06 là Christopher Nolan, anh này mới có 37 tuổi nhưng cực kì tài năng. Sau Memento anh có liên tiếp hai phim được đánh giá cao là Batman Begin và The Prestige. Có một dạo cứ ai hỏi "có phim nào hay không" là tôi giới thiệu phim này, The Prestige. Phim về đề tài ảo thuật khá lạ lẫm, nó kể về cuộc đối đầu giữa hai ảo thuật gia hàng đầu của nước Anh thế kỉ 19, hai người bạn đồng môn nhưng sau đó dùng đủ mọi thủ đoạn, mánh khóe để triệt hạ nhau (hehe nghĩ đến Bàng Quyên - Tôn Tẫn). Phim này có em Scarlett Johansson đóng vai phụ (thế mà vẫn có mặt trên poster để câu khách), em đóng dở nhất phim luôn, dở như tất cả các phim khác tớ xem, thế mà chả hiểu sao báo chí VN mấy năm nay cứ tung hô em này (cùng với em Jessica Alba vốn đóng dở không kém) như những diễn viên trẻ "hàng đầu" của Hollywood.

Chính vì phim hồi hộp, gay cấn từ đầu đến cuối, lại ẩn chứa đầy những bí mật (ảo thuật cơ mà) nên người xem ai cũng mong chờ cái kết diễn ra. Đoạn kết của phim hay nhưng làm tớ thất vọng, có lẽ vì không có cách giải quyết nào khác hơn nên đạo diễn phải biến phim từ một phim có vẻ thật hoàn toàn thành phim có đoạn kết viễn tưởng, ai đời ảo thuật gia lại dùng "máy nhân đôi" của Đôrêmon để biểu diễn, hic! Tuy đoạn kết hay và giải quyết được hết những twist của phim nhưng kể ra thì hơi bị bực mình vì nó không "thật" được như mình mong đợi. Nhưng nói chung vẫn là một đoạn kết hay, hehe.

08. Paranoia Agent (2004) - IMDb: 8.6



Chọn một phim hoạt hình cho nó khác kiểu. Đây là phim hoạt hình Nhật 13 tập của đạo diễn Satoshi Kon. Ông này nổi tiếng là đạo diễn phim hoạt hình độc đáo vì phim hoạt hình của ông này chả giống hoạt hình tẹo nào, mô tả xã hội hiện đại, con người thực, với những phức tạp, rắc rối có thực, hình vẽ cũng thực nốt. Đề tài ưa thích của Kon là hiện thực có pha tí ảo giác, đúng kiểu con người trong ốc đảo thông tin giữa sa mạc xã hội hiện đại. Paranoia Agent là tổng hợp tất cả những yếu tố kể trên của Kon, vì ông này đã nhét tất những gì không thể đưa vào các tác phẩm khác của mình (do yêu cầu về thời gian của một bộ phim hoạt hình) vào 13 tập phim 30 phút. Đây là câu chuyện về một tên chuyên tấn công người ở nơi vắng bằng một cái gậy bóng chày, 13 tập phim xoay quanh những nạn nhân khác nhau của tên tội phạm, điều đặc biệt là dường như mọi nạn nhân đều ... hy vọng tên tội phạm sẽ "làm thịt" họ vì đó là cách giải quyết duy nhất cho những bế tắc của cuộc sống mỗi người. Vì thế tên tội phạm là thật hay nó chỉ do các nạn nhân bịa ra để thoát khỏi những rắc rối cuộc sống? Tập cuối của phim "lại" giải quyết bằng cái cách nửa thực nửa ảo của anh Kon, vì thế nó rất đáng xem, hehe.

09. Tiếu ngạo giang hồ chi Đông Phương Bất Bại (1992) - IMDb: 7.3



Hehe thêm quả phim chưởng cho nó tươi tắn cuộc đời. Đọc cái tiêu đề thì chắc mọi người cũng đoán được hết nội dung rồi. Phim này tên tiếng Anh là Swordsman II, hay Tiếu ngạo giang hồ 2, vì nó bắt đầu từ khi Lệnh Hồ Xung rời Hoa Sơn đi tìm Nhâm Doanh Doanh. Lý do đáng xem đầu tiên của phim này là dàn diễn viên, anh Lý Liên Kiệt vào vai Lệnh Hồ Xung, hai em mỹ nhân của Hồng Kông khi đó là Quan Chi Lâm (nổi tiếng với vai Thập Tam muội trong loạt phim Hoàng Phi Hồng) và Lý Gia Hân (hoa hậu Hồng Kông 1988) vào vai Nhâm Doanh Doanh và Nhạc Linh San. Còn vai ngài giáo chủ Nhật Nguyệt giáo Đông Phương Bất Bại được giao cho ... mỹ nhân hàng đầu của điện ảnh Hồng Kông khi đó là Lâm Thanh Hà, hehe sợ chưa! Ít thấy phim nào tập trung nhiều diễn viên xinh thế này (trừ phim của anh Châu Tinh Trì). Nội dung thì ... đấy, ai đọc truyện thì biết hết cả rồi.

Tuy vậy phim có đoạn kết khá độc khi cho anh Xung và "em" Đông Phương Bất Bại yêu nhau, hic! Nếu ai đọc truyện mà nghe cái kết này thì chắc ngã ngửa mà chết, nhưng nếu xem phim thì khác, vì đạo diễn Trình Tiểu Đông (nổi tiếng là ... chỉ đạo võ thuật hàng đầu của phim Hồng Kông) sắp xếp chi tiết khá hợp lý để chứng tỏ cho "tình yêu" chân chính giữa hai người. Vì thế nên xem đoạn kết của phim cũng được, ít ra là rất khá so với tình hình chưởng Hồng Kông vốn nặng về "trình bày" (đánh đấm) hơn là nội dung.

10. Atonement (2007) - IMDb: 8.1



Phân vân không biết có nên cho phim này vào không nhưng thôi, thích thì cho, bạn nào chưa xem phim mà đọc thì ráng chịu, hehe. Cơ bản phim này về tình yêu rất hay, mà khả năng lớn là chiếu ở Việt Nam đúng dịp Valentine nữa. Atonement là câu chuyện tình yêu trắc trở giữa một anh giai do James McAvoy thủ vai và một em gái do hotgirl của báo chí Việt Nam là Keira Knightley diễn. Đại khái là hai người rất là yêu nhau nhưng chẳng ai dám thổ lộ, đến buổi tối bày tỏ tình cảm được thì anh giai bị em gái của người yêu (cũng yêu thầm người yêu của chị gái) vu cho tội hiếp dâm. Anh giai vì thế mà đi tù, sau đó thì đăng lính tham gia Thế chiến thứ hai, chị gái thì hận gia đình và em gái bỏ lên thành phố, còn cô em gái cũng vì cảm thấy tội lỗi mà bỏ tương lai làm nhà văn để tự đày đọa trong nghiệp y tá. Đoạn đầu phim khá vụn vì nó được miêu tả lần lượt bằng góc nhìn của anh giai và hai chị em, đoạn giữa thì tràn ngập tình cảm giữa anh giai và chị gái qua những đoạn hồi tưởng và thư từ của hai người. Nói chung xem được, vì một mối tình trắc trở bao giờ mua được sự quan tâm của khán giả, tớ chỉ thắc mắc là em Keira diễn cũng thường, đất diễn cũng ít, thậm chí tớ thấy còn không ấn tượng bằng nhân vật cô em gái, thế mà báo chí cứ tung hô nhặng xị là thế nào nhỉ.

Nói rồi đấy nhé, ai có ý định bỏ 50.000 đi xem rạp thì đừng có đọc đoạn này. Đoạn kết của phim này phải nói là xuất sắc, có lẽ tại truyện gốc đã xuất sắc rồi. Ở đoạn kết khán giả vui mừng "tột độ" khi thấy anh giai nhảy từ phòng chị gái ra để chửi cô em gái (đến để tạ lỗi chị), chứng tỏ hai người cuối cùng đã đến được với nhau. Nhưng ngay sau đó, cô em gái - nhà văn già, đã thú nhận rằng tất cả đoạn gặp gỡ trên chỉ là do bà tưởng tượng ra, còn sự thực cô chị gái đã chết vì bom Đức, còn ông anh giai cũng đã chết trên chiến trường. Bà tưởng tượng ra là để xoa dịu những nỗi đau tinh thần của chính bà, xoa dịu những tội lỗi do bà đã gây ra cho mối tình của chị gái. Xem xong đoạn này mới hiểu được cái câu ở trên poster "You can only imagine the truth", đại khái là rất cảm động, các bạn nữ giàu tình cảm xem xong chắc sẽ khóc, hehe. Đoạn kết này khiến cho tớ muốn đi tìm tiểu thuyết Atonement để đọc quá, ai có không, nhưng là tiếng Việt nhé, hehe.

10 phim Pháp hay

01. Le fabuleux destin d'Amélie Poulain (2001) - IMDb: 8.6
(Số phận kỳ lạ của Amélie Poulain)



Điện ảnh Pháp rơi vào tình trạng khủng hoảng trong khoảng 20 năm trở lại đây, một phần vì sức cạnh tranh quá yếu so với những bộ phim bom tấn Hollywood, một phần vì thiếu sáng tạo và ngôi sao mới. Amélie là một trong số ít bộ phim Pháp thành công thực sự trong giai đoạn này, cả về mặt nghệ thuật, về doanh thu và về "tạo dựng ngôi sao". Bộ phim của đạo diễn Jean-Pierre Jeunet này đã đưa Audrey Tautou lên hàng ngôi sao nữ mới cho điện ảnh Pháp sau thế hệ của những Sophie Marceau, Juliette Binoche và Isabelle Adjani. Đúng như cái tên, bộ phim là một câu chuyện "kỳ lạ" về cô gái Amélie, nghề nghiệp: phục vụ trong quán cà phê trên đồi Montmartre, sở thích: đem lại hạnh phúc cho người khác, ước mơ: tìm thấy hạnh phúc đích thực cho cuộc đời mình. Bằng cách kể chuyện độc đáo, những góc quay sáng tạo và khuôn hình "đẹp như mơ" ở thành phố Paris, Jeunet giới thiệu cho người xem cuộc săn tìm hạnh phúc của Amélie, xen lẫn vào đó là những mảnh đời khác nhau trên khu Montmartre. Với diễn xuất tuyệt vời của Tautou, cuộc sống nhộn nhạo, nhiều lo toan và nỗi buồn của Paris trong mắt Amélie bỗng được phủ một màu sắc khác, tươi tắn hơn, ở đó người ta có thể tìm thấy niềm vui bằng cách sưu tập những cái ảnh thẻ hỏng vứt lại ở các ga tàu hoặc đi tìm một ông già không quen biết để trao cho ông ta món đồ chơi bỏ quên từ gần nửa thế kỉ trước. Một điểm xuất sắc nữa của phim là dựng nên hình ảnh Paris rất đẹp (đẹp đến mức bị chỉ trích là không tưởng), những ai chưa từng đến Paris có thể xem bộ phim này để hình dung ra dòng sông Seine, đồi Montmartre, các bến métro, nhà thờ Đức Bà, các cây cầu Paris..., tất cả đều phủ một màu sắc cổ kính và lãng mạn. Tóm lại có thể nói, ai muốn yêu nước Pháp và Paris, hãy xem Amélie.

02. Un long dimanche de fiançailles (2004) - IMDb: 7.9
(Tạm phét: Mối hẹn ước dài nhất)



3 năm sau Amélie, Jeunet và Tautou tái ngộ trong Un long dimanche de fiançailles. Không chỉ giống Amélie ở đạo diễn (Jeunet) và diễn viên chính (Tautou), Un long dimanche còn có chuyện phim gần tương tự, cũng là một cuộc săn tìm hạnh phúc của cô gái Mathilde, chỉ khác là trong khi "hạnh phúc" của Amélie là điều cô chưa biết (và cô đi tìm trong hy vọng), thì "hạnh phúc" của Mathilde lại là anh người yêu (gần như chồng chưa cưới) đã bị kết án tử hình trong chiến tranh (và cô đi tìm trong tuyệt vọng). Nếu như bối cảnh của Amélie diễn ra trong thành phố Paris náo nhiệt nhưng vẫn phần nào yên bình thì Un long dimanche đưa người xem đến với hỏa ngục chiến tranh ở nơi khốc liệt, tàn bạo, dữ dội nhất, đó là những chiến hào ở Somme, nơi chỉ trong 4 tháng (từ tháng 7 đến tháng 11 năm 1916), đã có 1 triệu lính bị giết. Để thoát khỏi cái địa ngục đó, người ta tìm mọi cách để mình "bị thương" (mà không chết), trong đó cách "đơn giản" nhất là tự bắn vào tay mình. 5 người đàn ông (gồm cả anh chàng người yêu của Mathilde) đã bị kết án tử hình vì tội này, người ta thi hành án bằng một cách không thể đơn giản hơn ở Somme, đó là đẩy họ lên vùng đất giữa hai chiến tuyến - No man's land (vùng đất của không ai cả), nơi không một cây cỏ, con vật hay người lính nào có thể sống sót giữa những hố bom, những làn đạn từ hai phía, và những xác người. Tuy chiến tranh không phải đề tài chính của phim nhưng Jeunet dựng những cảnh chiến trận trong phim cực kì xuất sắc, các cảnh xung phong, hầm hào lầy lồi, no man's land chết chóc hiện lên rất thật, làm toát lên sự hủy diệt kinh khủng của chiến tranh hơn nhiều bộ phim chiến tranh thực sự mà tôi từng xem. Diễn xuất của Tautou thì khỏi phải bàn, vả lại thực ra đây cũng không phải vai diễn khó cho cô vì cốt chuyện và tính cách nhân vật khá giống với Amélie. Nhưng bên cạnh của Tautou còn có Marion Cotillard, người trước đó tôi chỉ biết tới qua mấy vai phụ nhí nhố trong loạt phim Taxi, Cotillard vào vai Tina Lombardi, một cô gái điếm cũng đi tìm người yêu như Mathilde. Mathilde tìm người yêu bằng vẻ ngoài yếu đuối, Tina tìm người yêu bằng sự dữ dội và "vốn tự có", giữa họ không có điểm chung nào ngoại trừ niềm tin vào sự sống sót (gần như không thể) của người yêu, cả bộ phim là sự đan xen giữa những tia hy vọng của người này và nỗi thất vọng của người kia. Cotillard đóng rất tốt, xem xong phim chắc nhiều người dự đoán cô sẽ là một "Tautou mới". Nói thêm là phim này làm tôi ngạc nhiên vì Jodie Foster không hiểu vì lý do gì nhận một vai phụ (trong khi cô là diễn viên hạng A Hollywood, 2 Oscar vai nữ chính), ngạc nhiên nữa là mặc dù biết Foster cực kì thông minh (tốt nghiệp loại ưu Yale) nhưng không ngờ là cô nói tiếng Pháp như người Pháp, sans accent (không bị lẫn giọng Anh) và truyền cảm như một người Pháp. Những ai đã thích Amélie chắc chắn sẽ thích phim này.

03. La Môme (2007) - IMDb: 7.6
(Tựa phát hành tại các nước nói tiếng Anh hay hơn: La vie en rose - Cuộc sống tươi đẹp)



Un long dimanche chứng minh rằng Marion Cotillard là diễn viên "biết diễn xuất", và La Môme chứng minh rằng Cotillard là diễn viên "tuyệt vời". La Môme là bộ phim tiểu sử về Edith Piaf, giọng ca nữ số một của nước Pháp trong thế kỉ 20 với những ca khúc bất hủ như La vie en rose, hymne à l'amour và Non, je ne regrette rien. Hình ảnh Edith Piaf được tái hiện lại qua những cảnh phim đan xen về những giai đoạn khác nhau trong cuộc đời bà, từ khi Edith chỉ là một cô bé lang thang ngoài đường đến những giờ phút bà hấp hối trên giường bệnh. Tuy kết cấu phim có hơi vụn và khó theo dõi nhưng với diễn xuất của Cotillard, người xem vẫn thấy được một Edith Piaf sống hết mình, yêu hết mình, nhiều niềm vui và cũng nhiều đau khổ, tôi ấn tượng nhất đoạn trả lời phỏng vấn của bà:

Phóng viên: Si vous donnez un conseil à une femme, que serait-il? (Nếu phải đưa ra lời khuyên cho một phụ nữ, lời khuyên của bà sẽ là gì?)
Edith: Aimer (Hãy yêu)
Phóng viên: A une jeune fille? (Với một thiếu nữ?)
Edith: Aimer
Phóng viên: A un enfant (Với một cô bé?)
Edith: Aimer

Hóa thân vào một Edith từ tuổi thanh xuân đến khi hấp hối trên giường bệnh, đủ thấy Cotillard diễn xuất sắc thế nào, cô đóng vai phụ cho Tautou trong Un long dimanche, và với La Môme cô đã vượt qua Tautou khi giành giải BAFTA (tương đương Oscar của Anh) cho vai nữ chính, tôi cũng hy vọng cô sẽ giành giải Oscar vai nữ chính. Nói chung đây là một bộ phim đáng xem, vì có diễn xuất của Cotillard, và đương nhiên, vì có những bài hát tuyệt vời của Edith Piaf.

04. Les Choristes (2004) - IMDb: 7.8
(Dàn hợp xướng)



Đây là bộ phim đã được Pháp chọn đại diện tranh Oscar phim nói tiếng nước ngoài (thay vì Un long dimanche). Đây có thể coi là một phim thiếu nhi với nội dung khá đơn giản, kể về ông giáo truyền tình yêu âm nhạc (cũng là niềm vui trong cuộc sống) cho Fond de l'étang (Đáy ao), một ngôi trường giáo dục trẻ em hư, thông qua dàn hợp xướng do ông lập ra. Phim xem vui, có vài đoạn lắng đọng nhưng diễn xuất của các nhân vật nhí chưa được xuất sắc lắm. Tất nhiên không thể đòi hỏi ai cũng phải là Dakota Fanning hoặc Haley Joel Osmond nhưng diễn xuất hơi gợn của các em "học sinh hư" cũng làm mất đi phần nào hứng thú của người xem. Điểm nhấn của phim là những bài hát được ông giáo dạy cho lũ trẻ, vì vậy không ngạc nhiên khi bài hát chính của phim (Vois sur ton chemin) được đề cử giải Oscar cho bài hát gốc hay nhất. Có thể down toàn bộ soundtrack của phim ở đây. Dù sao thì đây cũng là một bộ phim nên xem vào dịp 20-11, vì hiếm có bộ phim nào làm về tình thầy trò cảm động như phim này.

05. Léon (1994) - IMDb: 8.6



Coi phim này là phim Pháp cũng được, mà không phải phim Pháp cũng được. Có thể coi đây là phim Pháp vì nó có đạo diễn Pháp (Luc Besson) và diễn viên chính Pháp (Jean Reno), nhưng ... toàn bộ các yếu tố khác của phim đều không Pháp, bối cảnh New York, nói tiếng Anh, đề tài hành động kiểu Mỹ. Đây là một phim hành động xuất sắc với câu chuyện về một tay sát thủ chuyên nghiệp (Jean Reno) che chở một bé gái (Natalie Portman) khỏi bàn tay của một gã cảnh sát biến chất, người đã giết hại cả gia đình cô bé (Gary Oldman). Tất cả nhân vật chính của phim đều đóng xuất sắc! Reno xuất thần trong vai tay sát thủ lọc lõi trong "nghề" nhưng lại ngây thơ như đứa trẻ trong cuộc sống bình thường, dằn vặt giữa chuyện bảo vệ an toàn cho cá nhân với bảo vệ cho một cô bé mà gã yêu quý. Portman, một trong những nữ diễn viên thông minh nhất của Hollywood (một Foster "phẩy") vào vai cô bé mất cả cha lẫn mẹ cũng rất đạt, đặc biệt là trường đoạn khi cả nhà cô bé bị sát hại và trường đoạn chia tay với tên sát thủ ở cuối phim. Về phía "phe ác", Gary Oldman với những cảnh "cắn" ma túy và vừa nghe nhạc ... giao hưởng vừa giết người cũng làm người xem ấn tượng, nếu không nói là ấn tượng nhất phim. Nói chung phim này đã được xếp vào hàng kinh điển của phim hành động/xã hội đen, bạn nào fan phim hành động mà chưa xem phim này thì đúng là "phí nửa đời". Nhờ bộ phim này và tài sản xuất cho loạt phim Taxi, Luc Besson được coi là trụ cột mới của nền điện ảnh Pháp.

06. La Haine (1995) - IMDb: 8.1
(Hằn thù)



Nếu ai từng xem Amélie hẳn sẽ không quên anh "người yêu trong mộng" của Amélie Poulain với cái tên đọc méo miệng Nino Quincampoix, vai diễn anh người yêu ngơ ngẩn chuyên đi sưu tầm ảnh thẻ vứt đi này được Jeunet giao cho Mathieu Kassovitz, một người ... không ngớ ngẩn chút nào vì anh này là đạo diễn trẻ triển vọng bậc nhất của điện ảnh Pháp. Bộ phim xuất sắc nhất của Kassovitz là La Haine. Bộ phim đen trắng này kể lại một ngày của nhóm bạn đa sắc tộc (1 trắng, 1 đen, 1 Ả Rập - hay Rệp như dân Việt ở Pháp hay gọi) trong thời gian xung đột giữa cảnh sát Pháp và người nhập cư sống ở ngoại ô Paris đang lên cao (tương tự giai đoạn 2005-2006 khi liên tiếp nổ ra các cuộc bạo loạn đường phố, đốt phá ô tô, đánh nhau với cảnh sát, thậm chí có người thiệt mạng). Bộ phim gồm nhiều cảnh quay rất dài (long take) và chủ yếu bao gồm những đoạn hội thoại của ba người bạn Vinz (Vincent Cassel), Hubert (Hubert Koundé) và Saïd (Saïd Taghmaoui), trong số này chỉ có Vincent Cassel chắc có bạn biết mặt vì từng đóng Ocean's 12 và 13, anh này là chồng của Monica Bellucci - nữ diễn viên "hot" nhất của Ý. Phim được quay rất thật, cảm giác như đây là một bộ phim tài liệu chứ không phải một phim điện ảnh, các diễn viên (cả chính, cả phụ, kể cả những vai rất nhỏ) đều rất nhập vai, tất cả để làm toát lên cuộc sống thực sự của những thanh niên "bên lề Paris", những xung đột giữa cảnh sát và giới trẻ nổi loạn, giữa người giàu và người nghèo. Có lẽ Kassovitz muốn giải thích một phần câu hỏi tại sao lại luôn tồn tại dai dẳng những cuộc bạo loạn như vậy ở ngay thủ đô của một nước nổi tiếng là "tự do, bình đẳng và bác ái" như Pháp. Bộ phim này làm tôi liên tưởng tới Cidade de Deus, tác phẩm điện ảnh xuất sắc của Brasil cũng làm về đề tài tương tự (xung đột, suy nghĩ của giới trẻ - nghèo), với cách làm phim tương tự (quay như phim tài liệu, diễn viên diễn mà không diễn), để cố gắng giải thích những câu hỏi tương tự, cả 2 bộ phim đều thành công tuy rằng Cidade de Deus căng thẳng hơn còn La Haine có cái kết bất ngờ hơn. Hiềm một nỗi phim này rất khó xem nếu không có sub vì rặt là tiếng lóng, khuyên bạn nào muốn xem phim này thì nhớ kiếm sub.

07. Indigènes (2006) - IMDb: 7.3
(Người bản xứ/Lính thuộc địa - chỉ dân Bắc Phi thuộc địa Pháp, tên phim tiếng Anh có vẻ sâu sắc và hay hơn - Days of Glory - Ngày vinh quang)



Phim là câu chuyện về những người dân Bắc Phi, thuộc địa của Pháp, được kêu gọi tham gia các đội quân bản xứ để giải phóng cho "mẫu quốc" Pháp lúc này đang bị phát xít Đức chiếm đóng. Họ gồm 4 người lính da màu Saïd (Jamel Debbouze, anh này cũng đóng Amélie), Yassir (Samy Naceri, nổi với vai chính trong loạt phim Taxi), Messaoud (Roschdy Zem), Abdelkader (Sami Bouajila) với một viên chỉ huy "nửa bản địa" Roger Martinez (Bernard Blancan). Mỗi người tham gia cuộc chiến với một mục đích khác nhau, có người đơn giản là để giải phóng "tổ quốc" Pháp (như Saïd), có người là để chứng tỏ mình có khả năng không thua kém người Pháp gốc (như Messaoud ), có người đơn giản chỉ muốn "kiếm chác" sau đó trở về tổ quốc thực sự (như Yassir), họ chỉ có một điểm chung, đó là đều sống sót cho đến gần cuối cuộc chiến (khi quân Đức đã bị Đồng Minh dồn về biên giới vùng Alsace), một cuộc chiến mà càng dấn thân vào, họ - và cả những đồng đội, đều dần dần nhận ra rằng "không hiểu mình đang chiến đấu cho cái tổ quốc nào, tổ quốc của những người nào?". Họ có khả năng (Messaoud), họ có niềm tin (Saïd), họ có ... người yêu là một cô gái Pháp (Abdelkader), họ thậm chí mất cả người thân thiết nhất trong cuộc chiến (Yassir) nhưng dần dần họ nhận ra rằng mình chưa bao giờ, và không bao giờ được coi là người Pháp, chiến thắng cuối cùng, chiến thắng mà họ đã góp phần xương máu, cũng sẽ không bao giờ khắc tên của họ. Cái giữ họ lại với đội ngũ chỉ còn là một niềm tin AQ như Messaoud nói, đó là "đã ra đi là phải làm được cái gì đó". Bộ phim kết thúc với cái gì đó của Messaoud là một căn phòng 9m² của ông - một cựu chiến binh già, với một cái giường một bồn rửa mặt, chỉ có thế. Nếu tính về mặt cảnh quay chiến trận hoành tráng thì phim làm cũng bình thường, theo tôi là còn thua Un long dimanche, nhưng nếu tính về diễn xuất của nhân vật thì rất tốt, bộ 5 nhân vật chính diễn không ai giống ai, nhưng đều bộc lộ ra số phận của những người lính thuộc địa, diễn xuất của họ được đánh giá rất cao và được đồng trao giải Diễn xuất ở vai nam chính của LHP Cannes, đó là lần đầu tiên giải này được trao cho toàn bộ dàn diễn viên nam. Nghĩ lại, tôi vẫn thấy ngạc nhiên khi Indigènes được chính phủ Pháp đồng ý cho thực hiện, tài trợ và công chiếu rộng rãi, trong khi nó đánh thẳng vào sự thật mà chính phủ đó vẫn chối bỏ bấy lâu. Một bộ phim đáng xem.

08. Joyeux Noël (2005) - IMDb: 7.8
(Chúc mừng giáng sinh)



Một bộ phim nữa về đề tài chiến tranh. Đây là sản phẩm hợp tác của Pháp - Đức - Anh về sự kiện binh lính của các nước này trên một số mặt trận đã tự động đình chiến để ... ăn mừng lễ Giáng Sinh trong thời gian Thế chiến thứ nhất. Bộ phim mở đầu cực ấn tượng với 3 đoạn văn sách giáo khoa tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức được 3 đứa trẻ đọc, 3 đoạn văn nêu bật sự "không thể chung sống" của 3 dân tộc này và kết thúc bằng một ý niệm đơn giản, chỉ có giết chết họ, chúng ta mới được sống. Thực tế chiến trường cũng gần như vậy khi mà bất cứ bên nào "thò đầu" ra khỏi chiến hào hoặc đặt chân vào No man's land, coi như họ đã tự ký giấy khai tử cho mình. Vậy mà lễ Giáng Sinh, chính xác hơn là niềm tin tôn giáo và nỗi nhớ quê hương đã kéo họ lại với nhau, bắt tay nhau đình chiến. Những giờ phút đình chiến là thời khắc lạ lùng nhất của chiến tranh, khi những người hôm qua có thể giết nhau bằng lưỡi lê, ngày mai có thể bắn tỉa nhau bằng súng trường, lại chia sẻ với nhau mảnh sô cô la, chai rượu, cùng cầu nguyện, cùng nghe thánh ca và thậm chí là cùng đá bóng và thu dọn xác chết của đồng đội. Nếu phim không nói rõ là "dựa trên sự kiện có thực" thì chắc tôi không thể tin là có những tình huống như vậy trong cái địa ngục chiến tranh hầm hào của Thế chiến thứ nhất. Nhưng rồi tất cả cũng phải kết thúc, bởi họ, những người lính, không phải kẻ quyết định chiến tranh, họ đơn giản chỉ là những con tốt thí cho các nhà chính trị tham vọng và thủ đoạn. Nhìn chung xét về nội dung thì phim khá được nhưng tôi không thích lắm diễn xuất của các nhân vật, đặc biệt là cô nàng tóc vàng xinh đẹp Diane Kruger (vai Hélène trong Troy), chả hiểu đạo diễn cho cô này vào làm gì, chẳng nhẽ chỉ mỗi việc câu khách? Phim cũng có vài trường đoạn "sến" quá mức cần thiết của một phim chiến tranh - vốn cần nhiều sự thật hơn là những mộng tưởng. Ngay cả việc đưa ra cái gọi là "dựa trên sự kiện có thật" cũng không làm tôi tin hơn những trường đoạn "sến" đó, hay đạo diễn có ý đồ khác? Tóm lại Joyeux Noël là một phim đáng xem cho dịp ... Giáng Sinh, tức là vui vẻ, sâu sắc một chút, hơi "giả tưởng" và kết thúc với chiều hướng yêu đời. Phim này không thể coi là một phim chiến tranh tốt, ít ra là nếu so với Indigènes ở trên, một phim được IMDb chấm thấp hơn khá nhiều (không hiểu sao).

09. Le huitième jour (1996) - IMDb: 7.3
(Ngày thứ tám)



Câu chuyện về tình bạn giữa Harry (Daniel Auteuil), một người đàn ông thất bại trong cuộc sống, với Georges (Pascal Duquenne), một chàng thanh niên bị bệnh Down (chính Duquenne cũng là một người bị Down). Phim này tôi thích hoàn toàn vì lý do riêng nên không chắc mọi người cũng thích. Nhưng có lẽ cũng sẽ nhiều bạn thích, vì cách nhìn đời, nói đúng hơn là cách yêu đời của một chàng thanh niên thiểu năng không lý gì chỉ làm một Harry "thất bại" thay đổi cách sống, cách yêu quý mọi người.

10. Paris, je t'aime (2006) - IMDb: 7.5
(Paris, tôi yêu người)



18 đoạn phim ngắn về Paris làm về 18 câu chuyện tình diễn ra ở 18 khu phố của thành phố "tình yêu". Nội dung chỉ đơn giản có thế, đa phần là những va chạm cuộc sống nhỏ nhặt thường ngày, không có kịch tính, không có cao trào, phim có phần khá giản dị nếu so với giàn diễn viên và đạo diễn hùng hậu (trong đó có cả anh em nhà Coen, những người có lẽ sắp đoạt giải đạo diễn tại Oscars 2008). Tuy vậy thì phim có khá nhiều câu chuyện "đẹp", và đặc biệt là cảnh quay thì miễn bàn, Paris hiện lên với đủ màu sắc, góc cạnh, cả vẻ hào nhoáng xa hoa, cả vẻ xù xì thô nhám, có lẽ các đạo diễn (đa phần ... không phải người Pháp) phải yêu cái thành phố hoa lệ này lắm mới chọn được những góc máy cô đọng như vậy. Nói đơn giản, bộ phim này dành cho những người sắp đi Paris (mà chưa biết đi đâu) và những người vẫn còn yêu Paris (mặc dù chẳng còn phân biệt được cảnh đẹp này với cảnh đẹp kia). Lại nghĩ giá mà Hà Nội có một bộ phim như vậy: Tôi yêu Hà Nội, sẽ có 24 góc phố, 24 mảnh đời nào được chọn nhỉ? (tự nhiên nghĩ tới Tình khúc 24 của Phú Quang - Dương Tường).

Cinema Paradiso (1989)


"Ngày xửa ngày xưa ở một vương quốc nọ có một vị vua anh minh và hùng mạnh. Ông có một người con gái, cô là nàng công chúa xinh đẹp nhất thế gian. Một ngày nọ trong buổi tiệc lớn do vị vua tổ chức, một anh lính quèn trong lúc diễu hành qua khán đài tình cờ nhìn thấy công chúa và anh lập tức si mê cô vì vẻ đẹp của nàng. Nhưng một anh lính quèn nghèo khổ làm sao có thể sánh với nàng công chúa xinh đẹp? Mặc dù vậy, cuối cùng anh lính cũng lấy đủ dũng cảm để tới bày tỏ tình yêu của mình với công chúa, anh nói với cô rằng mình không thể sống nổi nếu thiếu cô. Xúc động trước tình cảm của chàng trai, công chúa nói: "Nếu như chàng có thể đứng dưới ban công đợi ta đủ một trăm ngày và một trăm đêm, ta sẽ thuộc về chàng!"

Ngay lập tức anh lính thực hiện thử thách của công chúa đặt ra. Anh đứng trước cung điện một đêm, hai đêm rồi hai mươi đêm. Mỗi tối nàng công chúa vẫn tới cửa sổ để xem anh lính còn đứng đó không. Bất kể mưa, gió, tuyết, anh lính vẫn kiên trì chờ đợi. Sau chín mươi đêm, anh lính bắt đầu kiệt sức, môi anh khô cạn, anh thậm chí còn không đủ sức để ngủ. Vậy mà tới đêm thứ 99, anh lính gượng dậy, và bỏ đi mãi mãi."

"Tại sao anh ta lại bỏ đi khi đã gần đến đích hả bác Alfredo?"

"Ta cũng không biết, nếu sau này cháu tìm thấy câu trả lời thì nói cho ta biết nhé!"

....
"Giờ cháu đã hiểu tại sao anh lính lại bỏ đi. Đúng là chỉ một đêm nữa thôi nàng công chúa sẽ thuộc về anh lính. Nhưng nếu cô ta không giữ lời hứa thì sao? Nếu điều kinh khủng ấy xảy ra anh lính sẽ chết vì tuyệt vọng. Vì thế, anh ta đã chọn cách sống và chờ đợi với hy vọng về một mối tình trong 99 ngày để rồi sau đó ra đi ở ngày cuối."

===
Bản đủ không hay bằng bản cắt, theo mình là thế, nó trọn vẹn và hơi bị "happy ending" quá, mình vẫn thích cái gì đó dang dở, giống như 99 ngày hạnh phúc của anh lính.

Magnolia (1999)


"Magnolia" là một bộ phim "cast ensemble" và "multi-plot". "Cast ensemble" nghĩa là dàn diễn viên không chỉ có 1/1 cặp vai chính (hero vs heroine) mà các (> 2) vai trong phim đều có vị trí (và thời gian xuất hiện trên phim) gần giống nhau, ảnh hưởng đến cốt truyện (plot) nhiều như nhau. "Multi-plot" nghĩa là trong phim không chỉ có một cốt truyện - một câu chuyện mà gồm nhiều câu chuyện, nhiều mảnh đời đan xen với nhau tạo nên cốt truyện chung của cả bộ phim. Một bộ phim "multi-plot" thì đương nhiên là phim "cast ensemble" nhưng không có nghĩa là một phim "cast ensemble" phải là một phim "multi-plot". Tiêu biểu cho dạng phim chỉ có 1 plot chính nhưng vẫn sử dụng "cast ensemble" là các phim phá án "close room" (phòng kín) kiểu Agatha Christie như "Death on the Nile" hay "Murder on the Orient Express". Phim "multi-plot" thì (hình như) mới là trào lưu khoảng hơn chục năm trở lại đây, mà nổi bật nhất (chứ không phải hay nhất) là "Crash", bộ phim nẫng tay trên Oscar phim hay nhất của "Brokeback Mountain". Một đạo diễn khác nổi bật với phim "multi-plot" là Alejandro González Iñárritu người Mexico, ông này làm liền một mạch 3 phim, hay nói đúng hơn là Hollywood thấy ông này làm phim đầu tay "multi-plot" ở Mexcio hay quá nên mời về làm tiếp 2 phim kiểu tượng tự, đó là "Amores perros", "21 Grams" và được biết đến nhiều nhất là "Babel".

Đạo diễn "Magnolia", Paul Thomas Anderson aka. P.T. Anderson cũng từng làm một phim có thể tạm liệt vào dạng multi-plot là "Boogie Nights", một phim rất hay và rất nhân văn về một đề tài không có vẻ nhân văn lắm - công nghiệp sản xuất phim sex. Và trong dàn "cast ensemble" diễn cực kỳ ăn ý và ấn tượng của "Boogie Nights", ông "bê" đến 5 người (4 vai "chính", 1 vai "rất phụ") sang "Magnolia". Người nổi nhất trong dàn "cast ensemble" của "Magnolia" là Tom Cruise. Trước "Magnolia", Cruise có một sự nghiệp phải nói là vào dạng đặc biệt của Hollywood - chưa bao giờ phải đóng vai phụ kể từ phim đầu tay, cho dù đóng cùng với siêu sao lớn nào khác như Paul Newman, Dustin Hoffman thì Cruise vẫn là tên được đứng đầu bảng cast. Trong phim này Tom Cruise lần đầu vào một vai "không chính" - Frank T.J Mackey. Mackey có một tuổi thơ khốn khó, 14 tuổi đã phải một mình cáng đáng gia đình và chứng kiến mẹ của mình qua đời trong sự đau đớn của căn bệnh ung thư trong khi bố của Mackey, một chủ gameshow giàu có đã bỏ người vợ sống chung 20 năm với đứa con thơ để chạy theo người tình. Ngược đời là khi lớn lên Frank T.J Mackey lại trở thành một ... huấn luyện viên cưa gái nổi tiếng cho các anh giai nhát gan, đụt hoặc từng bị bồ đá. Một cái tên được quảng cáo trang trọng trên ... Playboy, Mackey mở miệng ra là chửi phụ nữ và đề cao đàn ông, trong khi chính anh đã lớn lên bởi bàn tay của những người đàn bà hàng xóm và phải chịu đựng không biết bao nhiêu đau khổ từ ông bố "bỏ đi". Có thể nói đây là vai diễn xuất sắc nhất của Cruise, không xuất sắc sao được khi chính anh, trước khi là một ngôi sao sáng của Hollywood, cũng từng có quá khứ như Mackey.

Earl Partridge (Jason Robards thủ vai) là ông bố "bỏ đi" đó. Partridge có một sự nghiệp thành công, ông lập nên một gameshow có tên "Quiz Kid" nơi trẻ con có thể so tài với người lớn để kiếm tiền (dĩ nhiên) - gameshow chạy liên tục dài hơi nhất trong lịch sử truyền hình Hoa Kỳ. Partridge còn có một người vợ trẻ, đẹp, một căn nhà lớn và một đàn chó đáng yêu. Nhưng số phận cuối cùng lại đưa Partridge tới nơi vợ ông đã "đi qua", đó là những cơn đau vật vã không dứt của căn bệnh ung thư xương và ung thư não giai đoạn cuối. Bên cạnh nỗi đau tột cùng về thể xác, ông bố "bỏ đi" còn luôn mang nỗi đau dai dẳng suốt bao năm về tinh thần, về cái sai lầm ông đã gây ra nhiều năm trước khi bỏ vợ, bỏ con để tìm đến với hạnh phúc không bao giờ có.

Một cô gái trẻ lấy một lão già gần đất xa trời, người ta chỉ có thể nghĩ ngay đến một chữ: "Tiền". Linda Partridge (vai diễn xuất sắc nhất trong sự nghiệp của Julianne Moore) từng là một người như vậy. Cô lấy Earl Partridge vì tiền, cô bỏ ông lão già ở nhà để đi du hí với những thú vui tuổi trẻ. Để rồi một ngày khi quay trở về, ngồi bên cạnh ông chồng già hấp hối trong nỗi đau đớn, cô chợt ... yêu ông và cảm thấy tội lỗi vì những gì mình đã gây ra cho ông. Linda sẵn sàng đội mưa gió đến cầu cạnh luật sư, bác sĩ, rồi chịu sự khinh bỉ của mấy tay dược sĩ để tìm cho đủ số thuốc gây nghiện mang về giảm bớt cơn đau cho chồng. Linda cũng gào thét, khóc lóc với luật sư của Earl để ông này ... tước giúp quyền thừa kế của cô trong di chúc của chồng, vì một lẽ cô cảm thấy tội lỗi khi cầm những đồng tiền có được vì cuộc hôn nhất (xuất phát) vụ lợi đó. Nhưng Linda chẳng thể làm gì để lấy lại cuộc sống cho người mình yêu, trái lại, cô phải chọn cho chồng mình một trong hai con đường: đau đớn nhưng tỉnh táo đón nhận cái chết, hoặc để thể xác đón cái chết nhẹ nhàng nhưng với một tâm hồn trống rỗng vì thuốc gây nghiện.

Chứng kiến nỗi đau của gia đình Partridge là Phil Parma (Philip Seymour Hoffman, diễn viên được P.T. Anderson cực kỳ yêu thích), y tá của Earl trong những giờ phút cuối. Parma chẳng thể giúp Earl Partridge bớt đau đớn, chẳng thể xóa được cảm giác tội lỗi của Linda Partridge, cũng chẳng thể hàn gắn được tình cha con của Mackey với bố. Nhưng Parma vẫn cố giúp được Earl thực hiện tâm nguyện cuối cùng, đó là được nhìn thấy mặt con mình trước khi chết. Và rồi Mackey đến, anh khóc, anh chửi té tát người bố nhẫn tâm, nhưng anh không biết rằng trí não Earl Partridge khi ấy đã thấm đầy thuốc gây nghiện, và theo lời bác sĩ thì ông chẳng còn thể cảm nhận bất cứ thứ gì xung quanh vào giờ phút ấy nữa. Nhưng người xem vẫn thấy miệng của Earl mấp máy, liệu ông có nghe thấy những lời xé gan xé ruột của con trai không, liệu ông có cảm thấy chút tình cảm vẫn còn lưu lại trong lòng người con vốn đã căm hờn ông từ bao năm không. Có lẽ chỉ Parma có thể trả lời được câu hỏi này, nhưng tiếc là anh không nói, anh chỉ chứng kiến.

"Quiz Kid", chương trình hái ra tiền của Earl Partridge, gắn liền với tên tuổi của một host nổi tiếng và gạo cội bậc nhất của làng truyền hình, Jimmy Gator (Philip Baker Hall). Và lại một lần nữa ngẫu nhiên Gator, vào dịp kỉ niệm 30 năm ngày dẫn "Quiz Kid" nhận được tin dữ: ông bị ung thư giai đoạn cuối và không thể sống quá hai tháng. Người đầu tiên Gator tìm tới để "đưa giấy báo tử" là con gái ông, một người sẵn sàng qua đêm với bất cứ người đàn ông mới gặp nào nhưng lại cũng sẵn sàng gào thét đập phá để đuổi bố ruột ra khỏi nhà, kể cả khi biết ông bị mắc ung thư giai đoạn cuối. Trên truyền hình Gator tự tin phong độ bao nhiêu thì trước mặt con gái ông lại tỏ ra run sợ, đau đớn bấy nhiêu. Có lẽ bố con Gator đều đã phải trải qua quá khứ đen tối nào đó, và cái quá khứ ấy chưa bao giờ rời bỏ họ.

Con gái Jimmy Gator, Claudia Gator (Melora Walters) không chỉ là một cô nàng dễ dãi với đàn ông mà còn là một con nghiện nặng. Không rõ cái quá khứ đau thương đã tác động tới Caludia thế nào nhưng ở hiện tại người ta chỉ thấy một cô gái sống - mà như đã sắp chết. Chìm đắm suốt ngày với ma túy và tiếng nhạc ầm ĩ trong căn phòng đóng kín với điểm sáng nhỏ nhoi duy nhất là bức tranh hoa mộc lan treo trên tường, Claudia chỉ bị đánh thức khi ... cảnh sát tìm tới nhà, buộc cô phải trở lại với thực tại, với căn hộ bẩn thỉu và chiếc máy cà phê lâu ngày không dùng.

Người cảnh sát tìm tới nhà Claudia theo lời phàn nàn của hàng xóm về tiếng ồn là Jim Kurring (John C. Reily). Luôn miệng rao giảng về đạo đức, về quy tắc ứng xử, về trách nhiệm của người cảnh sát, nhưng sự nghiệp của Kurring có thể tóm gọn trong hai chữ: "Bất tài". "Be cool" trong cặp kính râm và bộ ria mép, Kurring chỉ được giao những nhiệm vụ "vớ vẩn" như kiểm tra các căn hộ vì có cãi nhau hay "giáo dục" lũ trẻ đường phố vốn thừa thông minh hơn anh cảnh sát bị vợ bỏ, thậm chí chỉ với những công việc như thế Jim cũng làm rơi mất khẩu súng công vụ khiến cả đồn phải đổ đi tìm mà vẫn mất tăm hơi. Nhưng bất kể những lời nói có vẻ sáo rỗng, bất kể bề ngoài và cư xử hơi ngớ ngẩn, Jim Kurring vẫn là một viên cảnh sát-có tình người. Anh đến với Claudia, anh ở lại bên Claudia vì anh cảm thấy những điều tốt đẹp trong cô, anh cảm thấy cô cần có anh bên cạnh. Jim thậm chí còn tha cho một tay "đột vòm" bị bắt quả tang vì theo anh, luật pháp quan trọng, nhưng trong cuộc sống, có những thứ cũng quan trọng không kém như tình người, sự tha thứ, và anh - một người cảnh sát tốt, phải có trách nhiệm quyết định thứ quan trọng nhất.

Tay "đột vòm" bị Kurring bắt quả tang là Donnie Smith (William H. Macy). Smith bị bắt quả tang không phải vì đột nhập cửa hiệu lấy tiền, mà vì đột nhập cửa hiệu để ... trả lại tiền mình đã ăn trộm trước đó. Dù sao đi nữa anh cũng từng là một ngôi sao sáng, từng là người được mọi người mến mộ, từng là một cậu bé chiến thắng ... "Quiz Kid". Chỉ có điều bố mẹ Smith đã lấy hết tiền của cậu bé và "Quiz Kid Donnie Smith" lớn lên chẳng qua chỉ là một anh bán đồ điện tử liên tục đi muộn để tới mức bị ông chủ sa thải. "Tình yêu trong đời" duy nhất của Smith là một chàng thanh niên kẹp răng phục vụ trong quán rượu. Để chứng minh "tình yêu" của mình, Smith, ở vào cái tuổi trung niên đầu hai thứ tóc, quyết định bỏ hết tài sản đi ... nẹp răng trong khi chính mình còn không chắc chắn được có phải mình "yêu" gã thanh niên kia không, và gã có "yêu" lại mình nếu mình kẹp răng hay không.

Một "Quiz Kid" khác, Stanley Spector (Jeremy Blackman) dường như cũng đang bước trên con đường diệt vong của "Quiz Kid" Donnie Smith. Cậu bị bố, Rick Spector (Michael Bowen), ép phải tham gia hết sức trong chương trình để kiếm tiền bất chấp mọi thứ. Vốn là một cậu bé đam mê kiến thức, Stanley bắt đầu lờ mờ nhận ra cái vòng kim cô của những con người hám tiền đang vây quanh cậu, không chỉ ông bố hám tiền, phụ huynh của bạn thi cùng hám tiền, mà ngay đến chính hai người bạn thi cùng cậu, những cô bé cậu bé dễ thương cùng tuổi, cũng chỉ nhăm nhăm muốn chiếm lấy giải thưởng, muốn nổi tiếng. Chẳng ai quan tâm đến nguyện vọng nhỏ nhoi và rất trẻ con của cậu bé, đó là ... được đi tiểu.

Magnolia là một "mớ" cuộc đời hỗn độn, nhiều đau khổ, không có niềm vui và tràn ngập sự tình cờ. Mặc dù đã xem phim này tới lần thứ 3, hay 4 gì đó nhưng tôi vẫn ... chưa thực sự hiểu hết nhiều chi tiết trong phim, thông điệp ẩn phía sau các câu thoại, những ánh mắt ám ảnh của Claudia, của Linda, của Frank, của Stanley, những chi tiết gắn với Kinh Thánh, cách dùng typo toàn chữ thường của phim. Nhưng có một điều khiến tôi chưa bao giờ thấy nhàm chán khi xem "Magnolia", đó là tình người. Các nhân vật của Magnolia không ai hoàn hảo, thậm chí họ còn có quá khứ tồi tệ và đáng quên, nhưng phía sau những khuôn mặt, lời nói xù xì, chai sạn vẫn tràn ngập tình người, họ có thể từng sai lầm, họ có thể vừa mới sai lầm, nhưng họ vẫn luôn sống để yêu thương những người xung quanh, những người thân yêu trong cuộc đời của họ. Đúng, "những điều bất ngờ xảy ra hàng ngày", nhưng những điều bất ngờ và tình cờ trong "Magnolia" đều xuất phát từ một thứ nhỏ bé mà lấp lánh, tình người.

The Kingdom (2007)


Vừa xem xong The Kingdom, cũng phim Mỹ của hãng Universal, hay phết. Nhìn cái poster cô đọng này chắc mọi người sẽ đoán ra được kha khá nội dung.

Nào ta thấy gì nào, xem hình ảnh trước nhé. À chắc lại là 1 rambo-team của FBI chiến nhau với các chú Ả-rập, mà Ả-rập của Mỹ = khủng bố, suy ra là ta sẽ được xem 1 phim FBI phá âm mưu khủng bố với phần thắng (đương nhiên) là thuộc về các anh hùng Mỹ của chúng ta rồi. Bối cảnh phim thì, à nhìn cái chóp nhọn nhọn vàng vàng đằng sau giống cái vòm đá Masjid Qubbat As-Sakhrah ở Jerusalem, vậy âm mưu khủng bố không phải ở New York như thường lệ mà được move về Trung Đông rồi, mới mẻ đây! Gì nữa, diễn viên có Jamie Foxx (Oscar nam chính), Chris Cooper (Oscar nam phụ) và Jennifer Garner (chưa được đề cử phát Oscar nào nhưng khéo lại quen mặt mọi người nhất vì đóng Bí danh - Alias), chứng tỏ phim này không phải típ anh hùng cứu mỹ nhân rồi, gì chứ em Garner gân guốc chỉ hợp các vai bắn giết kiểu Elektra chứ đóng các em gái e lệ nghe chừng hơi bị khó. Chấm hết, cái câu giới thiệu "An elite FBI team sent to find a killer in a hostile country - Trust no one" cũng chả làm rõ thêm điều gì, vì nó chả khác mấy tagline của các phim hành động kiểu rambo khác - "Các anh hùng Mỹ" sau bao khó khăn nguy hiểm cũng diệt hết "bọn khủng bố" gian ác tinh ranh nhưng luôn ngu như bò ở các giờ phút quyết định.

the-kingdom-mix.jpg picture by grenouille_vert
Enemy is ... all around

Ờ nhưng nội dung phim thì khá hơn những cái bốc phét được từ poster nhiều phết. Phim mở đầu bằng một vụ khủng bố ở Ả-rập Xê-út, ngay trong khu vực của người Mỹ, dân Mỹ chết vô số, có cả vài anh special agent của FBI. Sau một hồi đấu tranh với các bạn chính trị gia Ả-rập vốn luôn được mô tả là lắm tiền nhưng rõ ngu (phim này thấy chả khác gì, không hiểu ngu thì lắm tiền kiểu gì nhỉ?!), một team của FBI được cử đến Ả-rập để điều tra. Đoạn đầu của phim khá hay, mô tả việc các bạn Mỹ bị thù địch thế nào ở cái "hostile country", bị bó chân bó tay không thể điều tra được gì, người giúp đỡ các bạn Mỹ là anh đại tá Al-Ghazi còn khổ hơn khi vừa bị các bạn Mỹ chửi vì không tạo điều kiện để các bạn ý điều tra, vừa bị đồng nghiệp (và là đồng bào) chửi vì đi hỗ trợ cho các bạn Mỹ. À nói thêm là Universal (vốn giống các hãng phim Hollywood lớn khác, được thành lập bởi 1 người Do Thái là Carl Laemmle) không hiểu có định chơi đểu gì các bạn Ả-rập không mà lại chọn hẳn anh Ashraf Barhom vốn là một người ... Do Thái để vào vai 1 sĩ quan cấp tá của cảnh sát Ả-rập Xê-út, sợ các bạn ý thật! Đến đoạn sau của phim thì lại theo lối mòn của các phim anh hùng kiểu Mỹ, trong đó các bạn Mỹ bao giờ cũng nhanh nhẹn, giỏi giang, gái trai đều bắn súng giết người như thần, còn các bạn Ả-rập thì tuy súng ống đầy đủ nhưng để bị giết dễ như ăn kẹo. Phim này có khá hơn khi cho các bạn Ả-rập chế ra mấy quả bom khá là khủng, nhưng có giết được bạn Mỹ nào đâu?! Đến trường đoạn đấu súng trong khu phố thì "kinh điển" quá đi, như bắn CS luôn, 3 bạn Mỹ (và anh Al-Ghazi) mỗi người có một khẩu M16, lại ở địa thế cực trống trải (giữa phố, xung quanh là nhà cao tầng), thế mà các bạn "chơi" sạch phải đến nửa trung đội Ả-rập đủ cả AK47, B41 (RPG-7), lựu đạn, lại ẩn nấp toàn trên mái nhà, ban công, sạch sẽ không còn một mống! Thậm chí các bạn Mỹ còn không bị xây xước gì, thế mới khủng, Rambo cứ phải gọi là lạy bằng cụ. Cứ tưởng Live free or Die hard đã cải tiến phong cách làm phim hành động, ai ngờ mấy phim đi sau chẳng học tập được gì. Chưa đủ độ, The Kingdom còn thêm một đoạn cực sến, cực phét, đấy là cô Garner súng ống máu me đầy mình vào đưa 1 viên kẹo cho em bé Ả-rập, em ý nhận ngay và còn đưa lại cho cô này một viên bi - đầu mối lần ra các bạn terrorist nữa chứ - tình bạn được gây dựng dễ như các bạn ý giết người! Xem mà cứ tưởng tượng đến cảnh Bush tươi cười "We fight for your freedom" còn các bạn Iraq thì hàng ngày chết như rạ vì đánh bom. Ừ thì xem bắn nhau cũng sướng đi, nhưng mình không xem kiểu kiểu "A dog is a dog" được, xem phim là phải có liên tưởng, nhất là phim có mùi chính trị thì không thể không ngẫm nghĩ ý đồ đạo diễn được. Vì thế đến đoạn này khá là thất vọng vì mình tưởng phim sẽ đi sâu phân tích gốc rễ mối căm thù người Mỹ của dân Ả-rập, tại sao họ lại đánh bom để giết dân Mỹ như vậy, trong khi Mỹ mang lại cho họ tiền bạc, uy lực trong giới Hồi giáo. Chỉ có một đoạn khá hay là nói về anh đại sứ hay tùy viên gì đó của Mỹ nhảy vào xem xét hiện trường, rồi tuyên bố FBI team của anh Foxx là "heros", xong việc rồi, về thôi, làm anh Foxx ngạc nhiên tột độ vì anh bảo 4 cái thằng nằm kia chỉ là trẻ con thôi, nó có tội tình quái gì. Trông mặt anh đại sứ Mỹ lúc đấy xôi thịt kinh khủng, đúng kiểu sợ xác chết (tí nôn khi nhìn thấy hiện trường) nhưng vẫn coi mạng người như cỏ rác, chỉ cần đạt được mục đích, còn lại thằng nào chết, vì sao mà chết thì tao mặc kệ, cảm giác rất giống chính quyền Mỹ - cái gì có lợi thì tôi làm, tôi chiếm Iraq là vì dầu mỏ, còn dân anh chết nhiều hay chết ít thì can gì đến tôi!

kingdom1gv3-725575.jpg picture by grenouille_vert
4 khẩu M16 mà làm gọn nửa trung đội súng ống đầy đủ, thế mà không xây xước tí nào, khủng quá

Tuy vậy đoạn kết, đúng hơn là mấy phút cuối cùng của phim thì lại ổn của nó. Phim kết thúc bằng việc cả 2 phía (Mỹ và Ả-rập) đều bộc lộ suy nghĩ về đối phương qua một câu rất là đơn giản: "We'll kill them all!" và cảnh phim đóng lại bằng đôi mắt của em bé Ả-rập có ông vừa bị các bạn Mỹ làm thịt. Cảnh phim không hay lắm vì diễn viên cảm giác hơi gượng, nhưng mà câu thoại thì rất đắt, như kiểu người Mỹ mãi mãi nghi ngờ dân Ả-rập (dù không thể không mua dầu của họ) còn người Ả-rập mãi mãi căm thù dân Mỹ (dù không thể không bán dầu cho họ), kết khá là có ý nghĩa, nó đưa ra phần nào cái gọi là chủ nghĩa chống Mỹ - Anti-Americanism của dân Ả-rập, ngay kể cả khi anh Foxx có nói rất thật: "American is not perfect, but we will help you" thì người ta vẫn cứ nghi ngờ team của anh ý, người duy nhất tin tưởng hoàn toàn team của anh Foxx là anh Al-Ghazi thì chết thảm, thế chứ lại. Phim kết thúc kiểu này nên làm gì mà chẳng mất khách, bỏ ra hơn 70 triệu mà thu về có 83 triệu, quả này các anh Universal chắc phải quay về làm phim hành động kinh điển giết khủng bố tóe loe rồi. À phim này còn cái hay nữa là nhiều đoạn hành động được quay kiểu máy cầm tay, ai xem Bourne, nhất là phần 2 và phần 3 rồi thì sẽ biết kiểu quay "giật đùng đùng" này, xem hơi đau mắt, mà không đẹp lắm nhưng "có vẻ" thật hơn.

Clip_2-3.jpg picture by grenouille_vert
Chú nghe anh, phải bắn thế này này

Vì cái đoạn bắn nhau bốc phét ghê quá nên cho 7/10 thôi, thấp hơn IMDb 1 tẹo (7,3/10).